Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Kim Cang Tát Đỏa »»
(s: Akṣhobhya-buddha, t: Saṅs-rgyas mi-ḥkhrugs-pa, 阿閦佛): gọi tắt là A Súc (阿閦), còn gọi là A Súc Tì Phật (阿閦鞞佛), A Sô Tì Da Phật (阿芻鞞耶佛), Ác Khất Sô Tỳ Dã Phật (噁乞蒭毘也佛); ý dịch là Bất Động Phật (不動佛), Vô Động Phật (無動佛), hay Vô Nộ Phật (無怒佛), Vô Sân Nhuế Phật (無瞋恚佛); là tên gọi của một trong 5 vị Phật ở 5 phương khác nhau; vị này thường ngự ở phương Đông. Theo Phẩm Phát Ý Thọ Tuệ (發意受慧) và Thiện Khoái (善快) của A Súc Phật Quốc Kinh (阿閦佛國經, Taishō Vol. 11, No. 313) quyển Thượng, vào thời quá khứ cách hơn Phật quốc độ về phương Đông có thế giới tên gọi là A Tỷ La Đề (s: Abhirati, 阿比羅提), đức Đại Mục Như Lai (大目如來) xuất hiện trong thế giới ấy, vì các Bồ Tát thuyết về hạnh Lục Độ Vô Cực (六度無極). Khi ấy có một vị Bồ Tát nhân khi nghe pháp bèn phát tâm vô thượng chánh chân; đức Đại Mục Như Lai thấy vậy rất hoan hỷ nên ban cho hiệu là A Súc. Bồ Tát A Súc thành Phật ở thế giới A Tỷ La Đề, cho đến hiện tại vẫn còn đang thuyết pháp tại quốc độ của Ngài. Hơn nữa, lại căn cứ vào Phẩm Hóa Thành Dụ (化城喩品) của Pháp Hoa Kinh (s: Saddharma-puṇḍarīka-sūtra, 法華經, Taishō Vol. 9, No. 262) cho hay rằng khi chưa xuất gia, đức Đại Thông Trí Thắng Phật (大通智勝佛) có 16 vương tử, về sau tất cả đều xuất gia làm Sa Di; trong đó người con thứ nhất tên Trí Tích (智積), tức là A Súc, thành Phật tại nước Hoan Hỷ ở phương Đông. Bi Hoa Kinh (s: Karuṇā-puṇḍarīka-sūtra, 悲華經, Taishō Vol. 3, No. 157) quyển 4 có ghi rằng đức A Di Đà Phật (s: Amitāyus, Amitābha, 阿彌陀佛) trong thời quá khứ khi làm vua Vô Tránh Niệm (無諍念), có cả ngàn người con, trong đó người con thứ 9 tên Mật Tô (蜜蘇), tức là A Súc, thành Phật ở phương Đông, cõi nước tên là Diệu Lạc (妙樂). Mật Giáo xem A Súc Phật này là một trong 5 vị Phật của Kim Cang Giới (金剛界), tượng trưng cho Đại Viên Cảnh Trí (大圓境智), hay Kim Cang Trí (金剛智). Ngài ngự ở trung ương chánh Đông Nguyệt Luân trong Ngũ Giải Thoát Luân (五解脫輪), phía trước là Kim Cang Tát Đỏa (金剛薩埵), bên phải là Kim Cang Vương Bồ Tát (金剛王菩薩), bên trái là Kim Cang Ái Bồ Tát (金剛愛菩薩), phía sau là Kim Cang Hỷ Bồ Tát (金剛喜菩薩). Hình tượng của Ngài màu vàng kim, tay trái bắt ấn để trên bắp vế, tay phải buông xuống chạm đất, nên được gọi là A Súc Xúc Địa ấn (阿閦觸地印). Mật hiệu của Ngài là Bất Động Kim Cang (不動金剛); chủng tử là hūṃ. Chơn ngôn là “án ác khất sô tỳ dã hồng (唵噁乞蒭毘也吽).” Thân Ngài màu xanh, như trong Phật Mẫu Khổng Tước Tôn Kinh Khoa Thức (佛母孔雀尊經科式, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 74, No. 1479) có đoạn rằng: “Phụng thỉnh Đông phương A Súc Phật, kỳ thân thanh sắc phóng quang minh, thủ ấn chấp trì Hàng Ma Chử, chúng đẳng chí tâm quy mạng lễ (奉請東方阿閦佛、其身青色放光明、手印執持降魔杵、眾等志心歸命禮, cung thỉnh Đông phương A Súc Phật, thân Ngài sắc xanh phóng hào quang, tay ấn cầm giữ Chày Hàng Ma, chúng con chí tâm cung kính lễ).” Trong Diệu Cát Tường Bình Đẳng Bí Mật Tối Thượng Quán Môn Đại Giáo Vương Kinh (妙吉祥平等祕密最上觀門大敎王經, Taishō Vol. 20, No. 1192) quyển 4 lại dạy thêm rằng: “Cầu trường thọ thư A Súc Phật Chủng Trí tự (求長壽書阿閦佛種智字, nếu cầu sống lâu thì viết chữ Chủng Trí của A Súc Phật).” Trong Kim Cang Đảnh Du Già Tam Thập Thất Tôn Lễ (金剛頂瑜伽三十七尊禮, Taishō Vol. 18, No. 879) có đảnh lễ danh hiệu của Ngài: “Nam Mộ Kim Cang Kiên Cố Tự Tánh Thân A Súc Phật (南慕金剛堅固自性身阿閦佛, Kính Lễ Phật A Súc Thân Tự Tánh Kiên Cố Như Kim Cang).”
(七祖, Shichiso): tùy theo mỗi tông phái mà tên gọi các vị Tổ khác nhau.
(1) Bảy vị Tổ của Liên Xã thuộc Tịnh Độ Giáo Trung Quốc là Huệ Viễn (慧遠) ở Lô Sơn (盧山), Thiện Đạo (善導), Thừa Viễn (承遠), Pháp Chiếu (法照), Thiếu Khang (少康), Diên Thọ (延壽) và Tỉnh Thường (省常).
(2) Bảy vị Tổ Hoa Nghiêm là Mã Minh (馬明), Long Thọ (龍樹), Đỗ Thuận (杜順), Trí Nghiễm (智儼), Pháp Tạng (法藏), Trừng Quán (澄觀), và Tông Mật (宗密).
(3) Bảy vị Tổ Phú Pháp của Chơn Ngôn Tông là Đại Nhật Như Lai (大日如來), Kim Cang Tát Đỏa (金剛薩埵), Long Mãnh (龍猛, tức Long Thọ), Long Trí (龍智), Kim Cang Trí (金剛智), Bất Không (不空) và Huệ Quả (惠果). Nếu thêm Không Hải (空海, Kūkai) vào trong bảy vị này thì thành tám vị Tổ Phú Pháp của Chơn Ngôn Tông.
(4) Bảy vị Tổ tương thừa của Chơn Ngôn Tông theo Thân Loan là Long Thọ (龍樹), Thế Thân (世親), Đàm Loan (曇鸞), Đạo Xước (道綽), Thiện Đạo (善導), Nguyên Tín (源信) và Pháp Nhiên (法然). Tại các Tự Viện của Chơn Tông, một bên thờ hình Thánh Đức Thái Tử, còn bên kia thờ bảy vị cao tăng này.
(s: Mahāvairocana, Vairocana, 大日如來): âm dịch là Ma Ha Tỳ Lô Giá Na (摩訶毘盧遮那), dịch là Đại Biến Chiếu Như Lai (大遍照如來), Biến Chiếu Như Lai (遍[徧]照如來). Về danh nghĩa, ma ha (摩訶) có nghĩa là to lớn, nhiều, hơn cả. Tỳ (毘) là phổ biến, quảng bác, rộng rãi, cao hiển. Lô giá na (盧遮那) là quang minh, sáng tỏa, mỹ lệ. Cho nên Ma Ha Tỳ Lô Giá Na còn có các tên gọi khác nhau như Tối Cao Hiển Quảng Minh Nhãn Tạng Như Lai (最高顯廣明眼藏如來, Kim Cang Đảnh Nghĩa Quyết [金剛頂義決], Bất Không [s: Amoghavajra, 不空] soạn, Taishō No. 39), Vô Lượng Vô Biên Cứu Cánh Như Lai (無量無邊究竟如來, Lý Thú Kinh [理趣經], Kim Cang Trí [s: Vajrabodhi, 金剛智] dịch, Taishō No. 8), Quảng Bác Thân Như Lai (廣博身如來, Thí Chư Ngạ Quỷ Pháp [施諸餓鬼法], Bất Không dịch, Taishō No. 21), Nhất Thiết Pháp Tự Tại Mâu Ni (一切法自在牟尼, Đại Nhật Kinh Sớ [大日經疏] 18, Nhất Hành [一行, 683-727] ghi, 20 quyển, Taishō No. 39), v.v. Đây là đấng giáo chủ bổn tôn trung tâm tuyệt đối của Mật Giáo, được xem như thể hiện toàn bộ chân lý của vũ trụ. Trong Đại Nhật Kinh Sớ giải thích rằng ánh sáng trí tuệ của Ngài trừ tối tăm, tỏa sáng khắp tất cả, là ánh sáng lớn không thể nào so sánh với thần mặt trời có phân biệt ngày đêm, phương hướng, tỏa chiếu khắp hết thảy mọi nơi, hoạt động từ bi của Ngài liên tục, vĩnh viễn bất diệt; vì vậy mới thêm vào chữ “đại (s: mahā, 大)” để thể hiện sự hơn hẳn, vượt trội lên tất cả. Đấng Đại Nhật Như Lai như vậy lấy thật tướng của vũ trụ làm Pháp Thân, hết thảy chư Phật, Bồ Tát đều xuất sanh từ đức Phật này, và tất cả mọi chuyển động đều là hiển hiện cái đức của đấng Như Lai này. Đại Nhật Kinh (s: Mahāvairocanābhisaṃbodhi-vikurvitādhiṣṭhāna-vaipulya-sūtrendra-rāja nāma dharmaparyāya, 大日經) cũng như Kim Cang Đảnh Kinh (s: Sarvatathāgatatattvasaṃgrahanāmamahāyāna-sūtra, 金剛頂經) là những kinh điển thuyết về cách thức hiển hiện các đức ấy trong mối quan hệ với rất nhiều đấng bổn tôn khác; đồ hình thể hiện Ngài là hai bộ Mạn Trà La của Thai Tạng Giới (胎藏界) và Kim Cang Giới (金剛界). Mật hiệu của Ngài là Biến Chiếu Như Lai. Về hình tượng, với tính cách là đấng Như Lai nhưng hình là Bồ Tát. (1) Kim Cang Giới Đại Nhật (金剛界大日): hình tháp, chủng tử là vaṃ, āḥ, oṃ; là đấng trung tôn của 8 hội, ngoài Lý Thú Hội (理趣會) vốn lấy Kim Cang Tát Đỏa (金剛薩埵) làm đấng chủ tôn trong 9 hội, thuyết về kinh điển của hệ Kim Cang Đảnh Kinh. Trong quyển 3 của Kim Cang Đảnh Du Già Trung Lược Xuất Niệm Tụng Kinh (金剛頂瑜伽中略出念誦經, 4 quyển, Kim Cang Trí dịch, Taishō No. 18) có dạy rằng nên nghĩ tưởng đức Tỳ Lô Giá Na Phật, Ngài ngồi ngay trung ương của đàn, ngồi kiết già với oai đức lớn, sắc trắng như con thiên nga, hình như mặt trăng trong lành, hết thảy tướng hảo đều tròn đầy; trên đầu Ngài đội mũ báu, tóc rũ xuống, áo trời bằng tơ mỏng nhẹ buông trên vai. Trong quyển Trung của Chư Phật Cảnh Giới Nhiếp Chân Thật Kinh (諸佛境界攝眞實經, 3 quyển, Bát Nhã [般若] dịch, Taishō No. 18) cũng có giải thích rằng trên đảnh đầu Ngài có mũ 5 thứ báu, trong mũ báu có 5 vị Hóa Phật ngồi kiết già; quán như vậy xong rồi, hãy bắt Kiên Lao Kim Cang Quyền Ấn (堅牢金剛拳印), Bồ Đề Dẫn Đạo Đệ Nhất Trí Ấn (菩提引導第一智印); nhờ gia trì ấn này mà có thể thọ ký quyết định chắc chắn chứng đắc vô thượng Bồ Đề. (2) Thai Tạng Giới Đại Nhật (胎藏界大日): hình Ngũ Luân Tháp (五輪塔) không có trang sức, chủng tử āḥ, a, khaṃ, ma; là đấng chủ tôn trung tâm của Trung Đài Bát Diệp Viện (中台八葉院), được thuyết trong hệ Đại Nhật Kinh; trong quyển 1 của Đại Tỳ Lô Giá Na Thành Phật Thần Biến Gia Trì Kinh (大毘盧遮那成佛神變加持經, 7 quyển, gọi tắt là Đại Nhật Kinh, Taishō No. 18, Thiện Vô Úy [善無畏, 637-765] và Nhất Hành [一行, 683-727] cọng dịch) có đoạn rằng đấng Đại Nhật Thắng Tôn xuất hiện, sắc vàng ròng rực rỡ, trên đầu đội mũ búi tóc; có ánh sáng cứu thế viên mãn, xa lìa nhiệt não, trú trong Tam Muội. Trong Đại Nhật Kinh Sớ quyển 4 cũng giải thích thêm rằng Ngài lấy chữ A để chuyển thành thân của Đại Nhật Như Lai, giống như sắc màu vàng kim của Diêm Phù Đàn Tử Ma (閻浮檀紫摩), như tượng Bồ Tát, khắp thân phóng đủ loại hào quang. Ấn tướng của Ngài là Pháp Giới Định Ấn (法界定印) nhằm thuyết về sự xa lìa nhiệt não và trú trong Tam Muội. (3) Tứ Diện Đại Nhật (四面大日): trong Lược Xuất Niệm Tụng Kinh (中略出念誦經) quyển 1 có giải thích rằng từ ý nghĩa hiển đắc Tứ Trí của Như Lai nội chứng, đức Phật này thể hiện không y cứ vào phương diện nào cả. Đấng bổn tôn chính của Tháp Du Kỳ (瑜祇塔) trên Cao Dã Sơn cũng dựa trên cơ sở của đấng Tứ Diện Đại Nhật. Tại Nhật Bản, hiện tồn rất nhiều tôn tượng bằng tranh cũng như gỗ khắc của đức Đại Nhật Như Lai này.
(五佛): năm vị Phật ngự ở 5 hướng khác nhau, được vẽ trong các đồ hình của Kim Cang Giới Mạn Trà La (金剛界曼荼羅) cũng như Thai Tạng Giới Mạn Trà La (胎藏界曼荼羅); còn gọi là Ngũ Trí Như Lai (五智如來), Ngũ Như Lai (五如來), Ngũ Bộ Giáo Chủ (五部敎主). Trong Kim Cang Giới Mạn Trà La có Đại Nhật Như Lai (s: Vairocana, 大日如來, tức Tỳ Lô Giá Na Phật [毘盧遮那佛]) ở trung ương, màu vàng, thuộc Thổ; A Súc Như Lai (s: Akṣbhya, 阿閦如來) ở phương Đông, màu xanh, thuộc Mộc; Bảo Sanh Như Lai (s: Ratna-saṃbhava, 寶生如來) ở phương Nam, màu hồng, thuộc Hỏa; A Di Đà Như Lai (s: Lokeśvara-rāja, 阿彌陀如來, tức Thế Tự Tại Như Lai [世自在如來]) ở phương Tây, màu trắng, thuộc Kim; Bất Không Thành Tựu Như Lai (s: Amogha-siddhi, 不空成就如來, tức Thích Ca Như Lai [釋迦如來]) ở phương Bắc, màu đen huyền, thuộc Thủy. Trong Thai Tạng Giới Mạn Trà La, ngoài Đại Nhật Như Lai ở trung ương, màu vàng, thuộc Thổ như trên; còn có Bảo Tràng Như Lai (s: Ratna-ketu, 寶幢如來) ở phương Đông, màu xanh, thuộc Mộc; Khai Phu Hoa Vương Như Lai (s: Saṃkusumita-rāja, 開敷華王如來) ở phương Nam, màu hồng, thuộc Hỏa; Vô Lượng Thọ Như Lai (s: Amitāyus, 無量壽如來) ở phương Tây, màu trắng, thuộc Kim; và Thiên Cổ Lôi Âm Như Lai (s: Dundubhi-svara, 天鼓雷音如來) ở phương Bắc, màu đen huyền, thuộc Thủy. Tu Chứng Du Già Tập Yếu Thí Thực Đàn Nghi (修設瑜伽集要施食壇儀, CBETA No. 1081) giải thích rằng Ngũ Phật hình thành Ngũ Trí: “Ngũ Phật giả, quân Giá Na Phật sở hiện, vị Giá Na Như Lai nội tâm chứng tự thọ dụng dĩ, thành ư Ngũ Trí; nhất Đại Viên Kính Trí, lưu xuất Đông phương A Súc Như Lai, chấp Kim Cang Chử; nhị Bình Đẳng Tánh Trí, lưu xuất Nam phương Bảo Sanh Như Lai, chấp Ma Ni Châu; tam Diệu Quan Sát Trí, lưu xuất Tây phương Di Đà Như Lai, chấp Diệu Liên Hoa; tứ Thành Sở Tác Trí, lưu xuất Bắc phương Thành Tựu Như Lai, thủ Luân Tướng Giao; ngũ Pháp Giới Thanh Tịnh Trí, tức trung ương Tỳ Lô Giá Na Như Lai, thủ Thiên Bức Luân (五佛者、均遮那佛所現、謂遮那如來內心證自受用已、成於五智、一大圓鏡智、流出東方阿閦如來、執金剛杵、二平等性智、流出南方寶生如來、執摩尼珠、三妙觀察智、流出西方彌陀如來、執妙蓮華、四成所作智、流出北方成就如來、手輪相交、五法界清淨智、卽中央毗盧遮那如來、手千輻輪, năm vị Phật đều do Giá Na Phật biến hiện, nghĩa là trong nội tâm của Giá Na Như Lai tự thọ dụng xong, thành ra năm loại trí; một là Đại Viên Kính Trí, lưu xuất A Súc Như Lai ở phương Đông, tay cầm Chày Kim Cang; hai là Bình Đẳng Tánh Trí, lưu xuất Bảo Sanh Như Lai ở phương Nam, tay cầm hạt châu Ma Ni; ba là Diệu Quan Sát Trí, lưu xuất Di Đà Như Lai ở phương Tây, tay cầm Hoa Sen Mầu; bốn là Thành Sở Tác Trí, lưu xuất Thành Tựu Như Lai ở phương Bắc, tay bắt ấn Luân Tướng Giao; năm là Pháp Giới Thanh Tịnh Trí, tức Tỳ Lô Giá Na Như Lai ở trung ương, tay cầm ngàn vòng bánh xe).” Cũng theo tài liệu này cho biết rằng mỗi vị Phật đều có 4 Bồ Tát tùy tùng, hộ trì: “Ngũ Phật các hữu tứ Bồ Tát, A Súc Phật tứ Bồ Tát giả, nhất Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát, nhị Kim Cang Vương Bồ Tát, tam Kim Cang Ái Bồ Tát, tứ Kim Cang Thiện Tai Bồ Tát; Bảo Sanh Phật tứ Bồ Tát giả, nhất Kim Cang Bảo Bồ Tát, nhị Kim Cang Uy Vương Bồ Tát, tam Kim Cang Tràng Bồ Tát, tứ Kim Cang Quyến Bồ Tát; Di Đà Phật tứ Bồ Tát giả, nhất Kim Cang Pháp Bồ Tát, nhị Kim Cang Kiếm Bồ Tát, tam Kim Cang Nhân Bồ Tát, tứ Kim Cang Lợi Bồ Tát; Thành Tựu Phật tứ Bồ Tát giả, nhất Kim Cang Nghiệp Bồ Tát, nhị Kim Cang Ngữ Bồ Tát, tam Kim Cang Dược Xoa Bồ Tát, tứ Kim Cang Quyền Bồ Tát; Tỳ Lô Phật tứ Bồ Tát giả, nhất Kim Cang Ba La Mật Bồ Tát, nhị Kim Cang Bảo Ba La Mật Bồ Tát, tam Kim Cang Pháp Ba La Mật, tứ Kim Cang Yết Ba La Mật Bồ Tát (五佛各有四菩薩、阿閦佛四菩薩者、一金剛薩埵菩薩、二金剛王菩薩、三金剛愛菩薩、四金剛善哉菩薩、寶生佛四菩薩者、一金剛寶菩薩、二金剛威光菩薩、三金剛幢菩薩、四金剛眷菩薩、彌陀佛四菩薩者、一金剛法菩薩、二金剛劍菩薩、三金剛因菩薩、四金剛利菩薩、成就佛四菩薩者、一金剛業菩薩、二金剛語菩薩、三金剛藥叉菩薩、四金剛拳菩薩、毗盧佛四菩薩者、一金剛波羅密菩薩、二金剛寶波羅密菩薩、三金剛法波羅密菩薩、四金剛羯波羅密菩薩, năm vị Phật mỗi vị đều có 4 Bồ Tát, 4 Bồ Tát của A Súc Phật gồm, một là Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát, hai là Kim Cang Vương Bồ Tát, ba là Kim Cang Ái Bồ Tát, bốn là Kim Cang Thiện Tai Bồ Tát; 4 Bồ Tát của Bảo Sanh Phật gồm, một là Kim Cang Bảo Bồ Tát, hai là Kim Cang Uy Vương Bồ Tát, ba là Kim Cang Tràng Bồ Tát, bốn là Kim Cang Quyến Bồ Tát; 4 Bồ Tát của Di Đà Phật gồm, một là Kim Cang Pháp Bồ Tát, hai là Kim Cang Kiếm Bồ Tát, ba là Kim Cang Nhân Bồ Tát, bốn là Kim Cang Lợi Bồ Tát; 4 Bồ Tát của Thành Tựu Phật gồm, một là Kim Cang Nghiệp Bồ Tát, hai là Kim Cang Ngữ Bồ Tát, ba là Kim Cang Dược Xoa Bồ Tát, bốn là Kim Cang Quyền Bồ Tát; 4 Bồ Tát của Tỳ Lô Phật gồm, một là Kim Cang Ba La Mật Bồ Tát, hai là Kim Cang Bảo Ba La Mật Bồ Tát, ba là Kim Cang Pháp Ba La Mật, bốn là Kim Cang Yết Ba La Mật Bồ Tát).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập