Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tỳ Sa Môn Thiên »»
(錦織寺, Kinshoku-ji): ngôi chùa bản sơn của Phái Mộc Biên (木邊派) thuộc Chơn Tông, hiện tọa lạc tại số 826 Mokubu (木部), Noshū-gun (野洲市), Shiga-ken (滋賀縣), hiệu là Biến Chiếu Sơn Thiên Thần Hộ Pháp Viện (遍照山天神護法院). Tượng thờ chính là A Di Đà Như Lai. Nguyên lai, tại vùng đất này có Thiên An Đường (天安堂), nơi Viên Nhân (圓仁, Ennin) an trí tôn tượng Tỳ Sa Môn Thiên Vương vào năm 858 (Thiên An [天安] 2). Đến năm 1235 (Kiến Trường [建長] 5), Thân Loan (親鸞, Shinran) trên đường trở về kinh đô, có trú lại trước ngôi nhà này, rồi nằm thấy linh mộng, nên mới thờ tượng A Di Đà Phật tại đây và lập đạo tràng truyền bá niệm Phật. Đây chính là nguồn gốc của ngôi Cẩm Chức Tự này. Cái tên gọi của chùa này vốn có nguyên do của nó. Vào năm 1238 (Lịch Nhân [曆仁] nguyên niên), tương truyền có điềm kỳ lạ Thiên Nữ giáng lâm, thêu (織, chức) loại gấm lụa (錦, cẩm) mùa hồng tía, nên nhân đó Tứ Điều Thiên Hoàng (四條天皇, Shijō Tennō) mới sắc phong cho chùa tên là Thiên Thần Hộ Pháp Cẩm Chức Chi Tự (天神護法錦織之寺). Đến thời đại của dòng họ Đức Xuyên (德川, Tokugawa), trong khoảng thời gian từ năm 1661 đến 1672, nhất thời chùa thuộc vào hệ thống chùa con của Tăng Thượng Tự (增上寺), nhưng đến thời vị Tổ thứ 13 của chùa là Từ Cương (慈綱), chùa được trả về lại cho Chơn Tông, từ đó Thiền môn hưng long, xán lạn. Đến năm 1872 (Minh Trị [明治] 5), chùa thuộc dưới sự quản lý của Bổn Nguyện Tự (本願寺, Hongan-ji), nhưng 5 năm sau thì chùa hoàn toàn biệt lập tách riêng hẳn, trở thành ngôi chùa trung tâm của phái Mộc Biên. Chùa có Đại Sư Đường, A Di Đà Đường, v.v., được gọi là ngôi già lam có 7 ngôi đường vũ. Tương truyền chính tại chùa này, Thân Loan đã hoàn thành 2 quyển Chơn Hóa Nhị Độ (眞化二土) của bộ Giáo Hành Tín Chứng (敎行信証), và nơi đây cũng có nhiều di tích về tôn giáo cũng như lịch sử.
(藥叉): tức Dạ Xoa (s: yakṣa, p: yakkha, 夜叉), còn gọi là Duyệt Xoa (悅叉、閱叉), Dã Xoa (野叉); ý dịch là Khinh Tiệp (輕捷), Dũng Kiện (勇健), Năng Đạm (能噉), Quý Nhân (貴人), Uy Đức (威德), Từ Tế Quỷ (祠祭鬼), Tiệp Tật Quỷ (捷疾鬼); là một trong tám bộ chúng, thường được gọi chung với quỷ La Sát (s: rākṣasa, 羅刹). Chúng Dạ Xoa thường trú trên đất liền hay trên hư không, dùng uy thế để làm cho con người sợ hãi. Đây cũng là loại quỷ ủng hộ chánh pháp. Theo Đại Hội Kinh (大會經) của Trường A Hàm Kinh (長阿含經) quyển 12, Đại Tỳ Bà Sa Luận (大毘婆沙論) quyển 133, Thuận Chánh Lý Luận (順正理論) quyển 31, v.v., cho biết rằng chúng Dạ Xoa chịu sự thống lãnh của Tỳ Sa Môn Thiên Vương (毘沙門天王), thủ hộ cung Trời Đao Lợi (s: Trāyastriṃśa, p: Tāvatiṃsa, 忉利), thọ nhận đủ loại hoan lạc, đầy đủ thế lực. Về chủng loại, Đại Trí Độ Luận (大智度論) quyển 12 có nêu ra 3 loại Dạ Xoa: (1) Dạ Xoa đi trên mặt đất, thường có đủ các loại hoan hỷ, âm nhạc, đồ ăn uống, v.v. (2) Dạ Xoa trên hư không, có đủ sức mạnh, chạy nhanh như gió. (3) Dạ Xoa bay chạy trong cung điện, có đầy đủ các thứ âm nhạc cũng như vật tùy thân. Quyến thuộc của đức Phật Dược Sư có 12 vị Dược Xoa, được gọi là Thập Nhị Thần Vương (十二神王), Thập Nhị Thần Tướng (十二神將), Thập Nhị Dược Xoa Đại Tướng (十二藥叉大將). Các vị này bảo vệ người trì tụng Dược Sư Kinh (s: Bhaiṣajyaguruvaiḍūryaprabhāsapūryapraṇidhāna, 藥師經); hoặc họ là phân thân của đức Phật Dược Sư để ứng với 12 đại nguyện của Ngài. Mỗi vị Thần Tướng đều có 7.000 Dược Xoa quyến thuộc; tổng cọng là 84.000 vị thần hộ pháp.
(s: Guhyapāda-vajra, 金剛密跡): còn gọi là Mật Tích Kim Cang (密跡金剛), Mật Tích Lực Sĩ (密跡力士), Kim Cang Thủ Dược Xoa (金剛手藥叉), Kim Cang Lực Sĩ (金剛力士), Kim Cang Mật Tích Đại Quỷ Thần Vương (金剛密跡大鬼神王); là loại quỷ thần có thần lực, thuộc thần thủ hộ của Phật Giáo, là một trong 20 vị trời, do Tỳ Sa Môn Thiên (s: Vaiśravaṇa, p: Vessavaṇa, 毘沙門天) thống quản. Nguyên lai vị này là thị giả của Tỳ Nữu Thiên (s: Viṣṇu, 毘紐天). Vị trí của Mật Tích Kim Cang thấp hơn Đế Thích Thiên và Tỳ Sa Môn Thiên, hiện hình tướng giận dữ, tay cầm Chày Kim Cang (s: vajra, 金剛杵, Kim Cang Chử); thống lãnh 500 Kim Cang Lực Sĩ (s: Vajradhāra, 金剛力士, thần Dạ Xoa), chủ yếu phòng thủ cửa ra vào cõi trời. Vị này cư trú tại Khoáng Dã Thành (曠野城, tức A La Tỳ Quốc [s: Alāvī, p: Ālavī, 阿羅毗國]); sau khi đức Thích Tôn thành đạo, thường theo hầu bên Ngài, chịu trách nhiệm bảo vệ Phật, hàng phục ngoại đạo cũng như quỷ thần. Phật Giáo Đại Thừa tôn thờ Mật Tích Kim Cang như là Bồ Tát hóa thân. Tương truyền, trong thời quá khứ, vị này có tên là Thái Tử Pháp Ý (法意), từng thệ nguyện bảo vệ cho ngàn vị huynh trưởng, cho đến khi nào những người này thành Phật mới thôi. Một trong những huynh trưởng đó là Thái Tử Pháp Niệm (法念), tức là Phạm Thiên. Nhân vì bảo hộ cho đức Phật lâu dài, Phật Giáo thời kỳ đầu cũng tín phụng, Mật Tích Kim Cang đã lãnh thọ nhiều giáo pháp từ Ngài. Mật Tông kính ngưỡng Mật Tích Kim Cang là hóa thân của Bồ Tát Kim Cang Thủ (s: Vajra-pāṇi, Vajra-dhara, 金剛手). Hình tượng vị này thường đứng thủ hộ hai bên phải trái ngay cổng tự viện Phật Giáo, vị mở miệng (dạng A [阿]) và vị ngậm miệng (dạng Hồng [吽]), ở trần với gân cốt rắn chắc nỗi cộm, hung dữ. Trong Thiên Thủ Quan Âm Tạo Thứ Đệ Pháp Nghi Quỹ (千手觀音造次第法儀軌, Taishō Vol. 20, No. 1068) có đoạn rằng: “Mật Tích Kim Cang Sĩ, xích hồng sắc cụ tam nhãn, hữu trì Kim Cang Chử, tả thủ quyền an yêu (密跡金剛士、赤紅色具三眼、右持金剛杵、左手拳安腰, Mật Tích Kim Cang Sĩ, màu đỏ hồng đủ ba mắt, tay phải cầm Chày Kim Cang, tay trái nắm chặt để ngang lưng).” Hay trong Phật Nhập Niết Bàn Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ Ai Luyến Kinh (佛入涅槃密跡金剛力士哀戀經, Taishō Vol. 12, No. 394) lại có đoạn rằng: “Mâu Ni Thế Tôn tại Câu Thi Na Thành Ta La lâm gian, Bắc thủ nhi ngọa, sơ nhập Niết Bàn thời, Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ, kiến Phật diệt độ bi ai áo não (牟尼世尊在拘尸那城娑羅林間、北首而臥、初入涅槃時、密跡金剛力士、見佛滅度悲哀懊惱, đức Mâu Ni Thế Tôn tại Thành Câu Thi Na, trong rừng Ta La, nằm xoay mặt về hướng Bắc, khi mới nhập Niết Bàn, Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ, thấy Phật diệt độ thì buồn rầu áo não).”
(元慶寺, Genkei-ji): ngôi chùa của Thiên Thai Tông, hiện tọa lạc tại Yamashina-ku (山科區), Kyoto-shi (京都市), tên núi là Hoa Đảnh Sơn (華頂山), tượng thờ chính là Dược Sư Như Lai. Người khai sáng chùa là Tăng Chánh Biến Chiếu (遍照), rất nổi danh về thi ca. Vào năm đầu (877) niên hiệu Nguyên Khánh (元慶), thể theo sắc chỉ của hai Thiên Hoàng Thanh Hòa (清和) và Dương Thành (陽成), chùa được xây dựng gần bên Hoa Sơn (華山), thuộc vùng Sơn Khoa (山科, Yamashina). Mặc dầu hiện tại chùa rất nhỏ, những vẫn nổi tiếng với tư cách là một trong 33 ngôi cổ sát thường được chiêm bái ở vùng Tây Quốc (西國). Chính Hoa Sơn Pháp Hoàng (華山法皇) là người khởi đầu cho truyền thống chiêm bái này. Trong khuôn viên vườn chùa có mộ của Tăng Chánh Biến Chiếu. Tôn tượng Dược Sư Như Lai là kiệt tác của Biến Chiếu, còn tượng Hiếp Thị A Di Đà Phật là của Từ Giác Đại Sư (慈覺大師), tượng Tỳ Sa Môn Thiên Vương là tác phẩm của Vận Khánh (運慶). Ngoài ra còn có một số tượng tự tác của Biến Chiếu và Hoa Sơn Pháp Hoàng.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập