Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Vĩnh Bình Thanh Quy »»
(道元, Dōgen, 1200-1253): vị tăng sống vào đầu thời kỳ Liêm Thương (鎌倉, Kamakura), tổ sư khai sáng ra Tào Động Tông Nhật Bản, húy là Hy Huyền (希玄), xuất thân vùng Kyoto (京都), họ là Nguyên (源), con của vị Nội Đại Thần Cửu Ngã Thông Thân (內大臣久我通親), mẹ là con gái của Cửu Điều Cơ Phòng (九條基房). Năm lên 3 tuổi, ông mất cha, rồi đến 8 tuổi thì mất mẹ. Năm lên 13 tuổi, ông theo xuất gia với Lương Quán (良觀) trên Tỷ Duệ Sơn (比叡山, Hieizan), ở tại Bát Nhã Cốc Thiên Quang Phòng (般若谷千光房) thuộc Thủ Lăng Nghiêm Viện (首楞嚴院) vùng Hoành Xuyên (横川, Yokogawa), đến năm sau ông thọ giới với vị Tọa Chủ Công Viên (公圓). Sau đó, ông đến tham học với Trường Lại Công Dận (長吏公胤) ở Viên Thành Tự (圓城寺), và thể theo lời dạy của vị này, ông đến Kiến Nhân Tự (建仁寺, Kennin-ji), theo hầu môn hạ của Vinh Tây (榮西, Eisai) là Minh Toàn (明全, Myōzen). Vào năm thứ 2 (1223) niên hiệu Trinh Ứng (貞應), ông cùng với Minh Toàn sang nhà Tống cầu pháp, dừng chân ở Thiên Đồng Sơn Cảnh Đức Tự (天童山景德寺), rồi lại đi tham bái các chùa khác như Dục Vương Sơn Quảng Lợi Tự (育王山廣利寺), nhưng cuối cùng rồi cũng quay về Thiên Đồng Sơn. Chính nơi đây ông gặp được Trưởng Ông Như Tịnh (長翁如淨) và được vị này ấn khả cho. Vào năm đầu (1227) niên hiệu An Trinh (安貞), ông trở về nước. Sau khi trở về, ông tạm thời lưu trú tại Kiến Nhân Tự một thời gian, rồi đến năm đầu (1229) niên hiệu Khoan Hỷ (寬喜), ông đến trú tại An Dưỡng Viện (安養院) ở vùng Thâm Thảo (深草, Fukakusa) ở kinh đô Kyoto. Vào năm đầu (1233) niên hiệu Thiên Phước (天福), thể theo lời thỉnh cầu của Đằng Nguyên Giáo Gia (藤原敎家) và vị ni Chánh Giác (正覺), ông khai sáng Quan Âm Đạo Lợi Viện Hưng Thánh Bảo Lâm Tự (觀音道利院興聖寳林寺) ở vùng Sơn Thành (山城, Yamashiro) và sống tại đây hơn 10 năm. Đến năm đầu (1243) niên hiệu Khoan Nguyên (寬元), đáp ứng lời thỉnh cầu của Ba Đa Dã Nghĩa Trọng (波多野義重), ông lên Chí Tỉ Trang (志比莊) ở vùng Việt Tiền (越前, Echizen, thuộc Fukui-ken [福井縣]), dừng chân ở tại thảo am Cát Phong Cổ Tự (吉峰古寺). Năm sau ông phát triển nơi đây thành Đại Phật Tự (大佛寺, Daibutsu-ji) và bắt đầu khai đường thuyết pháp giáo hóa, và hai năm sau nữa ông đổi tên chùa thành Vĩnh Bình Tự (永平寺, Eihei-ji). Hậu Tha Nga Pháp Hoàng (後嵯峨法皇) có ban tặng Tử Y cho ông, nhưng ông cố từ không nhận. Vào mùa hè năm thứ 4 niên hiệu Kiến Trường (建長), ông nhuốm bệnh, rồi đến tháng 7 năm sau ông giao hết mọi chuyện lại cho đệ tử Cô Vân Hoài Trang (孤雲懷奘), và vào ngày 28 tháng 8 năm này (1253), ông thị tịch trên kinh đô, hưởng thọ 54 tuổi. Trước tác của ông có bộ Chánh Pháp Nhãn Tạng (正法眼藏) 95 quyển, Phổ Khuyến Tọa Thiền Nghi (普勸坐禪儀) 1 quyển, Học Đạo Dụng Tâm Tập (學道用心集) 1 quyển, Vĩnh Bình Thanh Quy (永平清規) 2 quyển, Vĩnh Bình Quảng Lục (永平廣錄) 10 quyển, Tản Tùng Đạo Vịnh (傘松道詠), v.v. Vào năm thứ 7 (1854) niên hiệu Gia Vĩnh (嘉永), ông được Hiếu Minh Thiên Hoàng (孝明天皇) ban cho thụy hiệu là Phật Tánh Truyền Đông Quốc Sư (佛性傳東國師), rồi đến năm thứ 11 niên hiệu Minh Trị (明治), ông lại được ban cho thụy hiệu là Thừa Dương Đại Sư (承陽大師). Trong Tào Động Tông Nhật Bản, ông được gọi là Cao Tổ.
(玄透卽中, Gentō Sokuchū, 1729-1807): vị tăng của Tào Động Tông Nhật Bản, sống vào khoảng giữa và cuối thời kỳ Giang Hộ, vị Tổ đời thứ 50 của Vĩnh Bình Tự (永平寺, Eihei-ji), húy là Tức Trung (卽中), đạo hiệu Huyền Thấu (玄透), thụy hiệu là Động Tông Hoành Chấn Thiền Sư (洞宗宏振禪師); xuất thân vùng Danh Cổ Ốc (名古屋, Nagoya), Vĩ Trương (尾張, Owari, thuộc Aichi-ken [愛知縣]); họ Kim Tỉnh (今井, Imai). Sau khi xuất gia, ông kế thừa dòng pháp của Quan Khánh (官慶) ở Thanh Lương Tự (清涼寺) vùng Cận Giang (近江, Ōmi). Ông từng sống qua các chùa như Thiện Ứng Tự (善應寺) ở Mỹ Nùng (美濃, Mino), Long Ẩn Tự (龍隱寺) ở Võ Tàng (武藏, Musashi, thuộc Saitama-ken [埼玉縣]); rồi đến năm 1795 thì làm Trú Trì đời thứ 50 của Vĩnh Bình Tự. Ông là người tận lực làm giảng hòa cuộc đối lập giữa Vĩnh Bình Tự với Tổng Trì Tự (總持寺, Sōji-ji), cho đối chiếu Vĩnh Bình Thanh Quy (永平清規) với Hoàng Bá Thanh Quy (黃檗清規) và tiến hành phục hưng nếp phong xưa. Chính ông đã từng tập trung tái hưng già lam và trở thành vị Tổ thời Trung Hưng của chùa. Pháp từ của ông có Đại Khí Thạch Đỉnh (大器石鼎), Huệ Môn Thiền Trí (慧門禪智). Trước tác của ông có Vĩnh Bình Tiểu Thanh Quy (永平小清規) 3 quyển, Tổ Quy Phục Cổ Tạp Cảo (祖規復古雜稿) 1 quyển, Không Hoa Am Lục (空華庵錄) 1 quyển, Huyền Thấu Thiền Sư Ngữ Lục (玄透禪師語錄) 8 quyển, v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập