Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tỳ Bà Thi Phật »»
(s: Vakkula, Bakkula, Bakula, Vakula, p: Bakkula, Bākula, 薄拘羅): còn gọi là Bạc Cự La (薄炬羅), Bạc Câu La (薄俱羅), Ba Cưu Lãi (波鳩蠡), Bà Câu La (婆拘羅), Ba Câu Lô (波拘盧), Phược Củ La (縛矩羅), v.v. Hán dịch là Thiện Dung (善容), Vĩ Hình (偉形), Trùng Tánh (重姓). Pháp Hoa Văn Cú (法華文句, tức Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Văn Cú [妙法蓮華經文句, Taishō No. 1718]) quyển 2 cho biết rằng: “Bạc Câu La giả, thử phiên Thiện Dung, hoặc Vĩ Hình, hoặc Đại Phì Thịnh, hoặc Lăng Đặng, hoặc Mại Tánh; nhiên nhi sắc mạo đoan chánh cố ngôn Thiện Dung dã; niên nhất bách lục thập tuế vô bệnh vô yểu, hữu ngũ bất tử báo (薄拘羅者、此翻善容、或偉形、或大肥盛、或楞鄧、或賣性、然而色貌端正故言善容也、年一百六十歲無病無夭、有五不死報, Bạc Câu La, Tàu dịch là Thiện Dung, hoặc Vĩ Hình, hoặc Đại Phì Thịnh, hoặc Lăng Đặng, hoặc Mại Tánh; tuy nhiên vì có sắc mạo đoan chánh nên gọi là Thiện Dung; sống đến 160 tuổi, không bệnh, không chết yểu, nhờ quả báo của 5 điều bất tử).” Huyền Ứng Âm Nghĩa (玄應音義) quyển 22 lại giải thích rằng: “Bạc Câu La, Trung Quốc dịch là Thiện Dung, do trì giới không sát sanh mà được 5 điều bất tử.” Kinh Bạc Câu La (薄拘羅經) của Trung A Hàm Kinh (中阿含經, Taishō No. 26) quyển 8 cho hay rằng: “Ngã ư thử chánh pháp, Luật trung học đạo dĩ lai bát thập niên, vị tằng hữu bệnh, nãi chí đàn chỉ đầu thống giả, vị tằng ức phục dược, nãi chí nhất phiến Ha Lê Lặc (我於此正法、律中學道已來八十年、未曾有病、乃至彈指頃頭痛者、未曾憶服藥、乃至一片訶梨勒, ta ở trong chánh pháp, Luật, học đạo đến nay đã 80 năm, mà chưa từng có bệnh, cho dù là đau đầu trong khoảng thời gian một cái khảy móng tay; chưa từng uống thuốc dù là một miếng Ha Lê Lặc).” Vì trong thời quá khứ của Tỳ Bà Thi Phật (s: Vipaśyin-buddha, p: Vipassin-buddha, 毘婆尸佛), Tôn Giả đã từng lấy thuốc Ha Lê Lặc dâng cúng cho một vị tăng chứng quả Bích Chi Phật. Từ đó đến nay, trãi qua 91 kiếp, ông đều được phước báo không bệnh tật, và không chết yểu. Hơn nữa, nhân hành trì giới không sát sanh, ông được quả báo 5 điều bất tử (không bị lửa thiêu đốt cháy chết, nước sôi không làm cho phỏng chín thân, không bị chết chìm trong nước, không bị cá cắn, không bị đao chém thây). Tương truyền lúc nhỏ, bà kế mẫu đã từng rắp tâm sát hại ông 5 lần mà không thành (tức 5 điều bất tử), do vì đời trước ông đã từng tinh tấn hành trì giới không sát sanh. Sau khi lớn lên xuất gia, chỉ trong 3 ngày, ông chứng quả A La Hán. Ông không bị quả báo khổ đau vì bệnh tật, thọ 160 tuổi, được xưng tụng là Trường Thọ Đệ Nhất. Theo A Dục Vương Kinh (阿育王經), A Dục Vương (s: Aśoka, p: Asoka, 阿育王) là người thâm tín Phật pháp, thi hành nhân chính, thống nhất thiên hạ, kiến lập vương triều Khổng Tước (孔雀). Có hôm nọ, nhà vua cùng với Tôn Giả Ưu Ba Cấp Đa (s: Upagupta, 優波笈多) tham bái các ngôi tháp, tiến hành bố thí cúng dường. Khi đến bên tháp của Bạc Câu La, Tôn Giả Ưu Ba Cấp Đa thưa nhà vua rằng đây là tháp của Bạc Câu La, nhà vua nên cúng dường. A Dục Vương bèn hỏi rằng vị Tôn Giả này có công đức thù thắng nào mà đáng cúng dường như vậy ? Ưu Ba Cấp Đa trả lời rằng vị Tôn Giả này là người không có bệnh tật số một trong các đệ tử của Phật, yên lặng tu hành, thiểu dục tri túc. Nghe vậy, nhà vua lấy một đồng tiền cúng dường nơi tháp. Tuy nhiên, đồng tiền kia lại bay đi, trở lại bên chân của A Dục Vương. Khi ấy, nhà vua bảo rằng: “Vị A La Hán này có năng lực công đức thiểu dục, cho đến khi chứng quả Niết Bàn mà vẫn không thọ nhận một đồng tiền.”
(s: Navagrahā, 九曜): 9 loại thiên thể chiếu sáng rất quan trọng trong hiện tượng thiên văn, còn gọi là Cửu Chấp (九執), tùy theo ngày giờ mà không xa rời nhau, có nghĩa nắm chặt nhau (chấp trì). Nghi quỹ trọng yếu của Cửu Diệu được thuyết trong Túc Diệu Kinh (宿曜經, 2 quyển, Bất Không [不空] dịch, Taishō 21, 1299), Thất Diệu Nhương Tai Quyết (七曜攘災決, Đường Kim Câu Tra [唐倶金吒] soạn, Taishō 21, 1308), Thất Diệu Tinh Thần Biệt Hành Pháp (七曜星辰別行法, Nhất Hành [一行] soạn, Taishō 21, 1309), Phạm Thiên Hỏa La Cửu Diệu (梵天火羅九曜, Nhất Hành [一行] soạn, Taishō 21, 1311). Về đồ hình của Cửu Diệu có Cửu Diệu Tôn Tượng (九曜尊像), Cửu Diệu Bí Lịch (九曜秘曆), v.v., phần lớn có các yếu tố thiên văn của Trung Quốc. Căn cứ vào lịch Ấn Độ bằng tiếng Phạn, Cửu Diệu được phân thành:
(1) Nhật Diệu (s: Āditya, 日曜): còn gọi là Thái Dương (太陽), Nhật Tinh (日精、日星), Nhật Đại Diệu (日大曜); hình tượng bàn tay phải xòe ra cầm nhật luân (bánh xe mặt trời), tai trái kê lên đầu gối, mang thiên y và cỡi trên mình 3 con bạch mã (hay 5 con ngựa, trong Phạm Thiên Hỏa La Cửu Diệu có thể nhầm sao này với Nguyệt Diệu);
(2) Nguyệt Diệu (s: Soma, 月曜): còn gọi là Nguyệt Thiên Diệu (月天曜), Nguyệt Tinh (月精、月星), Mộ Thái Âm (暮太陰), Thái Âm (太陰); hình tượng bàn tai phải xòe ra cầm hình mặt trăng có con thỏ nằm trên, tay trái đưa lên ngang ngực và ngồi xếp bằng hai chân giao nhau; hoặc hình tượng trên đỉnh đầu có con chim bồ câu, mang y Yết Ma, hai tay bỏ trong tay áo và cầm nguyệt luân (vòng tròn mặt trăng), cỡi lên trên 5 cánh chim bồ câu;
(3) Hỏa Diệu (s: Aṅgāraka, 火曜): còn gọi là Huỳnh Hoặc Tinh (熒惑星, Sao Hỏa), Hỏa Tinh (火精、火星), Hỏa Đại Diệu (火大曜), Phạt Tinh (罰星); hình tượng tay phải đặt trên bắp đùi, tay trái cầm cái giáo dài mũi nhọn, chân phải hơi nhếch lên một chút, ngồi với tư thế hai bàn chân giao nhau; tuy nhiên trong đồ hình Bắc Đẩu Mạn Trà La (北斗曼茶羅) thân hình vị này có màu đỏ, tóc rực lửa dựng ngược, mang áo và mũ trời, chung quanh lửa cháy, thân đứng với 4 tay;
(4) Thủy Diệu (s: Budha, 水曜): còn gọi là Thần Tinh (辰星), Thủy Tinh (水精、水星), Thần Tinh (辰星), Trích Tinh (滴星), Thủy Đại Diệu (水大曜); hình tượng chấp tay, ngồi xếp bằng hai bàn chân giao nhau; ngoài ra còn có hình tượng tay phải cầm bình, tay trái cầm xâu chuổi và ngồi bán già trên tòa hoa sen;
(5) Mộc Diệu (s: Bṛhaspati, 木曜): còn gọi là Tuế Tinh (歳星), Nhiếp Đề (攝提), Đại Chủ (大主), Mộc Đại Diệu (木大曜), Mộc Tinh (木精); hình tượng ngón tay áp út và ngón giữa của bàn tay phải cong lên, ngón tay cái ấn xuống trên hai ngón kia, tai trái để lên bắp đùi và ngồi xếp bằng hai chân giao nhau; ngoài ra còn có hình tượng tay trái cầm cây gậy trên có hình bán nguyệt, hay hình ông lão đứng, đội mũ đầu heo, tay trái cầm cây gậy;
(6) Kim Diệu (s: Śukra, 金曜): còn gọi là Thái Bạch Tinh (太白星), Trường Canh (長庚), Na Hiệt (那頡), Kim Tinh (金星、金精), Kim Đại Diệu (金大曜); hình tượng mang thiên y, tay phải để ngang ngực, tay trái đưa lên với 4 ngón tay bẻ gập lại và ngồi xếp bằng hai chân giao nhau; ngoài ra còn có hình tượng hai tay cầm bình và xâu chuỗi; hay hình người nữ đội con gà trên đầu và gãy đàn Tỳ Bà (琵琶);
(7) Thổ Diệu (s: Śanaiścara, 土曜): còn gọi là Trấn Tinh (鎭星), Thổ Tinh (土星、土精), Thổ Đại Diệu (土大曜); hình tượng ông lão khỏa thân đứng, mang quần da nai, tay phải cầm cây gậy tiên; hay hình Bồ Tát tay cầm bình; hoặc hình ông lão cỡi trâu, tay trái cầm tích trượng, có 2 đồng tử cầm giáo đứng hầu hai bên;
(8) La Hầu (s: Rāhu, 羅睺): còn gọi là Hoàng Phan Tinh (黃旛星), Thực Thần (蝕神), Thái Dương Thủ (太陽首); hình tượng ẩn trong mây với 2 bàn tay hai bên khuôn mặt giận dữ; bên cạnh đó còn có hình tượng giận dự với 3 mặt và tóc rực lửa, trên mỗi đỉnh đầu có đầu rắn và từ ngực trở xuống ẩn trong mây;
(9) Kế Đô (s: Ketu, 計都): còn gọi là Tuệ Tinh (彗星), Báo Vĩ Tinh (豹尾星), Kỳ Tinh (旗星), Thực Thần Vĩ (蝕神尾), Thái Âm Thủ (太陰首), Nguyệt Bộc Lực (月勃力); hình tượng nữa thân phải lộ ra khỏi mây, tay phải để ngang ngực, tay trái đưa lên cao; hay hình có khuôn mặt giận dữ, khỏa thể một nữa ẩn trong đám mây đen; hoặc hình tướng giận dữ có 3 mặt, trên mỗi mặt có 3 con rắn, từ ngực trở xuống ẩn trong mây. Trong đồ hình Bắc Đẩu Mạn Trà La thân hình vị này có màu đỏ, 3 mặt và 4 tay, tóc dựng ngược, mang áo và mũ trời, chân trái duỗi ra và cỡi lên con rồng. Ngoài ra còn có hình tượng tay phải ẩn trong đầu rồng, cầm lỗ tai con thỏ, tay trái cầm cương rồng và tóc người).
Trong Tân Đường Thư Lịch Chí (新唐書曆志) quyển 18 có ghi rằng vào năm thứ 6 (718) niên hiệu Khai Nguyên (開元) đời vua Huyền Tông, Thái Sử Giám Cù Đàm Tất Đạt (太史監瞿曇悉達) vâng chiếu phiên dịch Lịch Cửu Diệu; nó cũng tương tự với loại lịch Thái Dương bằng tiếng Phạn. Nếu phối hợp phương vị, Nhật Diệu thuộc về phương Sửu Dần, Nguyệt Diệu thuộc phương Tuất Hợi, Hỏa Diệu thuộc phương Nam, Thủy Diệu là phương Bắc, Mộc Diệu ở phương Đông, Kim Diệu ở phương Tây, Thổ Diệu ở trung ương, La Hầu ở phương Thìn Tỵ (Đông Bắc), Kế Đô thuộc phương Mùi Thân (Tây Nam). Hơn nữa, theo Thuyết Bản Địa của Nhật Bản, Nhật Diệu là Quan Âm (觀音, hay Hư Không Tạng [虛空藏]), Nguyệt Diệu là Thế Chí (勢至, hay Thiên Thủ Quan Âm [千手觀音]), Hỏa Diệu là Bảo Sanh Phật (寳生佛, hay A Rô Ca Quan Âm [阿嚕迦觀音]), Thủy Diệu là Vi Diệu Trang Nghiêm Thân Phật (微妙莊嚴身佛, hay Thủy Diện Quan Âm [水面觀音]), Mộc Diệu là Dược Sư Phật (藥師佛, hay Mã Đầu Quan Âm [馬頭觀音]), Kim Diệu là A Di Đà Phật (阿彌陀佛, hay Bất Không Quyên Sách [不空羂索]), Thổ Diệu là Tỳ Lô Giá Na Phật (毘盧遮那佛, hay Thập Nhất Diện Quan Âm [十一面觀音]), La Hầu là Tỳ Bà Thi Phật (毘婆尸佛), Kế Đô là Bất Không Quyên Sách (不空羂索). Người xưa thường phối hợp Cửu Diệu này với tuổi tác của con người để phán đoán tốt xấu.
(七佛, bảy vị Phật): hay còn gọi là Quá Khứ Thất Phật (過去七佛, bảy vị Phật đời quá khứ). Phật Giáo lấy 6 vị Phật trong thời quá khứ và đức Phật Thích Ca, hình thành Thất Phật; gồm Tỳ Bà Thi Phật (s: Vipaśyin-buddha, p: Vipassin-buddha, 毘婆尸佛), Thi Khí Phật (s: Śikhin-buddha, p: Sikhin-buddha, 尸棄佛), Tỳ Xá Phù Phật (s: Viśvabhū-buddha, p: Vessabhū-buddha, 毘舍浮佛), Câu Lưu Tôn Phật (s: Krakucchanda-buddha, p: Kakusandha-buddha, 拘留孫佛), Câu Na Hàm Mâu Ni Phật (s: Kanakamuni-buddha, p: Konāgamana-buddha, 拘那含牟尼佛), Ca Diếp Phật (s: Kāśyapa-buddha, p: Kassapa-buddha, 迦葉佛), và Thích Ca Mâu Ni Phật (s: Śākyamuni-buddha, p: Sakyamuni-buddha, 釋迦牟尼佛). Như trong Trường A Hàm (長阿含經) quyển 1 có đoạn: “Thất Phật tinh tấn lực, phóng quang diệt ám minh (七佛精進力、放光滅闇冥, bảy Phật sức tinh tấn, phóng quang diệt tối tăm).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập