Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Vô Minh Huệ Tánh »»
(蘭溪道隆, Ranke Dōryū, 1213-1278): vị tăng của Phái Dương Kì và Phái Tùng Nguyên thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, vị tổ của Phái Đại Giác thuộc Lâm Tế Tông Nhật Bản, hiệu là Lan Khê (蘭溪), xuất thân người Phù Giang (涪江), Tây Thục (西蜀, Tỉnh Tứ Xuyên), họ là Nhiễm (冉). Năm 13 tuổi, ông đến xuất gia ở Đại Từ Tự (大慈寺) vùng Thành Đô (成都), sau đến tham học với Vô Chuẩn Sư Phạm (無準師範), Si Tuyệt Đạo Xung (癡絕道冲), Bắc Nhàn Cư Giản (北礀居簡), và cuối cùng kế thừa dòng pháp của Vô Minh Huệ Tánh (無明慧性). Vào năm thứ 4 (1246) niên hiệu Khoan Nguyên (寬元), ông cùng với nhóm đệ tử Nghĩa Ông Thiệu Nhân (義翁紹仁), Long Giang Ứng Tuyên (龍江應宣) đến Thái Tể Phủ ở vùng Cửu Châu (九州, Kyūshū) Nhật Bản, được Tướng Quân Bắc Điều Thời Tông (北條時宗, Hōjō Tokimune) quy y theo, và trú tại Thường Lạc Tự (常樂寺, Jōraku-ji). Vào năm thứ 5 (1253) niên hiệu Kiến Trường (建長), ông đến làm tổ khai sơn Kiến Trường Tự (建長寺, Kenchō-ji). Thể theo sắc mệnh, vào năm thứ 2 (1265) niên hiệu Văn Vĩnh (文永), ông chuyển đến trú trì Kiến Nhân Tự (建仁寺, Kennin-ji) ở kinh đô Kyoto, nhưng sau ba năm ông lại quay trở về Kiến Trường Tự, rồi làm tổ khai sơn của Thiền Hưng Tự (禪興寺, Zenkō-ji). Chính ông là người đã tạo nên cơ sở vững chắc cho Thiền Tông ở vùng Liêm Thương (鎌倉, Kamakura). Sau ông bị lưu đày đến vùng Giáp Phỉ (甲斐, Kai, thuộc Yamanashi-ken [山梨縣]), rồi được tha tội, và đến sống ở Thọ Phước Tự (壽福寺). Vào năm đầu (1278) niên hiệu Hoằng An (弘安), ông trở về Kiến Trường Tự, và vào ngày 24 tháng 7 cùng năm đó, ông thị tịch, hưởng thọ 66 tuổi. Quy Sơn Thượng Hoàng (龜山上皇, Kameyama Jōkō) ban tặng ông thụy hiệu là Đại Giác Thiền Sư (大覺禪師), hiệu là Nhật Bản Thiền Sư (日本禪師); đây cũng được xem như là tước hiệu Thiền Sư đầu tiên của Nhật Bản. Ông có để lại Đại Giác Thiền Sư Ngữ Lục (大覺禪師 語錄) 3 quyển.
(松源派, Shōgen-ba): tên một phái kết hợp dòng Thiền của Phái Dương Kì (楊岐派) thuộc Tông Lâm Tế Trung Quốc, trực thuộc pháp hệ của Hổ Kheo Thiệu Long (虎丘紹隆). Tùng Nguyên Sùng Nhạc (松源崇岳), người kế thừa dòng pháp của Mật Am Hàm Kiệt (密庵咸傑), là vị Tổ khai sáng phái này. Môn hạ của Sùng Nhạc có hai vị Tăng kiệt xuất là Vô Minh Huệ Tánh (無明慧性), Vận Am Phổ Nham (運庵普巖); thêm vào đó, còn có Diệt Ông Văn Lễ (滅翁文禮), Tuyết Đậu Trọng Khiêm (雪竇仲謙), Yểm Am Thiện Khai (掩庵善開), v.v. Hơn nữa, sau này môn hạ của Huệ Tánh lại có Lan Khê Đạo Long (蘭溪道隆), rồi môn hạ của Phổ Nham có Hư Đường Trí Ngu (虛堂智愚) xuất hiện. Hư Đường là người dẩn đầu để tạo ra những nhân vật quan trọng của Lâm Tế Tông Nhật Bản như Nam Phố Thiệu Minh (南浦紹明), Tông Phong Diệu Siêu (宗峰妙超), Quan Sơn Huệ Huyền (關山慧玄), v.v. Và những Thiền Tăng nổi tiếng như Đại Hưu Chánh Niệm (大休正念), Vô Tượng Tĩnh Chiếu (無象靜照), Tây Giản Tử Đàm (西礀子曇), Nguyệt Lâm Đạo Kiểu (月林道皎), Thạch Thất Thiện Cửu (石室善玖), Trúc Tiên Phạn Tiên (竺仙梵僊), Minh Cực Sở Tuấn (明極楚俊), Ngu Trung Châu Cập (愚中周及), v.v., đều xuất thân từ phái này cả.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập