Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Trời sinh voi sinh cỏ, nhưng cỏ không mọc trước miệng voi. (God gives every bird a worm, but he does not throw it into the nest. )Ngạn ngữ Thụy Điển
Chỉ có một hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời này là yêu thương và được yêu thương. (There is only one happiness in this life, to love and be loved.)George Sand
Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Vô Thượng Sĩ »»
(等覺): tên gọi khác của đức Phật, còn gọi là Đẳng Chánh Giác (等正覺), một trong 10 đức hiệu của Phật. Đẳng (等) nghĩa là bình đẳng; giác (覺) tức là giác ngộ; sự giác ngộ của chư Phật là bình đẳng, nhất như, nên được gọi là Đẳng Giác. Như trong Đại Trí Độ Luận (大智度論, Taishō Vol. 25, No. 1509) quyển 10 có cho biết rằng: “Chư Phật đẳng cố, danh vi Đẳng Giác (諸佛等故、名爲等覺, các đức Phật bình đẳng nên có tên là Đẳng Giác).” Hay như trong Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Đề Xá Nguyện Sanh Kệ Bà Tẩu Bàn Đầu Bồ Tát Tạo Tinh Chú (無量壽經優婆提舍願生偈婆藪槃頭菩薩造幷註, tức Tịnh Độ Luận Chú [淨土論註], Vãng Sanh Luận Chú [往生論註], Taishō Vol. 40, No. 1819) quyển Thượng cũng giải thích rằng: “Dĩ chư pháp đẳng cố, chư Như Lai đẳng, thị cố chư Phật Như Lai danh vi Đẳng Giác (以諸法等故、諸如來等、是故諸佛如來名爲等覺, vì các pháp bình đẳng, nên các Như Lai bình đẳng, vì vậy các đức Phật Như Lai có tên gọi là Đẳng Giác).” Trong 52 vị của giai vị Đại Thừa, vị Bồ Tát ở giai vị thứ 51 được gọi là Đẳng Giác, là địa vị tối cao của Bồ Tát. Nghĩa là khi đầy đủ ba kỳ trăm kiếp tu hành, Bồ Tát của Biệt Giáo thì đoạn tận 11 phẩm vô minh, Bồ Tát của Viên Giáo thì đoạn tận 41 phẩm vô minh, sẽ chứng đắc Phật quả Diệu Giác; công đức trí tuệ của vị ấy ngang hàng với Diệu Giác; nên được có tên là Đẳng Giác, hay gọi là Nhất Sanh Bổ Xứ (一生補處, ý chỉ một kiếp kế tiếp sẽ thành Phật), Kim Cang Tâm (金剛心, tâm kiên cố như kim cương, có thể phá tan phiền não), Hữu Thượng Sĩ (有上士, đức Phật Diệu Giác thì được gọi là Vô Thượng Sĩ, bậc Đẳng Giác thì có tên như vậy), Vô Cấu Địa (無垢地, đạt đến cảnh giới không cấu nhiễm), v.v. Như trong Tứ Giáo Nghi (四敎儀, Taishō Vol. 46, No. 1929) quyển 10 có đoạn rằng: “Nhược vọng Pháp Vân danh chi vi Phật, vọng Diệu Giác danh Kim Cang Tâm Bồ Tát, diệc danh Vô Cấu Địa Bồ Tát (若望法雲名之爲佛、望妙覺名金剛心菩薩、亦名無垢地菩薩, nếu hướng về quả vị Pháp Vân Địa thì gọi đó là Phật, hướng về Diệu Giác thì gọi là Bồ Tát Kim Cang Tâm, cũng có tên là Bồ Tát Vô Cấu Địa).” Ma Ha Chỉ Quán (摩訶止觀, Taishō Vol. 46, No. 1911) quyển 1 khẳng định rằng: “Cứu cánh tức Bồ Đề giả, Đẳng Giác nhất chuyển nhập ư Diệu Giác (究竟卽菩提者、等覺一轉入於妙覺, cứu cánh tức Bồ Đề nghĩa là Đẳng Giác một lần chuyển nhập vào Diệu Giác).”
(十號): 10 danh hiệu của đức Phật Thích Ca cũng như các đức Phật khác, còn gọi là Như Lai Thập Hiệu (如來十號), Thập Chủng Thông Hiệu (十種通號), gồm:
(1) Như Lai (s, p: tathagāta, 如來), âm dịch là Đa Đà A Già Đà (多陀阿伽陀), nghĩa là cỡi đạo như thật mà đến và thành chánh giác.
(2) Ứng Cúng (s: arhat, p: arahant, 應供), âm dịch là A La Hán (阿羅漢), nghĩa là xứng đáng để thọ nhận sự cúng dường của trời, người.
(3) Chánh Biến Tri (s: samyaksaṃbuddha, p: sammāsambuddha, 正徧知), âm dịch là Tam Miệu Tam Phật Đà (三藐三佛陀), nghĩa là biết đúng đắn, cùng khắp tất cả các pháp.
(4) Minh Hạnh Túc (s: vidyā-caraṇa-saṃpanna, p: vijjācaraṇa-sampanna, 明行足), tức Tam Minh (三明) là Thiên Nhãn (天眼), Túc Mạng (宿命), Lậu Tận (漏盡) và hạnh nghiệp của thân miệng được viên mãn, đầy đủ.
(5) Thiện Thệ (s, p: sugata, 善逝), có nghĩa là lấy hết thảy các trí làm cổ xe lớn và hành Bát Chánh Đạo (s: āryāṣṭāṇga-mārga, āryāṣṭāṇgika-mārga, p: ariyāṭṭhaṅgika-magga, 八正道) để nhập Niết Bàn (s: nirvāṇa, p: nibbāna, 涅槃).
(6) Thế Gian Giải (s: lokavid, p: lokavidū, 世間解), nghĩa là biết rõ hai loại thế gian có chúng sanh và không phải chúng sanh; cho nên biết rõ sự diệt tận của thế gian và con đường thoát ra khỏi thế gian.
(7) Vô Thượng Sĩ (s, p: anuttara, 無上士), như trong các pháp, Niết Bàn là trên hết, trong tất cả chúng sanh, Phật là đấng tối thượng.
(8) Điều Ngự Trượng Phu (s: puruṣa-damya-sārathi, p: purisa-damma-sārathi, 調御丈夫), là đại bi và đại trí của Phật, có khi dùng lời nhu hòa, có khi dùng lời bi thiết hay tạp ngữ, v.v., lấy đủ các loại phương tiện để điều ngự người tu hành, giúp cho họ nhập Niết Bàn.
(9) Thiên Nhân Sư (s: śāstā devamanuṣyanaṁ, p: satthā devamanussānaṁ, 天人師), nghĩa là bậc thầy hướng dẫn chúng sanh việc gì nên làm, việc gì không nên làm, cái nào là thiện, là không thiện, khiến cho họ giải thoát khỏi phiền não.
(10) Phật Thế Tôn (s, p: buddha-bhagavat, 佛世尊), nghĩa là bậc tự giác tỉnh chính minh, giác tỉnh mọi người, biết và thấy hết thảy các pháp trên đời, có đầy đủ các đức; cho nên được mọi người tôn trọng, cung kính.
Như trong Đế Thích Sở Vấn Kinh (帝釋所問經, Taishō No. 15) có câu: “Ngã Phật Thế Tôn Thập Hiệu cụ túc, Như Lai, ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn (我佛世尊十號具足、如來、應供、正遍知、明行足、善逝、世間解、無上士、調御丈夫、天人師、佛世尊, đức Phật Thế Tôn chúng ta có đủ Mười Hiệu là Như Lai, ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập