Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Hãy đạt đến thành công bằng vào việc phụng sự người khác, không phải dựa vào phí tổn mà người khác phải trả. (Earn your success based on service to others, not at the expense of others.)H. Jackson Brown, Jr.
Sự toàn thiện không thể đạt đến, nhưng nếu hướng theo sự toàn thiện, ta sẽ có được sự tuyệt vời. (Perfection is not attainable, but if we chase perfection we can catch excellence.)Vince Lombardi
Sự thành công thật đơn giản. Hãy thực hiện những điều đúng đắn theo phương cách đúng đắn và vào đúng thời điểm thích hợp. (Success is simple. Do what's right, the right way, at the right time.)Arnold H. Glasow
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Vĩnh Bình Quảng Lục »»
(道元, Dōgen, 1200-1253): vị tăng sống vào đầu thời kỳ Liêm Thương (鎌倉, Kamakura), tổ sư khai sáng ra Tào Động Tông Nhật Bản, húy là Hy Huyền (希玄), xuất thân vùng Kyoto (京都), họ là Nguyên (源), con của vị Nội Đại Thần Cửu Ngã Thông Thân (內大臣久我通親), mẹ là con gái của Cửu Điều Cơ Phòng (九條基房). Năm lên 3 tuổi, ông mất cha, rồi đến 8 tuổi thì mất mẹ. Năm lên 13 tuổi, ông theo xuất gia với Lương Quán (良觀) trên Tỷ Duệ Sơn (比叡山, Hieizan), ở tại Bát Nhã Cốc Thiên Quang Phòng (般若谷千光房) thuộc Thủ Lăng Nghiêm Viện (首楞嚴院) vùng Hoành Xuyên (横川, Yokogawa), đến năm sau ông thọ giới với vị Tọa Chủ Công Viên (公圓). Sau đó, ông đến tham học với Trường Lại Công Dận (長吏公胤) ở Viên Thành Tự (圓城寺), và thể theo lời dạy của vị này, ông đến Kiến Nhân Tự (建仁寺, Kennin-ji), theo hầu môn hạ của Vinh Tây (榮西, Eisai) là Minh Toàn (明全, Myōzen). Vào năm thứ 2 (1223) niên hiệu Trinh Ứng (貞應), ông cùng với Minh Toàn sang nhà Tống cầu pháp, dừng chân ở Thiên Đồng Sơn Cảnh Đức Tự (天童山景德寺), rồi lại đi tham bái các chùa khác như Dục Vương Sơn Quảng Lợi Tự (育王山廣利寺), nhưng cuối cùng rồi cũng quay về Thiên Đồng Sơn. Chính nơi đây ông gặp được Trưởng Ông Như Tịnh (長翁如淨) và được vị này ấn khả cho. Vào năm đầu (1227) niên hiệu An Trinh (安貞), ông trở về nước. Sau khi trở về, ông tạm thời lưu trú tại Kiến Nhân Tự một thời gian, rồi đến năm đầu (1229) niên hiệu Khoan Hỷ (寬喜), ông đến trú tại An Dưỡng Viện (安養院) ở vùng Thâm Thảo (深草, Fukakusa) ở kinh đô Kyoto. Vào năm đầu (1233) niên hiệu Thiên Phước (天福), thể theo lời thỉnh cầu của Đằng Nguyên Giáo Gia (藤原敎家) và vị ni Chánh Giác (正覺), ông khai sáng Quan Âm Đạo Lợi Viện Hưng Thánh Bảo Lâm Tự (觀音道利院興聖寳林寺) ở vùng Sơn Thành (山城, Yamashiro) và sống tại đây hơn 10 năm. Đến năm đầu (1243) niên hiệu Khoan Nguyên (寬元), đáp ứng lời thỉnh cầu của Ba Đa Dã Nghĩa Trọng (波多野義重), ông lên Chí Tỉ Trang (志比莊) ở vùng Việt Tiền (越前, Echizen, thuộc Fukui-ken [福井縣]), dừng chân ở tại thảo am Cát Phong Cổ Tự (吉峰古寺). Năm sau ông phát triển nơi đây thành Đại Phật Tự (大佛寺, Daibutsu-ji) và bắt đầu khai đường thuyết pháp giáo hóa, và hai năm sau nữa ông đổi tên chùa thành Vĩnh Bình Tự (永平寺, Eihei-ji). Hậu Tha Nga Pháp Hoàng (後嵯峨法皇) có ban tặng Tử Y cho ông, nhưng ông cố từ không nhận. Vào mùa hè năm thứ 4 niên hiệu Kiến Trường (建長), ông nhuốm bệnh, rồi đến tháng 7 năm sau ông giao hết mọi chuyện lại cho đệ tử Cô Vân Hoài Trang (孤雲懷奘), và vào ngày 28 tháng 8 năm này (1253), ông thị tịch trên kinh đô, hưởng thọ 54 tuổi. Trước tác của ông có bộ Chánh Pháp Nhãn Tạng (正法眼藏) 95 quyển, Phổ Khuyến Tọa Thiền Nghi (普勸坐禪儀) 1 quyển, Học Đạo Dụng Tâm Tập (學道用心集) 1 quyển, Vĩnh Bình Thanh Quy (永平清規) 2 quyển, Vĩnh Bình Quảng Lục (永平廣錄) 10 quyển, Tản Tùng Đạo Vịnh (傘松道詠), v.v. Vào năm thứ 7 (1854) niên hiệu Gia Vĩnh (嘉永), ông được Hiếu Minh Thiên Hoàng (孝明天皇) ban cho thụy hiệu là Phật Tánh Truyền Đông Quốc Sư (佛性傳東國師), rồi đến năm thứ 11 niên hiệu Minh Trị (明治), ông lại được ban cho thụy hiệu là Thừa Dương Đại Sư (承陽大師). Trong Tào Động Tông Nhật Bản, ông được gọi là Cao Tổ.
(紅塵): nguyên nghĩa là bụi đất nhìn như thể màu hồng dưới ánh mặt trời, từ đó nó có nghĩa là cuộc sống thế tục, hay chuyện đời phiền toái. Trong bộ Vĩnh Bình Quảng Lục 10 (永平廣錄, Eiheikōroku) của Thiền Sư Đạo Nguyên (道元, Dōgen, 1200-1253), vị tổ khai sáng ra Tào Động Tông (曹洞宗, Sōtō-shū) Nhật Bản, có mấy câu thơ rằng: “Tây lai tổ đạo ngã truyền Đông, câu nguyệt canh vân mộ cổ phong, thế tục hồng trần phi bất đáo, thâm sơn tuyết dạ thảo am trung (西來祖道我傳東、鉤月耕雲慕古風、世俗紅塵飛不到、深山雪夜艸庵中, Tổ đạo Tây lai ta truyền Đông, câu nguyệt cày mây nhớ cổ phong, bụi trần thế tục nào vướng lụy, thâm sơn đêm tuyết thảo am nằm).”
(s: sarva, p: sabba, 一切) [thuật]: âm dịch là tát bà (薩婆), hết thảy, tất cả, toàn thể sự vật. Nó có 2 ý nghĩa, khi nói về toàn thể sự vật thì ám chỉ hết thảy toàn phần, còn khi đề cập đến toàn bộ phạm vi có giới hạn thì ám chỉ hết thảy phần nhỏ. Pháp Uyển Quỳnh Lâm (法苑珠林) 28 có đoạn rằng: “Nhất dĩ phổ cập vi ngôn, thiết dĩ tận tế vi ngữ (一以普及爲言、切以盡際爲語, một lấy sự rộng khắp làm tiếng, thiết lấy sự tận cùng làm lời)”. Vĩnh Bình Quảng Lục (永平廣錄) 2 có đoạn rằng: “Bách thiên chư Phật tổng tại phất tử đầu thượng, thị hiện trượng lục tử ma kim sắc chi thân, thừa kỳ quốc du lịch thập phương, thuyết nhất thiết pháp, độ nhất thiết chúng, khởi bất thị không hoa loạn trụy (百千諸佛總在拂子頭上、示現丈六紫磨金色之身、乘其國土遊歷十方、說一切法、度一切眾生、豈不是空華亂墜, trăm ngàn các đức Phật ở trên đầu cây phất trần, thị hiện thân tướng sắc vàng tía cao sáu trượng, từ nước này đi dạo khắp mười phương, thuyết tất cả các pháp, độ tất cả chúng sanh, đó chẳng phải là không hoa rơi xuống cùng khắp sao ?)”.
(永平寺, Eihei-ji): ngôi chùa trung tâm của Tào Động Tông Nhật Bản, tọa lạc tại Eiheiji-chō (永平寺町), Yoshida-gun (吉田郡), Fukui-ken (福井 縣), tên núi là Cát Tường Sơn (吉祥山). Người khai cơ chùa là Ba Đa Dã Nghĩa Trọng (波多野義重). Sau thể theo lời thỉnh cầu của Nghĩa Trọng, vào năm 1243 (niên hiệu Khoan Nguyên [寬元] nguyên niên), từ Hưng Thánh Tự (興聖寺, Kōshō-ji) ở vùng Thiển Thảo (淺草, Asakusa), Đạo Nguyên (道元, Dōgen) chuyển lên địa phương Việt Tiền (越前, Echizen), năm sau khai sáng Đại Phật Tự (大佛寺, Daibutsu-ji), và đến năm 1246 (năm thứ 4 niên hiệu Khoan Nguyên) thì đổi tên chùa thành Vĩnh Bình Tự. Trừ ra thời kỳ hành hóa ở vùng Liêm Thương (鎌倉, Kamakura), Đạo Nguyên đã trải qua giai đoạn cuối đời, chuyên tâm giáo hóa đồ chúng và soạn thuật bộ Chánh Pháp Nhãn Tạng (正法眼藏, Shōbōgenzō) tại chùa này. Xuất xứ tên gọi Vĩnh Bình (永平) được giải thích trong Vĩnh Bình Quảng Lục (永平廣錄) 2 với câu “thiên thượng thiên hạ đương xứ vĩnh bình (天上天下當處永平, trên trời dưới đất ngay nơi đây mãi bình an)”, là tên niên hiệu Vĩnh Bình (永平, 58-75 sau công nguyên) của nhà Hậu Hán, lúc Phật Giáo được công truyền vào Trung Quốc. Vào năm 1253 (năm thứ 5 niên hiệu Kiến Trường [建長]), sau khi Đạo Nguyên qua đời, Hoài Trang (懷弉, Ejō) trở thành vị tổ thứ 2 của chùa; nhưng vì bị bệnh nặng nên vào năm 1267 (năm thứ 4 niên hiệu Văn Vĩnh [文永]), ông nhường lại cho Triệt Thông Nghĩa Giới (徹通義介, Tettō Gikai) và vị này làm tổ thứ 3. Về sau, phái của Nghĩa Giới tập trung phát triển giáo đoàn đã tạo sự tranh chấp với phái của Nghĩa Diễn (義演, Gien) vốn chủ trương cố thủ truyền thống Chỉ Quản Đả Tọa (只管打坐, Shikantaza) của Đạo Nguyên. Trãi qua 3 lần luận tranh của hai phái tân cựu này, cuối cùng phái của Nghĩa Giới phải rời khỏi sơn môn Vĩnh Bình Tự, chuyển đến Đại Thừa Tự (大乘寺, Daijō-ji) vùng Gia Hạ (加賀, Kaga); môn nhân của Nghĩa Giới là Oánh Sơn Thiệu Cẩn (瑩山紹瑾, Keizan Jōkin) sáng lập ra Tổng Trì Tự (總持寺, Sōji-ji) ở vùng Năng Đăng (能登, Noto). Tại Vĩnh Bình Tự, Nghĩa Diễn, Tịch Viên (寂圓, Jakuen), Nghĩa Vân (義雲, Giun) liên tiếp nhau thay thế làm trú trì. Pháp hệ của Tịch Viên kéo dài lãnh đạo chùa cho đến vị trú trì đời thứ 20 là Môn Hạc (門鶴, Mongaku). Sau đó, các đời trú trì không phải thuộc môn hạ của Tịch Viên. Đến thời kỳ Giang Hộ (江戸, Edo) thì chùa trở thành ngôi Đại Bản Sơn trung tâm của tông phái. Bảo vật của chùa có bản Phổ Khuyến Tọa Thiền Nghi (普勸坐禪儀), thủ bút của Đạo Nguyên.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập