Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Viên Giác Tông Diễn »»
(臨濟錄, Rinzairoku): bộ Ngữ Lục của Lâm Tế Nghĩa Huyền (臨濟義玄) nhà Đường, được xem như là do đệ tử ông là Huệ Nhiên Tam Thánh (慧然三聖) biên tập, nhưng bản hiện hành thì do Viên Giác Tông Diễn (圓覺宗演) nhà Tống tái biên và trùng san vào năm thứ 2 (1120) niên hiệu Tuyên Hòa (宣和). Lâm Tế Lục này được lưu hành rộng rãi ở Trung Quốc và Nhật Bản, thỉnh thoảng được khai bản và tôn trọng như là "vua của các Ngữ Lục". Với đầu quyển có lời tựa của Mã Phòng (馬防), toàn thể bộ này gồm có 4 phần chính: Thượng Đường Ngữ (上堂語), Thị Chúng (示眾), Kham Biện (勘辨), Hành Lục (行錄). Ngoài ra, bài Chơn Định Thập Phương Lâm Tế Huệ Chiếu Huyền Công Đại Tông Sư Đạo Hạnh Bi (眞定十方臨濟慧照玄公大宗師道行碑) và Lâm Tế Chánh Tông Bi Minh (臨濟正宗碑銘) cũng được thâu lục vào đây. Trong phần Thượng Đường Ngữ tập trung những lời giáo huấn cho chúng đệ tử và những câu vấn đáp lấy lời giáo huấn ấy làm khế cơ. Phần Thị Chúng là Ngữ Lục giảng nghĩa, với ngôn từ rất khẩn thiết nhắn nhủ chúng đệ tử. Phần Kham Biện là phần ký lục ghi lại những lời vấn đáp qua lại giữa các Thiền tăng có nêu tên như Triệu Châu (趙州), Ma Cốc (麻谷), v.v. Và phần Hành Lục là phần ghi lại nhân duyên vì sao ông đã đạt ngộ với Hoàng Bá, quá trình tu hành với vị này như thế nào, quá trình đi hành cước các nơi, cho đến khi qua đời. Dưới thời nhà Đường có nhiều Ngữ Lục xuất hiện, mỗi Ngữ Lục đều phản ánh cá tánh của Thiền giả và cho ta thấy được sự rộ nở của trăm hoa. Thế nhưng qua những ngữ cú tản mạn khắp nơi trong bộ Ngữ Lục này như "bậc chân nhân không giai vị", "đạo nhân không nương tựa", "vô sự là quý nhân", "nếu tùy nơi làm chủ thì nơi nào cũng là chơn cả", "gặp Phật giết Phật, gặp Tổ giết Tổ", "ba thừa mười hai phần giáo thảy đều giấy cũ để chùi đồ bất tịnh", v.v., ta có cảm giác như có mặt thật sự ngay lúc ấy với biểu hiện rất giản dị của Lâm Tế, và có thể nói đó là đỉnh điểm của tư tưởng Thiền. Qua ký lục của Tổ Đường Tập (祖堂集) 19 cũng như Tống Cao Tăng Truyện (宋高僧傳) 12, ta có thể biết được rằng Ngữ Lục của Lâm Tế đã tồn tại từ rất xưa. Theo nghiên cứu gần đây cho thấy rằng lời của Lâm Tế được thâu lục vào trong Thiên Thánh Quảng Đăng Lục (天聖廣燈錄) 10-11. Sau lần trùng san của Tông Diễn, bản này cũng thỉnh thoảng được san hành, bản Tục Cổ Tôn Túc Ngữ Yếu (續古尊宿語要) 1 là san bản hiện tồn xưa nhất. Tại Nhật Bản cũng tồn tại rất nhiều bản như Bản Ngũ Sơn của năm thứ 2 (1320) niên hiệu Nguyên Ứng (元應), năm thứ 9 (1437) niên hiệu Vĩnh Hưởng (永享), năm thứ 3 (1491) niên hiệu Diên Đức (延德); Bản Cổ Hoạt Tự (古活字本) vào năm thứ 9 (1623) niên hiệu Nguyên Hòa (元和); bản năm thứ 2 (1625), 4 (1627), 9 (1632), 10 (1633), 14 (1637) niên hiệu Khoan Vĩnh (寬永), v.v.
(雲門匡眞禪師廣錄, Unmonkyōshinzenjikōroku): 3 quyển, do Vân Môn Văn Yển (雲門文偃) nhà Đường soạn, Thủ Kiên (守堅) biên, san hành vào năm thứ 9 (1076) niên hiệu Hy Ninh (熙寧) nhà Tống. Quyển thượng thâu lục 320 tắc đối cơ, những bài ca 12 thời, các kệ tụng; quyển trung gồm 185 tắc ngữ yếu trong thất, 290 tắc lời dạy thùy thị; và quyển hạ có 165 tắc khám biện, 31 tắc du phương tham học, các di biểu, di giới, hành lục, thỉnh sớ. Viên Giác Tông Diễn (圓覺宗演) ở Cổ Sơn (鼓山), Phúc Châu (福州) hiệu đính bộ này, Tô Giải (蘇澥) ghi lời tựa và cho san hành. Tại Nhật Bản cũng được lưu truyền rộng rãi với các bản như Bản Ngũ Sơn, bản năm thứ 18 (1613) niên hiệu Khánh Trường (慶長), bản năm thứ 17 (1640) niên hiệu Khoan Vĩnh (寬永), v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.136 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập