Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Sự thành công thật đơn giản. Hãy thực hiện những điều đúng đắn theo phương cách đúng đắn và vào đúng thời điểm thích hợp. (Success is simple. Do what's right, the right way, at the right time.)Arnold H. Glasow
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Vô Quan Phổ Môn »»
(南禪寺, Nanzen-ji): ngôi chùa trung tâm của Phái Nam Thiền Tự (南禪寺派) thuộc Lâm Tế Tông Nhật Bản, tọa lạc tại Nanzenjifukuchi-chō, Sakyō-ku, Kyoto, tên núi là Thoại Long Sơn (瑞龍山), tên chính thức của chùa là Thái Bình Hưng Quốc Nam Thiền Thiền Tự (太平興國南禪禪寺). Đây là ngôi chùa do Quy Sơn Thiên Hoàng (龜山天皇, Kameyama Tennō, tại vị 1259-1274) cải đổi từ ngôi điện phía Đông Sơn mà thành. Sau đó nhà vua đã mời Vô Quan Phổ Môn (無關普門, Mukan Fumon, 1212-1291, tức Đại Minh Quốc Sư [大明國師]) đến làm tổ khai sơn chùa này và trải qua hơn 10 lần chỉnh bị ngôi già lam. Đây cũng được xem như là ngôi già lam đầu tiên tại Nhật mà cả Hoàng thất đều trở thành đàn việt của chùa. Ban đầu tên chùa là Nam Thiền Thiền Tự (南禪禪寺), nhưng sau được đổi thành Nam Thiền Tự và dùng cho đến ngày nay. Chùa này được xem như là ngôi già lam có phong cách cao nhất trong số các tự viện Thiền Tông thuộc Ngũ Tông. Chùa cũng đã trải qua mấy lần bị thiêu cháy và hoang phế, còn quần thể kiến trúc hiện tại là sự phục hưng vào thế kỷ thứ 17.
(圓爾辨圓, Enni Benen, 1202-1280): vị Tăng của Phái Dương Kì và Phái Phá Am thuộc Lâm Tế Tông, sống vào khoảng giữa thời đại Liêm Thương (鎌倉, Kamakura), Tổ khai sáng ra Đông Phước Tự (東福寺, Tōfuku-ji), vị Tổ của Phái Thánh Nhất (聖一派), người vùng Tuấn Hà (駿河, Suruga, thuộc Shizuoka-ken), trước kia có tên là Viên Nhĩ Phòng (圓爾房), sau là Viên Nhĩ (圓爾), còn Biện Viên (辨圓) là tên riêng, nhụ Thánh Nhất Quốc Sư (聖一國師). Lúc 5 tuổi ông nương theo Nghiêu Biện (堯辨) ở Cửu Năng Sơn (久能山) tu tập, đến 8 tuổi thì học Thiên Thai giáo học, và 15 tuổi thì tham dự diễn giảng về Thiên Thai Chỉ Quán (天台止觀). Nhân lúc giảng sư giảng đến đoạn "cố Tứ Đế ngoại biệt lập pháp tánh" (故四諦外別立法性, vì vậy ngoài Tứ Đế có lập riêng pháp tánh) thì bỗng nhiên bị ngưng trệ, ông bèn bước lên giảng tòa giải thích nghĩa lý đoạn văn đó. Đến năm 18 tuổi, ông xuống tóc xuất gia ở Viên Thành Tự (圓城寺) và đăng đàn thọ giới ở Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji). Về sau, ông đến Trường Lạc Tự (長樂寺, Chōraku-ji) ở Thượng Dã (上野, Ueno, thuộc Gunma-ken [群馬縣]), theo học với Vinh Triêu (榮朝) và thông cả Tam Tạng giáo điển. Vào năm đầu (1235) niên hiệu Gia Trinh (嘉禎), ông sang nhà Tống cầu pháp. Sau khi tham bái một số danh tăng như Si Tuyệt Đạo Xung (癡絕道沖), Tiếu Ông Diệu Kham (笑翁妙堪), Thạch Điền Pháp Huân (石田法薰), v.v., ông đến tham yết Vô Chuẩn Sư Phạm (無準師範) ở Kính Sơn (徑山) và được kế thừa y bát của vị này. Đến năm thứ 2 (1241) niên hiệu Nhân Trị (仁治), ông trở về nước và bắt đầu tuyên xướng Phật Tâm Tông ở hai chùa Sùng Phước Tự (崇福寺) và Thừa Thiên Tự (承天寺) ở vùng Trúc Tiền (筑前, Chikuzen, thuộc Fukuoka-ken [福岡縣]). Nhưng chẳng bao lâu sau, ông được Cửu Điều Đạo Gia (九條道家, Kujō Michiie) mời lên kinh đô thuyết giảng Thiền yếu, và vào năm đầu (1243) niên hiệu Khoan Nguyên (寬元) ông được Đạo Gia ban cho hiệu là Thánh Nhất Hòa Thượng (聖一和尚). Bên cạnh đó, ông còn quy y cho Tướng Quân Bắc Điều Thời Lại (北條時頼, Hōjō Tokiyori) ở Quy Cốc Sơn (龜谷山) vùng Tương Mô (相模, Sagami, thuộc Kanagawa-ken [神奈川縣]). Đến tháng 6 năm 1255, ông tiến hành lễ lạc thành và khai đường Đông Phước Tự (東福寺) do Đạo Gia kiến lập nên. Ông được Hậu Tha Nga Thiên Hoàng (後嵯峨天皇, Gosaga Tennō) mời vào cung thuyết giảng pháp yếu, và trùng tu các chùa như Thọ Phước Tự (壽福寺), Kiến Nhân Tự (建仁寺), v.v. Vào ngày 17 tháng 10 năm thứ 3 niên hiệu Hoằng An (弘安), ông thị tịch, hưởng thọ 97 tuổi. Ông được ban các thụy hiệu như Thánh Nhất Quốc Sư (聖一國師) vào năm thứ đầu (1311) niên hiệu Ứng Trường (應長), Đại Bảo Giám Quảng Chiếu Quốc Sư (大寳鑑廣照國師) vào năm thứ 9 (1780) niên hiệu An Vĩnh (安永), và Thần Quang Quốc Sư (神光國師) vào năm thứ 5 (1930) niên hiệu Chiêu Hòa (昭和). Môn hạ của ông có một số nhân vật xuất chúng như Đông Sơn Trạm Chiếu (東山湛照), Bạch Vân Huệ Hiểu (白雲慧曉), Vô Quan Phổ Môn (無關普門), Nam Sơn Sĩ Vân (南山士雲), v.v. Ông có để lại cho hậu thế các trước tác như Thánh Nhất Quốc Sư Ngữ Lục (聖一國師語錄) 1 quyển, Thánh Nhất Quốc Sư Pháp Ngữ (聖一國師法語) 1 quyển.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập