Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Võ Điền Tín Huyền »»
(戒名, Kaimyō): trong Phật Giáo, người xuất gia thọ trì giới luật, thệ nguyện suốt đời không phạm đến các giới điều ấy, và dấu ấn chứng tỏ đã được truyền trao giới pháp chính là Giới Danh. Đối với hàng tu sĩ xuất gia từ Sa Di (s: śrāmaṇera, p: sāmaṇera, 沙彌), Sa Di Ni (s: śrāmaṇerikā, p: sāmaṇerā, sāmaṇerī, 沙彌尼) cho đến Tỳ Kheo (s: bhikṣu, p: bhikkhu, 比丘), Tỳ Kheo Ni (s: bhikṣuṇī, p: bhikkhunī, 比丘尼); và đối với hàng cư sĩ tại gia thì Giới Danh cũng giống nhau mà thôi. Tại Nhật Bản, có truyền thống sau khi qua đời, người chết được ban cho Giới Danh như Thích …, … Viện, … Cư Sĩ (Đại Tỷ), v.v., cùng với tục danh; như Tướng Quân Đức Xuyên Gia Khang (德川家康, Tokugawa Ieyasu) có Giới Danh là Đông Chiếu Đại Quyền Hiện An Quốc Viện Điện Đức Liên Xã Sùng Dự Đạo Hòa Đại Cư Sĩ (東照大權現安國院殿德蓮社崇譽道和大居士) hay An Quốc Viện Điện Đức Liên Xã Sùng Dự Đạo Hòa Đại Cư Sĩ (安國院殿德蓮社崇譽道和大居士); Võ Tướng Võ Điền Tín Huyền (武田信玄, Takeda Shingen) có Giới Danh là Pháp Tánh Viện Cơ Sơn Tín Huyền (法性院機山信玄). Trường hợp tu sĩ xuất gia, Giới Danh được gọi là Pháp Danh (法名, Hōmyō). Pháp Danh của Tăng Ni có thêm vào hiệu Phòng như Pháp Nhiên Phòng Nguyên Không (法然房源空), Phật Pháp Phòng Đạo Nguyên (佛法房道元), Thiện Tín Phòng Thân Loan (善信房親鸞), v.v. Cho nên, hiệu Phòng ấy trở thành thông xưng, và cũng có trường hợp như vậy mà được thăng cách thành hiệu Thượng Nhân (上人, Shōnin), như Pháp Nhiên Thượng Nhân (法然上人, Hōnen Shōnin), v.v. Đối với Phật Giáo Nhật Bản, Giới Danh thường được ban cho cư sĩ tại gia khi qua đời, và từ đó có tập quán khắc Giới Danh này vào bia mộ cũng như Bài Vị (牌位).
(天海, Tenkai, 1536-1643): vị tăng của Thiên Thai Tông Nhật Bản, sống vào khoảng thời đại An Thổ Đào Sơn (安土桃山) và đầu thời Giang Hộ, vị tổ thời Trung Hưng của Thiên Thai Tông, húy là Tùy Phong (隨風), Thiên Hải (天海), hiệu Nam Quang Phường (南光坊) và Trí Lạc Viện (智樂院), thụy hiệu là Từ Nhãn Đại Sư (慈眼大師), xuất thân vùng Fukushima-ken (福島縣). Ông xuất gia lúc 11 tuổi, đến năm 14 tuổi thì lên Tỷ Duệ Sơn (比叡山, Hieizan), theo học Thiên Thai với Thật Toàn (實全), Câu Xá với Tôn Thật (尊實), rồi Tam Luận và Pháp Tướng với Thật Không (實空). Sau khi Chức Điền Tín Trưởng (織田信長, Oda Nobunaga) đốt cháy toàn bộ Tỷ Duệ Sơn, ông dẫn đồ chúng đến nương náu nơi Võ Điền Tín Huyền (武田信玄, Takeda Harunobu) ở vùng Giáp Phỉ (甲斐, Kai). Từ đó về sau, ông từng đến trú ở Bất Động Viện (不動院), rồi Hỷ Đa Viện (喜多院) vùng Võ Tàng (武藏, Musashi, thuộc Saitama-ken [埼玉縣]). Đến năm 1607, ông trở về sống tại Nam Quang Phường trên Tỷ Duệ Sơn, rồi nỗ lực tập trung cho việc phục hưng Sơn Môn. Năm 1616, ông được cử làm Đại Tăng Chánh, rồi cùng năm đó, ông lấy nghi Nhất Thật Thần Đạo để làm lễ an táng cho Gia Khang (家康, Ieyasu). Vào năm 1624, ông kiến lập Khoan Vĩnh Tự (寬永寺) ở Đông Duệ Sơn (東叡山) và làm tổ khai sơn của chùa này. Ông được sự tín nhiệm của 3 đời Tướng Quân Gia Khang, Tú Trung và Gia Quang; nên thường tham gia bàn chính sự trong Mạc Phủ, và lần đầu tiên đã thống chế các phái của Thiên Thai Tông Nhật Bản. Trước tác của ông để lại có Nhất Thật Thần Đạo Bí Quyết (一實神道秘決) 1 quyển, Dị Bộ Kiến Văn Thuật Ký Định Thư (異部見聞述記掟書) 1 quyển, v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập