Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Thành công là tìm được sự hài lòng trong việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được. (Success is finding satisfaction in giving a little more than you take.)Christopher Reeve
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Kinh Khê Trạm Nhiên »»
(道邃, Dōsui, ?-?): vị tăng và là tổ thứ 7 (có thuyết cho là tổ thứ 8) của Thiên Thai Tông Trung Quốc, sống dưới thời nhà Đường, xuất thân Trường An (長安), họ Vương (王). Lúc trẻ ông đã làm quan, đến chức Giám Sát Ngự Sử (監察御史); sau xuất gia, đến năm 24 tuổi thì thọ Cụ Túc giới và chuyên tâm học giới luật. Trong khoảng niên hiệu Đại Lịch (大曆, 766-779), ông theo làm môn hạ của Kinh Khê Trạm Nhiên (荆溪湛然). Đến năm thứ 12 (796) niên hiệu Trinh Nguyên (貞元), ông lên Thiên Thai Sơn, sống tại đó trong vòng 10 năm, chuyên giảng Kinh Pháp Hoa, Chỉ Quán, v.v.; sau đó ông kế thừa chức Thiên Thai Tọa Chủ. Vào năm đầu (805) niên hiệu Vĩnh Trinh (永貞), ông truyền thọ giáo nghĩa Thiên Thai cũng như Đại Thừa Bồ Tát Giới cho vị tăng Nhật Bản là Tối Trừng (最澄, Saichō). Sau ông thị tịch tại Quốc Thanh Tự (國清寺), không rõ tuổi thọ bao nhiêu, và được ban thụy hiệu là Hưng Đạo Tôn Giả (興道尊者). Người đời vẫn thường gọi ông là Chỉ Quán Hòa Thượng (止觀和尚). Môn nhân của ông có những nhân vật xuất chúng như Thủ Tố (守素), Quảng Tu (廣修), Càn Thục (乾淑), v.v. Trước tác của ông có Đại Bát Niết Bàn Kinh Sớ Tư Ký (大般涅槃經疏私記) 10 quyển, Duy Ma Kinh Sớ Tư Ký (維摩經疏私記) 3 quyển, Ma Ha Chỉ Quán Ký Trung Dị Nghĩa (摩訶止觀記中異義) 1 quyển.
(法子): chỉ cho người xuất gia quy nhập chánh pháp của Phật, hay tùy thuận Phật đạo, được pháp nuôi dưỡng thành. Pháp do đức Phật thuyết rất vi diệu, nên các pháp được xem như là người mẹ; nếu người nào an trú vào trong chánh tín này, tức sẽ được tăng trưởng vững chắc, không mất đi niềm tin. Như trong Bạch Y Kim Tràng Nhị Bà La Môn Duyên Khởi Kinh (白衣金幢二婆羅門緣起經, Taishō Vol. 1, No. 10) quyển Thượng có giải thích rằng: “Nhược Sa Môn, nhược Bà La Môn, nhược Thiên Ma Phạm, Tam Giới nhất thiết, tất thị ngã tử, giai đồng nhất pháp, nhi vô sai biệt, chánh pháp khẩu sanh, đồng nhất pháp chủng, tùng pháp sở hóa, thị chơn pháp tử (若沙門、若婆羅門、若天魔梵、三界一切、悉是我子、皆同一法、而無差別、正法口生、同一法種、從法所化、是眞法子, nếu là Sa Môn, nếu là Bà La Môn, nếu là Thiên Ma Phạm, Ba Cõi hết thảy, tất là con ta, đều cùng một pháp, mà không sai khác, chánh pháp từ miệng sanh, cùng một hạt giống pháp, từ pháp biến hóa thành, là đúng người con pháp).” Thêm vào đó, trong A Di Đà Kinh Sớ (阿彌陀經疏, Taishō Vol. 37, No. 1757), Khuy Cơ (窺基, 632-682), sơ Tổ của Pháp Tướng Tông Trung Quốc, cho rằng Phật là vua của các pháp, cho nên Phật tử nào tuân thủ theo mà tu hành, và thể nhập vào pháp đó, thì gọi là pháp tử. Ngoài ra, từ này còn có nghĩa là người kế thừa dòng pháp của thầy. Trong Ưu Bà Di Tịnh Hạnh Pháp Môn Kinh (優婆夷淨行法門經, Taishō Vol. 14, No. 579) quyển 2 có đoạn: “Nhược xuất gia tác Phật, pháp tử hữu thiên vạn, giới định thần thông lực, năng tồi phục ma oán (若出家作佛、法子有千萬、戒定神通力、能摧伏魔怨, nếu xuất gia làm Phật, pháp tử có ngàn vạn, sức thần thông giới định, hàng phục được ma oán).” Hay trong Tống Cao Tăng Tuyện (宋高僧傳, Taishō Vol. 50, No. 2061) quyển 6, phần Đường Đài Châu Quốc Thanh Tự Trạm Nhiên Truyện (唐台州國清寺湛然傳), lại có câu: “Trí Giả chi ngũ thế tôn dã, Tả Khê Lãng Công chi pháp tử dã (智者之五世孫也、左溪朗公之法子也, Kinh Khê Trạm Nhiên là cháu đời thứ 5 của Thiên Thai Trí Khải, là pháp tử của Tả Khê Huyền Lãng vậy).”
(天台宗, Tendai-shū): tên gọi của một trong 13 tông phái lớn của Phật Giáo Trung Quốc, học phái lấy Thiên Thai Trí Giả Đại Sư Trí Khải (天台智者大師智顗, 538-597) của Trung Quốc làm vị Cao Tổ, lấy Truyền Giáo Đại Sư Tối Trừng (傳敎大師最澄, Saichō, 767-822) của Nhật làm Tông Tổ. Tông này còn được gọi là Pháp Hoa Viên Tông (法華圓宗) hay Thiên Thai Pháp Hoa Tông (天台法華宗). Chính vị tổ sư của tông này là Trí Khải đã từng sống ở núi Thiên Thai, nên lấy tên núi này đặt tên cho tông phái của mình. Tông này dựa trên tông chỉ của Pháp Hoa Kinh, lấy Ngũ Thời Bát Giáo (五時八敎) làm giáo tướng, rồi lấy Thập Thừa Quán Pháp (十乘觀法), Nhất Niệm Tam Thiên (一念三千), Thập Giới Hỗ Cụ (十界互具), Chư Pháp Thật Tướng (諸法實相) làm quán tâm mà tu tập. Ở Trung Quốc,trước thời Trí Khải có Huệ Văn (慧文) và Huệ Tư (慧思), sau này Trí Khải đã để lại rất nhiều trước tác như Tam Đại Bộ Pháp Hoa Huyền Nghĩa (三大部法華玄義), Pháp Hoa Văn Cú(法華文句), Ma Ha Chỉ Quán (摩訶止觀),v.v. Tiếp theo đó trải qua các đời của Quán Đảnh (觀頂), Trí Uy (智威), Huệ Uy (慧 威), Huyền Lãng (玄朗), cho đến Lục Tổ Kinh Khê Trạm Nhiên (湛然) đã tiến hành chú thích rất nhiều kinh điển và làm cho tông này hưng thịnh tột độ. Đến dưới thời vị tổ thứ 12 là Thanh Tủng (清竦) có hai nhân vật Nghĩa Tịch (義寂) và Chí Nhân (志因); từ đó tông này chia thành 2 phái là Sơn Gia (山家) và Sơn Ngoại (山外). Phái Sơn Gia có Trí Lễ (智禮) xuất hiện và đã nỗ lực phục hưng tông phong. Đối với trường hợp Nhật Bản thì cả 3 bộ kinh luận của Thiên Thai Đại Sư đều được truyền vào nhưng không phát triển cho mấy; sau này Truyền Giáo Đại Sư Tối Trừng mới học giáo lý này, sang nhà Đường cầu pháp và trực tiếp được chân truyền, vì thế ông được xem như là vị tổ khai sáng ra Thiên Thai Tông Nhật Bản. Đối với Thiên Thai Tông của Nhật, ngoài Thiên Thai Viên Giáo ra còn có sự hợp nhất của Thiền pháp, Viên Đốn Giới, và Mật Giáo nữa. Đây chính là đặc thù nỗi bật nhất của Thiên Thai Tông Nhật Bản, khác với Thiên Thai Tông của Trung Quốc. Đặc biệt từ sau thời của Từ Giác Đại Sư Viên Nhân (慈覺大師圓仁) và Trí Chứng Đại Sư Viên Trân (智証大師圓珍) thì yếu tố mang tính Mật Giáolại càng mạnh thêm. Tuy nhiên, về sau Phái Sơn Môn (山門派) của Từ Giác (慈覺) lấy trung tâm là Diên Lịch Tự (延曆寺, Enryaku-ji) trên Tỷ Duệ Sơn, còn Phái Tự Môn (寺門派) của Trí Chứng (智証) lấy Viên Thành Tự (園城寺, Onjō-ji) làm trung tâm, bắt đầu phân liệt và tranh giành nhau thế lực. Bên cạnh đó lại xuất hiện Thiên Thai Luật Tông (天台律宗) của Phái Chơn Thạnh (眞盛派), bắt đầu tách riêng ra khỏi sơn môn vào cuối thế kỷ thứ 15. Chính Đạo Nguyên (道元, Dōgen), Vinh Tây (榮西, Eisai), v.v., tổ sư khai sáng các tông phái Thiền của Nhật sau này, cũng đã từng xuất gia theo Thiên Thai Tông, và cũng từ đây mà chuyển hướng sang Thiền. Sau khi vị Tông Tổ qua đời, nội bộ mâu thuẩn nhau và các dòng phái phân chia rõ rệt. Trong đó, có ba dòng căn bản nhất của Thai Mật là Dòng Căn Bản Đại Sư (根本大師流), Dòng Từ Giác Đại Sư (慈覺大師流) và Dòng Trí Chứng Đại Sư (智証大師流). Trong ba dòng trên thì dòng của Từ Giác Đại Sư là dòng hưng thạnh nhất, rồi từ hai dòng nầy lại xuất hiện ra hai nhân vật nổi tiếng là Hoàng Khánh (皇慶) ở Đông Tháp Nam Cốc và Giác Siêu (覺超) ở Hoành Xuyên (横川). Sau nầy, hai vị nầy lại phân chia thành hai dòng khác gọi là Dòng Cốc (谷流) và Dòng Xuyên (川流). rồi từ hai dòng nầy, lại phân chia thành 13 chi nhánh nhỏ khác, gọi chung là 13 dòng Thai Mật. Đồng thời với sự phân phái mạnh mẽ của Thiên Thai Mật Giáo thì Thiên Thai Viên Giáo vốn lấy giáo học của vị Tông Tổ làm trung tâm đã phát triển rõ rệt. Khởi đầu là hai vị môn hạ tuyệt bích của Từ Huệ Đại Sư Lương Nguyên (良源) là Huệ Tâm Viện Nguyên Tín (慧心院源信) và Đàn Na Viện Giác Vận (檀那院覺運). Họ lấy tên mình đặt cho hai dòng phái là Dòng Huệ Tâm và Đàn Na. Hai dòng nầy lại phân chia thành 8 dòng khác, gọi là Huệ Đàn Bát Lưu (慧檀八流). Theo bản Tôn Giáo Niên Giám (宗敎年鑑, năm 1997) của Bộ Văn Hóa Nhật Bản, hiện tại trong hệ Thiên Thai có các tông phái như sau: (1) Thiên Thai Tông (天台宗, 3,349 ngôi chùa), (2) Thiên Thai Tự Môn Tông (天台寺門宗, 235 ngôi chùa), (3) Thiên Thai Chơn Thạnh Tông (天台眞盛宗, 426 ngôi chùa), (4) Bổn Sơn Tu Nghiệm Tông (本山修驗宗, 218 ngôi chùa), (5) Kim Phong Sơn Tu Nghiệm Bổn Tông (金峰山修驗本宗, 211 ngôi chùa), (6) Hòa Tông (和宗, 29 ngôi chùa), (7) Phấn Hà Quan Âm Tông (粉河觀音宗, 5 ngôi chùa), (8) Vũ Hắc Sơn Tu Nghiệm Bổn Tông (羽黑山修驗本宗, 23 ngôi chùa), (9) Thánh Quan Âm Tông (聖觀音宗, 26 ngôi chùa). Một số ngôi chùa trung tâm nổi tiếng của tông này là Diên Lịch Tự (延曆寺, Enryaku-ji, Shiga-ken), Trung Tôn Tự (中尊寺, Chūson-ji, Iwate-ken), Luân Vương Tự (輪王寺, Rinnō-ji, Tōchigi-ken), Khoan Vĩnh Tự (寛永寺, Kanei-ji, Tōkyō-to), Thiện Quang Tự (善光寺, Zenkō-ji, Nagano-ken), Tư Hạ Viện (滋賀院, Shiga-in), Diệu Pháp Viện (妙法院, Myōhō-in, Kyōto-shi), Tam Thiên Viện (三千院, Sanzen-in, Kyōto-shi), Thanh Liên Viện (青蓮院, Shōren-in, Kyōto-shi), Mạn Thù Viện (曼殊院, Manshu-in, Kyōto-shi), Tỳ Sa Môn Đường (毘沙門堂, Bishamon-dō, ), Mao Việt Tự (毛越寺, Mōtsū-ji, Iwate-ken), Thâm Đại Tự (深大寺, Jindai-ji, Tōkyō-to), Quang Tiền Tự (光前寺, Kōzen-ji, Nagano-ken), Thủy Gian Tự (水間寺, Mizuma-dera, Ōsaka-fu), (圓敎寺, Engyō-ji, Hyōgo-ken), v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập