Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Lâm Tế Nghĩa Huyền »»

Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Lâm Tế Nghĩa Huyền








KẾT QUẢ TRA TỪ


Lâm Tế Nghĩa Huyền:

(臨濟義玄, Rinzai Gigen, ?-866): vị tổ của Lâm Tế Tông Trung Quốc, người Nam Hoa (南華) thuộc Tào Châu (曹州, tỉnh Sơn Đông ngày nay), họ là Hình (郉). Lúc còn nhỏ ông rất thông minh, và nỗi tiếng là có hiếu với cha mẹ. Ông vốn có chí xuất trần nên xuống tóc xuất gia, thọ cụ túc giới, thường có mặt trong các buổi thuyết giảng và chuyên nghiên cứu sâu về kinh luật luận. Sau đó, ông đến tham vấn Hy Vận (希運) ở Hoàng Bá Sơn (黃檗山), rồi lưu lại đây được 3 năm và rất nỗi tiếng với hạnh nghiệp thuần thục. Nhưng theo lời dạy của vị Thủ Tòa, ông đến hỏi Hy Vận về đại ý của Phật pháp và bị đánh ba lần. Về sau, ông lại đến tham yết Đại Ngu (大愚) ở Cao An Nạn Đầu (高安灘頭), rồi thấu triệt Thiền phong của Hy Vận, và cuối cùng được kế thừa dòng pháp của Thầy mình. Người ta cho rằng ông thường tự xưng là Đại Ngu. Ông lại đi lên phương Bắc, đến Trấn Châu (鎭州, tỉnh Hà Bắc ngày nay), rồi dựng lên một ngôi chùa nhỏ ở bên sông Hô Đà (滹沱), lấy tên là Lâm Tế Viện (臨濟院). Theo bài ký trong tháp của ông có ghi rằng ông đã từng rời khỏi chùa này để tránh nạn binh hỏa, nhờ có vị quan Thái Úy Mặc Quân Hòa (默君和) quy y theo nên ông đã dựng ở trong dinh cơ của vị này một ngôi Lâm Tế Viện, nhưng mà sự thật thì cần phải xác nhận lại. Ông cũng đã từng đến thuyết pháp cho vị Phủ chúa Phủ Hà Dương là Vương Thường Thị (王常侍), rồi lưu trú tại Đông Đường của Hưng Hóa Tự (興化寺), bàn đạo với Tam Thánh Huệ Nhiên (三聖慧然), và đến ngày 10 tháng 4 năm thứ 7 niên hiệu Hàm Thông (咸通, theo bài ký ở trong tháp thì ghi là ngày 10 tháng giêng năm sau) ông thị tịch, tuổi thọ và hạ lạp đều không rõ. Ông đuợc ban thụy hiệu là Huệ Chiếu Thiền Sư (慧照禪師), tháp có tên gọi là Trừng Linh (澄靈). Dòng pháp từ của ông ngoài Huệ Nhiên (慧然) ra còn có Hưng Hóa Tồn Tương (興化存獎), Ngụy Phủ Đại Giác (魏府大覺), Quán Khê Chí Nhàn (灌溪志閑), v.v. Lại nữa, còn có một số nhân vật kiệt xuất như Triệu Châu Tùng Thẩm (趙州從諗), Hạnh Sơn Giám Hồng (杏山鑑洪), Long Nha Cư Độn (龍牙居遁), Lạc Phố Nguyên An (洛浦元安), Ma Cốc Nhị Thế (麻谷二世), v.v.




Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Các bài tiểu luận về Phật giáo của Trần Trọng Kim


Ai vào địa ngục


Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma


Vào thiền

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...