Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Lâm La Sơn »»
(藤原惺窩, Fujiwara Seika, 1561-1619): Nho gia sống vào khoảng đầu thời Giang Hộ; tên là Túc (, Shuku); tự Liễm Phu (, Rempu); biệt hiệu là Sài Lập Tử (柴立子), Bắc Nhục Sơn Nhân (北肉山人), Quảng Bàn Oa (廣胖窩); thân phụ là Lãnh Tuyền Vi Thuần (冷泉爲純, Reizei Tamezumi); sinh ra tại Quận Tam Mộc (三木郡, Miki-gun), tiểu quốc Bá Ma (播磨, Harima, nay thuộc Hyōgo-ken [兵庫縣]), trong một gia đình danh vọng của dòng họ Lãnh Tuyền (冷泉, Reizei). Sau khi phụ thân và anh bị tử trận trong chiến loạn, ông lên kinh đô, xuất gia ở Tướng Quốc Tự (相國寺, Sōkoku-ji), học về Nho và Phật. Vào năm 1590 (Thiên Chánh [天正] 18), sau cuộc hội đàm với sứ thần nước Triều Tiên, ông có khuynh hướng nghiêng về phía Nho học hơn. Đến năm 1596 (Khánh Trường [慶長] nguyên niên), ông quyết chí sang nhà Minh cầu học, nhưng không thành. Sau đó, trong khoảng thời gian 1598-1600, ông giao lưu với Khương Hãng (姜沆), Nho gia của Triều Tiên đang bị giam lỏng tại Nhật Bản với tư cách là tù binh và có ảnh hưởng rất lớn tư tưởng của vị này. Trong khoảng thời gian này, ông được sự bảo trợ của Xích Tùng Quảng Thông (赤松廣通, Akamatsu Hiromichi), Thành chủ của Long Dã Thành (龍野城, Tsuno-jō) ở Bá Ma; nhưng do vì Quảng Thông bị chết trong chiến trận Sekigahara (關ヶ原), ông lui về ẩn cư ở Lạc Bắc (洛北), kinh đô Kyoto. Lấy Chu Tử Học làm chủ yếu, ông dung hòa Dương Minh Học và Phật Giáo, chủ trương “giống nhau trong cái khác biệt”. Ông đưa ra học thuyết luân lý mang tính lý luận gọi là “tu thân trị thế”; và trở thành Tổ của Nho học thời Cận Đại. Đệ tử của ông có Khuất Hạnh Am (堀杏庵), Lâm La Sơn (林羅山), Na Ba Hoạt Sở (那波活所), Tùng Vĩnh Xích Ngũ (松永尺五), v.v.
(林鵞峰, Hayashi Gahō, 1618-1680): Nho gia sống vào khoảng đầu thời Giang Hộ; tên là Hựu Tam Lang (又三郎), Xuân Thắng (春勝), Thứ (恕); tự Tử Hòa (子和), Chi Đạo (之道); hiệu là Xuân Trai (春齋), Nga Phong (鵞峰), Hướng Dương Hiên (向陽軒), v.v.; thân phụ là Lâm La Sơn (林羅山). Ông theo hầu hạ Na Ba Hoạt Sở (那波活所), và sau đó cùng với phụ thân phục vụ cho chính quyền Mạc Phủ Giang Hộ. Vào năm 1657 (Minh Lịch [明曆] 3), ông kế thừa dòng họ Lâm và tham gia chính trị của Mạc Phủ. Đến năm 1663 (Khoan Văn [寬文] 3), ông giảng nghĩa Ngũ Kinh cho Đức Xuyên Gia Cương (德川家綱, Tokugawa Ietsuna), Tướng Quân đời thứ 4, được tặng cho danh hiệu Hoằng Văn Viện Học Sĩ (弘文院學士) và giao cho việc cơ mật ngoại giao của chính quyền Mạc Phủ cũng như quan hệ tố tụng. Là người rất tinh thông Nhật Bản Sử, ông cùng với phụ thân chủ đạo sự nghiệp biên tập các tác phẩm như Nhật Bản Vương Đại Nhất Lãm (日本王代一覽), Bản Triều Thông Giám (本朝通鑑), Khoan Vĩnh Chư Gia Hệ Đồ Truyện (寛永諸家系圖傳), v.v., và đã tạo ảnh hưởng to lớn cho Lịch Sử Học thời Cận Đại. Tổ chức trường học Tư Thục do Nga Phong chỉnh đốn thành hệ thống đã tạo thành cơ sở cho trung tâm học vấn Xương Bình Phản (昌平坂).
(山鹿素行, Yamaga Sokō, 1622-1685): Nho gia và là nhà binh pháp học, Tổ của Phái Cổ Học; sống vào khoảng đầu thời Giang Hộ; xuất thân vùng Hội Tân (會津, Aizu); tên là Cao Hựu (高祐), Nghĩa Củ (義矩); tự Tử Kính (子敬); thông xưng là Thậm Ngũ Hữu Vệ Môn (甚五右衛門); hiệu là Nhân Sơn (因山), Tố Hành (素行). Ông theo học Nho học với Lâm La Sơn (林羅山) và học về binh pháp học với Tiểu Phan Cảnh Hiến (小幡景憲, Obata Kagenori), Bắc Điều Thị Trường (北條氏長, Hōjō Ujinaga). Vì ông cho san hành bản Thánh Giáo Yếu Lục (聖敎要錄) với chủ trương phê phán Chu Tử Học và thay đổi theo tư tưởng của chư vị Thánh hiền cổ đại, vào năm 1666 (Khoan Văn [寛文] 6) thì bị lưu đày đến vùng Xích Tuệ (赤穗, Akō), Bá Ma (播磨, Harima). Đến năm 1675 (Diên Bảo [延寶] 3), ông được xá tội và trở về Giang Hộ. Ông là người thông hiểu về cổ điển cũng như Thần Đạo của Nhật Bản, đã lưu lại một số tác phẩm như Trung Triều Sự Thật (中朝事實) 2 quyển, Võ Gia Sự Kỷ (武家事紀) 58 quyển, v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập