Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch
Cho dù không ai có thể quay lại quá khứ để khởi sự khác hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ hôm nay để tạo ra một kết cuộc hoàn toàn mới. (Though no one can go back and make a brand new start, anyone can start from now and make a brand new ending. )Carl Bard
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Vân Phong Diệu Cao »»
(西礀子曇, Seikan Shidon, 1249-1306): vị Thiền tăng của Phái Dương Kì (楊岐) và Tùng Nguyên (松源) thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, trú trì đời thứ 6 của Viên Giác Tự (圓覺寺皎, Enkaku-ji), Tổ của Phái Tây Giản (西礀派, tức Phái Đại Thông [大通派]); húy là Tử Đàm (子曇), đạo hiệu Tây Giản (西礀), thụy hiệu Đại Thông Thiền Sư (大通禪師); xuất thân vùng Tiên Cư (仙居), Đài Châu (台州, thuộc Tỉnh Triết Giang) Trung Quốc, họ Hoàng (黃). Vào năm đầu (1265) niên hiệu Hàm Thuần (咸淳), lúc 17 tuổi, ông xuất gia và thọ giới tại Quảng Độ Tự (廣度寺). Sau đó, ông đến tham vấn Thạch Lâu Minh (石樓明) ở Thừa Thiên Tự (承天寺), rồi đến tháng 8 cùng năm này thì theo học pháp với Thạch Phàm Duy Diễn (石帆惟衍) và thọ nhận tông chỉ của vị này. Vào tháng 2 năm thứ 6 (1270) niên hiệu Hàm Thuần, ông theo Thạch Phàm đến trú tại Thiên Đồng (天童). Đến tháng 7 năm sau, đáp lời cung thỉnh của Tướng Quân Thời Tông (時宗, Tokimune), ông sang Nhật Bản. Tại đây, ông từng theo hầu Viên Nhĩ Biện Viên (圓爾辨圓) ở Đông Phước Tự (東福寺, Tōfuku-ji) vùng Sơn Thành (山城, Yamashiro) cũng như Lan Khê Đạo Long (蘭溪道隆) ở Kiến Trường Tự (建長寺, Kenchō-ji) vùng Liêm Thương (鎌倉, Kamakura); nhưng rồi đến năm đầu (1278) niên hiệu Hoằng An (弘安) thì trở về nuớc. Từ đó, ông lên núi Thiên Đồng, tham yết Hoàn Khê Duy Nhất (環溪惟一), làm chức Tạng Chủ (藏主) ở đây; rồi giã từ nơi này, đến trú tại Tử Nham (紫岩) thuộc Đài Châu, và chuyên tâm trao truyền pháp nhũ của Thạch Phàm. Bên cạnh đó, ông còn đến tham bái Vân Phong Diệu Cao (雲峰妙高) ở Kính Sơn (徑山). Vào năm thứ 27 (1290) niên hiệu Chí Nguyên (至元) nhà Nguyên, ông đến sống tại Thiên Trụ (天柱), rồi đến năm đầu (1299) niên hiệu Chánh An (正安) của Nhật Bản, vâng mệnh vua Thế Tổ (世祖, tại vị 1260~1294), ông tháp tùng Nhất Sơn Nhất Ninh (一山一寧) sang Nhật lần thứ hai. Vị Tướng Quân chấp quyền đương thời là Bắc Điều Trinh Thời (北條貞時, Hōjō Sadatoki) lấy lễ tôn ông làm thầy. Ông được cử đến trú trì Viên Giác Tự ở vùng Tương Mô (相模, Sagami, thuộc Kanagawa-ken [神奈川縣]), rồi chuyển sang Kiến Trường Tự. Đặc biệt, ông được Hậu Vũ Đa Thượng Hoàng (後宇多上皇) thỉnh đến để hỏi pháp, học đạo. Vào tháng 10 năm đầu (1306) niên hiệu Đức Trị (德治), ông lui về ẩn cư ở Chánh Quán Tự (正觀寺), và đến ngày 28 thì thị tịch, hưởng thọ 58 tuổi. Tháp của ông được kiến lập tại Truyền Đăng Am (傳燈庵) của Kiến Trường Tự. Ông được ban cho thụy hiệu là Đại Thông Thiền Sư.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập