Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng. (The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Văn Đức Thiên Hoàng »»
(眞濟, Shinzei, 800-860): vị tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào đầu thời Bình An, Tự Trưởng đời thứ 3 của Đông Tự (東寺, Tō-ji), một trong 10 vị đại đệ tử của Không Hải, húy là Chơn Tế (眞濟), thông xưng là Cao Hùng Tăng Chánh (高雄僧正), Kỷ Tăng Chánh (紀僧正), Thị Bổn Tăng Chánh (柿本僧正), xuất thân kinh đô Kyoto; con của Tuần Sát Đàn Chánh Đại Bậc Kỷ Ngự Viên (巡察彈正大弼紀御園). Lúc nhỏ, ông theo học Nho Giáo, sau đầu sư với Không Hải, rồi đến năm 824 thì thọ phép Quán Đảnh và trở thành Truyền Pháp A Xà Lê. Đến năm 832, khi Không Hải lên ẩn cư trên Cao Dã Sơn, ông được phó chúc quản lý Cao Hùng Sơn Tự (高雄山寺, tức Thần Hộ Tự [神護寺, Jingo-ji]). Vào năm 836, ông định sang nhà Đường với Chơn Nhiên (眞然), nhưng vì phong ba bão táp nên không thành, và đến năm 840 thì làm Biệt Đương của Thần Hộ Tự. Năm 843, ông làm Tự Trưởng của Đông Tự, rồi đến năm 855 thì được bổ nhiệm làm Tăng Chánh của Chơn Ngôn Tông, nhưng ông nhường chức lại cho Không Hải. Vào năm 858, ông làm lễ cầu nguyện cho bệnh tình của Văn Đức Thiên Hoàng (文德天皇, Montoku Tennō, tại vị 850-858), nhưng sau đó thì Thiên Hoàng băng hà; từ đó, ông lui về ẩn cư ở Thần Hộ Tự. Và tận lực làm cho chùa này hưng thịnh. Ông rất giỏi về thi văn, từng biên tập bộ Hán Thi của Không Hải là Tánh Linh Tập (性靈集). Trước tác của ông để lại có Thai Tạng Giới Niệm Tụng Tư Ký (胎藏界念誦私記) 1 quyển, Phật Bộ Phật Cúng Dường Pháp (佛部佛供養法) 1 quyển, Cao Hùng Khẩu Quyết (高雄口決) 1 quyển, v.v.
(藤原良房, Fujiwara-no-Yoshifusa, 804-972): nhà quý tộc, sống dưới thời đại Bình An, thứ nam của Đằng Nguyên Đông Từ (藤原冬嗣, Fujiwara-no-Fuyutsugu, 775-826); mẫu thân là Đằng Nguyên Mỹ Đô Tử (藤原美都子, Fujiwara-no-Mitsuko). Sau khi Văn Đức Thiên Hoàng (文武天皇, Montoku Tennō, tại vị 850-858) tức vị, ông rất có thế lực, được cử làm Thái Chính Đại Thần (太政大臣); rồi sau khi Thanh Hòa Thiên Hoàng (清和天皇, Seiwa Tennō, tại vị 858-876) tức vị, ông được cử làm Nhiếp Chính. Chính ông là người soạn ra bộ Tục Nhật Bản Hậu Kỷ (續日本後紀, Zokunihonkōki). Người đời thường gọi ông là Ngài Bạch Hà (白河殿), Nhiễm Điện Đại Thần (染殿大臣), thụy hiệu là Trung Nhân Công (忠仁公).
(道詮, Dōsen, 797-876): vị tăng của Tam Luận Tông Nhật Bản, sống vào đầu thời Bình An, húy là Đạo Thuyên (道詮), xuất thân Võ Tàng (武藏, Musashi). Ông xuất gia với Thọ Nhân (壽仁, Junin) ở Pháp Long Tự (法隆寺, Hōryū-ji), học về Tam Luận với Huyền Diệu (玄耀, Genyō) của Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji) và chuyên tu cả Mật Giáo. Vào năm 850, ông truyền giới Không Sát Sanh cho Nhân Minh Thiên Hoàng (仁明天皇, Nimmyō Tennō). Năm 854, ông làm giảng sư cho Tối Thắng Hội (最勝會), và đến năm 857 thì tiến hành luận nghị trước mặt Văn Đức Thiên Hoàng (文德天皇, Montoku Tennō) với tư cách là Tọa Chủ. Ông rất kính ngưỡng Thánh Đức Thái Tử (聖德太子, Shōtoku Taishi), đến năm 859 thì nhận sắc chỉ trùng tu Đông Viện (東院, tức Mộng Điện [夢院]) của Pháp Long Tự. Năm sau, ông kiến lập Phước Quý Tự (福貴寺, Fukki-ji, tức Phú Quý Tự [富貴寺, Fūki-ji]) và lui về ẩn cư tại đây. Đến năm 864, ông được cử làm chức Quyền Luật Sư và trước khi qua đời thì được bổ nhiệm làm Luật Sư. Trước tác của ông có Châm Hối Mê Phương Ký (箴誨迷方記), Nhân Minh Tứ Chủng Tương Vi Nghĩa (因明四種相違義) 1 quyển, Quần Gia Tránh Luận Toát Yếu (群家諍論撮要), v.v., nhưng tất cả đều bị tán thất.
(清和天皇, Seiwa Tennō, tại vị 858-876): vị Thiên Hoàng sống vào đầu thời kỳ Bình An, Hoàng Tử thứ 4 của Văn Đức Thiên Hoàng (文德天皇, Montoku Tennō), mẹ là Đằng Nguyên Minh Tử (藤原明子), tên là Duy Nhân (惟仁, Korehito), còn gọi là Thủy Vĩ Đế (水尾帝). Khi ông lên ngôi còn nhỏ tuổi, nên ông ngoại là Đằng Nguyên Lương Phòng (藤原良房, Fujiwara-no-Yoshifusa) làm Nhiếp Chính. Ông quy y theo Phật Giáo và xuất gia năm 879 (niên hiệu Nguyên Khánh [元慶] thứ 3), với pháp húy là Tố Chơn (素眞).
(續日本後紀, Shokunihonkōki): một trong Lục Quốc Sử (六國史), 20 quyển, gọi tắt là Tục Hậu Kỷ (續後紀). Sau bộ Nhật Bản Hậu Kỷ (日本後紀), đây là bộ sử thư được viết theo dạng biên niên trong vòng 18 năm (833~850) dưới thời Nhân Minh Thiên Hoàng (仁明天皇, Nimmyō Tennō). Phụng sắc mệnh của Văn Đức Thiên Hoàng (文德天皇, Montoku Tennō), nhóm Đằng Nguyên Lương Phòng (藤原良房, Fujiwara-no-Yoshifusa), Đằng Nguyên Lương Tướng (藤原良相, Fujiwara-no-Yoshimi), Bạn Thiện Nam (伴善男, Tomo-no-Yoshio), Xuân Trừng Thiện Thằng (春澄善繩) bắt đầu biên tập bộ này vào năm 855 (niên hiệu Tề Hành [齊衡] thứ 2) và hoàn thành vào năm 869 (niên hiệu Trinh Quán [貞觀] thứ 11).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập