Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tuyết Phong Nghĩa Tồn Thiền Sư Ngữ Lục »»
(師資): ý là sư đệ, sư đồ, thầy trò. Sư (師) ở đây nghĩa là người, vị thầy dạy dỗ đồ đệ, học trò; tư (資) là tư tài do thầy dạy ban cho, cũng có nghĩa là đệ tử. Đối với nhà Phật, mối quan hệ thầy trò đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thầy truyền trao pháp phái cho đệ tử, gọi là sư tư tương thừa (師資相承), huyết mạch (血脈). Theo Thi Ca La Việt Lục Phương Lễ Kinh (尸迦羅越六方禮經, Taishō Vol. 1, No. 16) cho biết, đệ tử hầu thầy có 5 việc: (1) Phải kính cẩn, vui mừng; (2) Phải luôn nhớ ơn thầy; (3) Vâng theo lời thầy dạy; (4) Nghĩ nhớ không chán; (5) Phải đi theo sau khen ngợi thầy. Trong khi đó, thầy dạy đệ tử cũng có 5 điều: (1) Phải làm cho trò nhanh hiểu biết; (2) Phải làm cho trò hơn đệ tử người khác; (3) Muốn làm cho đệ tử không quên; (4) Các nghi vấn khó khăn đều phải giải thích rõ ràng; (5) Muốn khiến cho trí tuệ của đệ tử hơn thầy. Như trong Tuyết Phong Nghĩa Tồn Thiền Sư Ngữ Lục (雪峰義存禪師語錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 69, No. 1333) quyển 1, phần Khắc Tuyết Phong Ngữ Lục Duyên Khởi (刻雪峰語錄緣起), có đoạn: “Kiến đường trung hữu bảo tượng dữ Tam Môn điện vũ, hoảng như mộng trung sở kiến, nhân tất sư tư tương ngộ, thiên cổ do thông (見堂中有寶像與三門殿宇、恍如夢中所見、因悉師資相遇、千古猶通, thấy trong nhà có tượng báu và những ngôi điện vũ Tam Môn, mơ màng như thấy trong mộng, nhân đó thầy trò gặp nhau, thiên cổ được thông).”
(瑞靄): khí mây tốt lành, cũng dùng như là tiếng mỹ xưng của sương khói. Như trong bài từ Hoán Khê Sa (浣溪沙) của Triệu Trường Khanh (趙長卿, ?-?) nhà Tống có đoạn: “Kim thú phún hương thụy ái phân, dạ lương như thủy sái huân huân (金獸噴香瑞靄氛、夜涼如水酒醺醺, thú vàng nhã hương khí mây lành, đêm mát như nước rưới hân hoan).” Hay trong bài từ Mộc Lan Hoa Mạn (木蘭花慢) của Vương Uẩn (王惲, 1227-1304) nhà Nguyên lại có câu: “Hòa khí nhất gia thụy ái, từ nhan cửu thập nhu nghi (和氣一家瑞靄、慈顏九十柔儀, hòa khí một nhà tươi tốt, hiền từ chín chục uy nghi).” Lại trong bài Chủng Ngọc Ký (種玉記), phần Phong Công (封功) của Uông Đình Nột (汪廷訥, 1573-1619) nhà Thanh có câu: “Thụy ái mông lung, hương phiêu kim điện lô yên ủng (瑞靄朦朧、香飄金殿爐煙擁, khói sương mờ ảo, hương vờn điện báu lò khói nghi ngút).” Hay như trong bài Tán Hương “Tâm Nhiên Ngũ Phận (心然五分)” rất phổ biến trong Thiền môn có câu: “Tâm nhiên ngũ phận, phổ biến thập phương, hương yên đồng tử ngộ chơn thường, tỷ quán diệu nan lường, thụy ái tường quang, kham hiến pháp trung vương (心然五分、普遍十方、香煙童子悟眞常、鼻觀妙難量、瑞靄祥光、堪獻法中王, tâm đốt năm phần, biến khắp mười phương, khói hương đồng tử ngộ chơn thường, mũi quán mầu khó lường, sương khói hào quang, dâng cúng đấng pháp vương).” Trong Tông Giám Pháp Lâm (宗鑑法林, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 66, No. 1297) quyển 67 có đoạn: “Thụy ái tường yên tỏa ngọc lâu, diệu niên vương tử tứ ưu du, lưu ly điện thượng kỵ kim mã, minh nguyệt đường tiền cổn tú cầu (瑞靄祥煙鎖玉樓、妙年王子恣優遊、琉璃殿上騎金馬、明月堂前輥繡毬, sương khói mây lành quyện ngọc lầu, năm mới vương tử mặc ngao du, lưu ly trên điện cỡi vàng ngựa, trăng sáng trước nhà quay tú cầu).” Hay trong bài Nhất Động Sơn (一洞山) của Tuyết Phong Nghĩa Tồn Thiền Sư Ngữ Lục (雪峰義存禪師語錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 69, No. 1333) quyển Hạ cũng có đoạn: “Thiên hạ danh truyền đệ nhất sơn, sơn trung hữu động dị nhân hoàn, quỳnh chi dao thảo phương phi ngoại, thụy ái tường vân phiêu miểu gian, ngẫu kiến kim liên tùng địa dũng, thúc khan bạch hạc tự thiên hoàn (天下名傳第一山、山中有洞異人寰、璚芝瑤草芳菲外、瑞靄祥雲縹緲間、偶見金蓮從地湧、倏看白鶴自天還, thiên hạ nổi tiếng số một non, núi trong có động người lạ sống, cành son lá ngọc thơm xinh ngát, sương khói mây lành mù mịt trong, chợt thấy sen vàng từ đất vọt, thoáng nhìn hạc trắng bay trở về).”
(雪峰眞覺禪師語錄, Seppōshinkakuzenjigoroku): 2 quyển, do Tuyết Phong Nghĩa Tồn (雪峰義存) nhà Đường soạn, Lâm Hoằng Diễn (林弘衍) biên tập, san hành vào năm thứ 12 (1639) niên hiệu Sùng Trinh (崇禎), còn được gọi là Tuyết Phong Nghĩa Tồn Thiền Sư Ngữ Lục (雪峰義存禪師語錄, Seppōgisonzenjigoroku), Tuyết Phong Quảng Lục (雪峰廣錄, Seppōkōroku). Qua lời tựa của Vương Tùy (王隨) vào năm thứ 10 (1032) niên hiệu Thiên Thánh (天聖) và lời tựa của Tôn Giác (孫覺) vào năm thứ 3 (1080) niên hiệu Nguyên Phong (元豐), chúng ta biết rằng tác phẩm này đã được san hành dưới thời nhà Tống. Người ta cho thêm vào phần Niên Phổ do Tuyết Phong Ngộ Dật (雪峰悟逸) biên vào năm đầu (1321) niên hiệu Chí Trị (至治) cùng với bản Tuyết Phong Sùng Thánh Thiền Tự Bi Ký Văn (雪峰崇聖禪寺碑記文) của Hồ Huỳnh (胡濙) soạn vào năm thứ 8 (1433) niên hiệu Tuyên Đức (宣德) và san hành bản này. Đại bộ phận nội dung của nó gồm các ngữ yếu thượng đường thị chúng, những vấn đáp thương lượng với chư vị tiên đức khắp nơi, đồng bối, môn hạ, v.v.; ngoài ra còn có một số ít kệ tụng, quy tắc, lời răn dạy, v.v. Cuối quyển hai có thêm phần Niên Phổ. Sau đó, vào năm thứ 15 (1702) niên hiệu Nguyên Lộc (元祿), Vạn Sơn Đạo Bạch (卍山道白) có thêm vào phần phụ lục Tuyết Phong Thiền Sư Nhị Thập Tứ Cảnh Thi (雪峰禪師二十四景詩) và cho san hành tác phẩm này.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.136 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập