Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Vinh Triêu »»
(心地覺心, Shinchi Kakushin): tức Vô Bổn Giác Tâm (無本覺心, Muhon Kakushin, 1207-1298), vị Tổ của Phái Pháp Đăng (法燈派) thuộc Lâm Tế Tông Nhật Bản; húy là Giác Tâm (覺心), đạo hiệu Vô Bổn (無本), hiệu là Tâm Địa Phòng (心地房); thụy hiệu Pháp Đăng Thiền Sư (法燈禪師), Pháp Đăng Viên Minh Quốc Sư (法燈圓明國師); xuất thân vùng Tín Nùng (信濃, Shinano, thuộc Nagano-ken [長野縣]), họ là Hằng (恆, có thuyết cho là Thường Trừng [常澄]). Vào năm thứ 3 (1221) niên hiệu Thừa Cửu (承久), ông vào Thần Cung Viện ở quê mình mà học kinh sử, rồi đến năm 29 tuổi thì đến Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji) đăng đàn thọ Cụ Túc Giới. Tiếp đến, ông theo hầu Giác Phật (覺佛) ở Truyền Pháp Viện (傳法院) trên Cao Dã Sơn (高野山, Kōyasan) mà tu học về Mật Giáo, rồi kế đến ông đến tham bái Thối Canh Hành Dũng (退耕行勇) ở Kim Cang Tam Muội Viện (金剛三昧院). Sau đó, ông lại đến bái yết Đạo Nguyên (道元) ở Cực Lạc Tự (極樂寺, Gokuraku-ji) thuộc vùng Thâm Thảo (深草, Fukakusa) và thọ Bồ Tát Giới với vị này. Tiếp theo ông còn đến tham vấn nhiều nơi như Vinh Triêu (榮朝) ở Trường Lạc Tự (長樂寺, Chōraku-ji) vùng Thượng Dã (上野, Ueno, thuộc Gunma-ken [群馬縣]), Sanh Liên (生蓮) ở Tâm Hành Tự (心行寺) vùng Giáp Phỉ (甲斐, Kai, thuộc Yamanashi-ken [山梨縣]), Tạng Tẩu Lãng Dự (藏叟朗譽) ở Thọ Phước Tự (壽福寺, Jufuku-ji), và Thiên Hựu Tư Thuận (天祐思順) ở Thắng Lâm Tự (勝林寺, Shōrin-ji). Đến năm thứ 3 (1249) niên hiệu Bảo Trị (寶治), ông khởi chí muốn sang nhà Tống cầu pháp, rồi lênh đênh trải qua hai tháng trường mới đến được vùng Cửu Châu. Đến năm thứ 10 (1250) niên hiệu Thuần Hựu (淳祐), ông đến được Dục Vương Sơn (育王山), rồi tham yết Vô Môn Huệ Khai (無門慧開) và đắc pháp của vị này. Sau đó, ông trở về nước, lên Cao Dã Sơn, nương theo Long Thiền (隆禪) ở Thiền Định Viện (禪定院) làm Thủ Tòa ở đây, nhưng sau ông lại từ giã nơi ấy mà đến ở tại Thứu Phong Sơn (鷲峰山) thuộc vùng Kỷ Y (紀伊, Kii, thuộc Wakayama-ken [和歌山懸]). Vào năm thứ 4 (1264) niên hiệu Hoằng Trường (弘長), Nguyện Chủ Nguyện Tánh (願主願性) của Tây Phương Tự (西方寺, Saihō-ji, sau là Hưng Quốc Tự [興國寺]) nhường chùa này lại cho Giác Tâm. Năm thứ 4 (1281) niên hiệu Hoằng An (弘安), Quy Sơn Thiên Hoàng (龜山天皇, Kameyama Tennō) cho mời ông đến ở tại Thắng Lâm Tự (勝林寺, Shōrin-ji) trong Kinh Đô để thường xuyên vấn pháp, rồi Hậu Vũ Đa Thiên Hoàng (後宇多天皇, Gouda Tennō) cũng biến ly cung của mình thành Thiền lâm, rồi thỉnh ông làm sơ Tổ nơi ấy, nhưng ông đã cố từ mà không nhận. Vào ngày 13 tháng 10 năm thứ 6 niên hiệu Vĩnh Nhân (永仁), ông thị tịch tại Tây Phương Tự, hưởng thọ 92 tuổi. Quy Sơn Thiên Hoàng ban thụy hiệu cho ông là Pháp Đăng Thiền Sư; sau đó Hậu Đề Hồ Thiên Hoàng (後醍醐天皇, Godaigo Tennō) còn ban tặng thêm cho ông thụy hiệu khác là Pháp Đăng Viên Minh Quốc Sư. Tương truyền tâm ông mến mộ vùng Phổ Hóa (普化), Trấn Châu (鎭州), thường hay thổi sáo hát ca, nên được kính ngưỡng như là vị Tổ của Tông Phổ Hóa (普化宗).
(藏叟朗譽, Zōsō Rōyo, 1194-1277): vị Tăng của Phái Hoàng Long thuộc Lâm Tế Tông Nhật Bản, húy là Lãng Dự (朗譽), đạo hiệu Tạng Tẩu (藏叟). Ông theo học pháp với Vinh Triêu (榮朝, Eichō) ở Trường Lạc Tự (長樂寺, Chōraku-ji), rồi sau đó kế thừa dòng pháp của vị này. Khi Vinh Triêu qua đời, ông đến làm trú trì Trường Lạc Tự ở vùng Thượng Dã (上野, Ueno, thuộc Gunma-ken [群馬縣]). Sau đó ông đến trú tại Thọ Phước Tự (壽福寺, Jufuku-ji) ở vùng Liêm Thương, và cao xướng Thiền phong của mình; nhưng đến cuối đời thì ông lại trở về sống ở Trường Lạc Tự. Vào ngày mồng 4 tháng 6 năm thứ 3 niên hiệu Kiến Trị (建治), ông viên tịch.
(神子榮尊, Shinshi Esion, 1195-1272): vị tăng của Lâm Tế Tông Nhật Bản, hiệu là Thần Tử (神子), có thuyết cho rằng ông có húy là Khẩu Quang (口光), tự là Vinh Tôn (榮尊), họ là Bình (平). Ông xuất thân ở vùng Trúc Hậu (筑後, Chikugo, thuộc Fukuoka-ken [福岡縣]), con của Bình Liêm Lại (平廉賴). Năm lên 7 tuổi, ông theo hầu đệ tử của Vinh Tây là Nguyên Lâm (元淋, tức Nghiêm Lâm [嚴林]), rồi xuống tóc xuất gia và học giáo quán của Mật Giáo, sau đó ông đến hầu hạ người đệ tử nối dòng của Vinh Tây là Vinh Triêu (榮朝, Eichō) ở Trường Lạc Tự (長樂寺, Chōraku-ji) thuộc vùng Thượng Dã (上野, Ueno, thuộc Gunma-ken [群馬顯]). Vào năm đầu (1225) niên hiệu Gia Trinh (嘉禎), ông cùng với Thánh Nhất Quốc Sư Viên Nhĩ (聖一國師圓爾) lên thuyền sang nhà Tống cầu pháp, đến tham vấn chư lão túc ở khắp nơi, rồi làm môn hạ của Vô Chuẩn Sư Phạm (無準師範) ở Kính Sơn (徑山) mà tham cứu Thiền chỉ, và ba năm sau thì ông trở về nước. Vào năm đầu (1240) niên hiệu Nhân Trị, ông sáng lập ra Vạn Thọ Tự (萬壽寺, Manju-ji) và hoằng dương Thiền phong của mình. Chính tự bản thân ông đã từng đi du hóa khắp các nơi, rồi khai sáng ra các chùa như Triêu Nhật Tự (朝日寺), Báo Ân Tự (報恩寺), Diệu Lạc Tự (妙樂寺), v.v. Đến cuối đời thì ông lên Kinh Đô Kyoto và quy y cho Nhị Điều Tướng Quốc (二條相國). Đến ngày 28 tháng 12 năm thứ 9 niên hiệu Văn Vĩnh (文永) thì ông viên tịch, hưởng thọ 78 tuổi.
(長樂寺, Chōraku-ji): ngôi tự viện của Thiên Thai Tông, là nơi phát xuất của dòng họ Đức Xuyên (德川, Tokugawa); hiện tọa lạc tại Serada-chō (世良田町), Ōta-shi (太田市), Gunma-ken (群馬縣); hiệu núi là (世良田山). Tượng thờ chính của chùa là Thích Ca Như Lai. Vào năm thứ 3 (1221) niên hiệu Thừa Cửu (承久), thể theo sắc nguyện của Hậu Điểu Vũ Thượng Hoàng (後鳥羽上皇), con của Tân Điền Nghĩa Trọng (新田義重, Nitta Yoshishige) là Đức Xuyên Nghĩa Quý (德川義季, Tokugawa Yoshisue, hay Thế Lương Điền Nghĩa Quý [世良田義季, Serada Yoshisue]) kiến lập chùa này tại vùng đất Thế Lương Điền (世良田, Serada), rồi cung thỉnh Vinh Triêu (榮朝, Eichō), cao đệ của Vinh Tây (榮西, Eisai) đến làm Tổ khai sơn chùa. Ban đầu, đây là đạo tràng kiêm tu cả Thiền Lâm Tế và Mật Giáo; là ngôi chùa rất hưng thịnh của dòng họ Thế Lương Điền. Dưới thời đại Liêm Thương, trong phạm vi 250 mét vuông, ở bốn phương có một số ngôi tháp miếu như Đại Quang Am (大光庵) của Vinh Triêu, Chánh Truyền Am (正傳庵), Phổ Quang Am (普光庵), Vạn Tượng Am (萬象庵), v.v. Trong khoảng thời gian niên hiệu Chánh Hòa (正和, 1312-1317), chùa bị hỏa tai nên cháy rụi hoàn toàn; nhưng nhờ sự trợ duyên của Đại Cốc Đạo Hải (大谷道海) cũng như hai người con gái, chùa được kiến lập lại như cũ. Đến năm thứ 17 (1612) niên hiệu Khánh Trường (慶長), chùa được đổi thành cơ sở của Thiên Thai Tông. Về sau, thể theo lời phát nguyện của Thiên Hải (天海, Tenkai), vị tăng của Thiên Thai Tông, dưới thời tướng quân Đức Xuyên Gia Quang (德川家光, Tokugawa Iemitsu), Đông Chiếu Cung (東照宮, Tōshōgū) được dời về phía Tây Nam trong khuôn viên chùa, tại vị trí của Phổ Quang Am.
(圓爾辨圓, Enni Benen, 1202-1280): vị Tăng của Phái Dương Kì và Phái Phá Am thuộc Lâm Tế Tông, sống vào khoảng giữa thời đại Liêm Thương (鎌倉, Kamakura), Tổ khai sáng ra Đông Phước Tự (東福寺, Tōfuku-ji), vị Tổ của Phái Thánh Nhất (聖一派), người vùng Tuấn Hà (駿河, Suruga, thuộc Shizuoka-ken), trước kia có tên là Viên Nhĩ Phòng (圓爾房), sau là Viên Nhĩ (圓爾), còn Biện Viên (辨圓) là tên riêng, nhụ Thánh Nhất Quốc Sư (聖一國師). Lúc 5 tuổi ông nương theo Nghiêu Biện (堯辨) ở Cửu Năng Sơn (久能山) tu tập, đến 8 tuổi thì học Thiên Thai giáo học, và 15 tuổi thì tham dự diễn giảng về Thiên Thai Chỉ Quán (天台止觀). Nhân lúc giảng sư giảng đến đoạn "cố Tứ Đế ngoại biệt lập pháp tánh" (故四諦外別立法性, vì vậy ngoài Tứ Đế có lập riêng pháp tánh) thì bỗng nhiên bị ngưng trệ, ông bèn bước lên giảng tòa giải thích nghĩa lý đoạn văn đó. Đến năm 18 tuổi, ông xuống tóc xuất gia ở Viên Thành Tự (圓城寺) và đăng đàn thọ giới ở Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji). Về sau, ông đến Trường Lạc Tự (長樂寺, Chōraku-ji) ở Thượng Dã (上野, Ueno, thuộc Gunma-ken [群馬縣]), theo học với Vinh Triêu (榮朝) và thông cả Tam Tạng giáo điển. Vào năm đầu (1235) niên hiệu Gia Trinh (嘉禎), ông sang nhà Tống cầu pháp. Sau khi tham bái một số danh tăng như Si Tuyệt Đạo Xung (癡絕道沖), Tiếu Ông Diệu Kham (笑翁妙堪), Thạch Điền Pháp Huân (石田法薰), v.v., ông đến tham yết Vô Chuẩn Sư Phạm (無準師範) ở Kính Sơn (徑山) và được kế thừa y bát của vị này. Đến năm thứ 2 (1241) niên hiệu Nhân Trị (仁治), ông trở về nước và bắt đầu tuyên xướng Phật Tâm Tông ở hai chùa Sùng Phước Tự (崇福寺) và Thừa Thiên Tự (承天寺) ở vùng Trúc Tiền (筑前, Chikuzen, thuộc Fukuoka-ken [福岡縣]). Nhưng chẳng bao lâu sau, ông được Cửu Điều Đạo Gia (九條道家, Kujō Michiie) mời lên kinh đô thuyết giảng Thiền yếu, và vào năm đầu (1243) niên hiệu Khoan Nguyên (寬元) ông được Đạo Gia ban cho hiệu là Thánh Nhất Hòa Thượng (聖一和尚). Bên cạnh đó, ông còn quy y cho Tướng Quân Bắc Điều Thời Lại (北條時頼, Hōjō Tokiyori) ở Quy Cốc Sơn (龜谷山) vùng Tương Mô (相模, Sagami, thuộc Kanagawa-ken [神奈川縣]). Đến tháng 6 năm 1255, ông tiến hành lễ lạc thành và khai đường Đông Phước Tự (東福寺) do Đạo Gia kiến lập nên. Ông được Hậu Tha Nga Thiên Hoàng (後嵯峨天皇, Gosaga Tennō) mời vào cung thuyết giảng pháp yếu, và trùng tu các chùa như Thọ Phước Tự (壽福寺), Kiến Nhân Tự (建仁寺), v.v. Vào ngày 17 tháng 10 năm thứ 3 niên hiệu Hoằng An (弘安), ông thị tịch, hưởng thọ 97 tuổi. Ông được ban các thụy hiệu như Thánh Nhất Quốc Sư (聖一國師) vào năm thứ đầu (1311) niên hiệu Ứng Trường (應長), Đại Bảo Giám Quảng Chiếu Quốc Sư (大寳鑑廣照國師) vào năm thứ 9 (1780) niên hiệu An Vĩnh (安永), và Thần Quang Quốc Sư (神光國師) vào năm thứ 5 (1930) niên hiệu Chiêu Hòa (昭和). Môn hạ của ông có một số nhân vật xuất chúng như Đông Sơn Trạm Chiếu (東山湛照), Bạch Vân Huệ Hiểu (白雲慧曉), Vô Quan Phổ Môn (無關普門), Nam Sơn Sĩ Vân (南山士雲), v.v. Ông có để lại cho hậu thế các trước tác như Thánh Nhất Quốc Sư Ngữ Lục (聖一國師語錄) 1 quyển, Thánh Nhất Quốc Sư Pháp Ngữ (聖一國師法語) 1 quyển.
(無關普門, Mukan Fumon, 1212-1291): vị tăng của Phái Thánh Nhất (聖一派) thuộc Tông Lâm Tế Nhật Bản, tự là Vô Quan (無關), hiệu là Phổ Môn (普門), người vùng Bảo Khoa (保科), Tín Nùng (信濃, Shinano, thuộc Nagano-ken [長野縣]). Lúc lên 7 tuổi, ông theo hầu Tịch Viên (寂圓) ở Chánh Viên Tự (正圓寺) vùng Việt Hậu (越後, Echigo, thuộc Niigata-ken [新潟縣]), đến năm 13 tuổi thì xuống tóc xuất gia, sau một thời gian lâu ông trở về Tín Nùng, sống ở Diêm Điền (塩田). Năm lên 19 tuổi, ông đến tham yết Thích Viên Phòng Vinh Triêu (釋圓房榮朝) ở Trường Lạc Tự (長樂寺, Chōraku-ji) thuộc vùng Thượng Dã (上野, Ueno, thuộc Gunma-ken [群馬縣]), thọ Bồ Tát giới và học về Hiển Mật Viên Thông. Bên cạnh đó, ông còn đến tham vấn Viên Nhĩ (圓爾, Enni) ở Đông Phước Tự (東福寺, Tōfuku-ji) và kế thừa dòng pháp của vị này. Vào năm thứ 3 niên hiệu Kiến Trường (建長), ông sang nhà Tống, đến tham yết Kinh Tẩu Như Ngọc (荆叟如珏) ở Linh Ẩn Tự (靈隱寺) và Đoạn Kiều Diệu Luân (斷橋妙倫) ở Tịnh Từ Tự (淨慈寺) và được đại ngộ. Đến năm 1261 (năm đầu niên hiệu Hoằng Trường [弘長]), khi Diệu Luân viên tịch thì ông được trao truyền y ca sa như là ấn tín chứng ngộ truyền pháp. Sau một thời gian lưu lãng tuần bái khắp vùng Triết Giang khoảng 12 năm, ông trở về nước, hầu hạ bên gối Viên Nhĩ. Sau đó ông đã từng sống qua các chùa ở vùng Việt Hậu như An Lạc Tự (安樂寺, Anraku-ji), Chánh Viên Tự (正圓寺, Shōen-ji), rồi đến Quang Vân Tự (光雲寺, Kōun-ji) ở vùng Nhiếp Tân (攝津, Settsu, thuộc Hyōgo-ken [兵庫縣]). Nhân sự việc yêu quái quấy nhiễu ở Ly Cung Long Sơn của Quy Sơn Thượng Hoàng (龜山上皇, Kameyama Jōkō, 1259-1274) trong một khoảng thời gian dài, nên vào mùa xuân năm 1291 (năm thứ 4 niên hiệu Chánh Ứng [正應]),ông vào cung tọa Thiền nhập định và xua đuổi được yêu quái, từ đó Thượng Hoàng cho xây Thiền đường trong cung và thỉnh ông đến trú trì với tư cách là vị tổ khai sáng đầu tiên. Đây chính là ngôi Thái Bình Hưng Quốc Nam Thiền Tự (太平興國南禪寺, Taiheikōkokunanzen-ji). Cũng chính vào tháng 12 năm này, ông thị tịch, hưởng thọ 80 tuổi đời và 62 hạ lạp. Ông được ban cho hiệu là Phật Tâm Thiền Sư (佛心禪師), Đại Minh Quốc Sư (大明國師). Pháp đồ của ông có Đạo Sơn Huyền Thịnh (道山玄晟), Ngọc Sơn Huyền Đề (玉山玄提), Kim Quang Trúc Ông (金光竹翁), Nham Đậu Minh Đầu (巖竇明投), v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập