Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Sự toàn thiện không thể đạt đến, nhưng nếu hướng theo sự toàn thiện, ta sẽ có được sự tuyệt vời. (Perfection is not attainable, but if we chase perfection we can catch excellence.)Vince Lombardi
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Tôi biết ơn những người đã từ chối giúp đỡ tôi, vì nhờ có họ mà tôi đã tự mình làm được. (I am thankful for all of those who said NO to me. Its because of them I’m doing it myself. )Albert Einstein
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tuyết Phong Nghĩa Tồn »»
(巖頭全奯, Gantō Zenkatsu, 828-887): hay còn gọi là Toàn Hoát (全豁), người Huyện Nam An (南安縣), Tuyền Châu (泉州, thuộc Tỉnh Phúc Kiến ngày nay), họ là Kha (柯). Ban đầu ông theo xuất gia với Nghĩa Công (義公) ở Linh Tuyền Tự (靈泉寺), rồi thọ cụ túc giới ở Tây Minh Tự (西明寺) thuộc Trường An (長安). Ông đã từng giao du với Tuyết Phong Nghĩa Tồn (雪峰義存) và Khâm Sơn Văn Thúy (欽山文邃), rồi sau khi đến tham vấn Ngưỡng Sơn Huệ Tịch (仰山慧寂); ông lại đến học pháp với Đức Sơn Tuyên Giám (德山宣鑑) và kế thừa dòng pháp của vị nầy. Về sau, ông đến cử xướng Thiền phong ở Ngọa Long Sơn (臥龍山, Nham Đầu) bên Hồ Động Đình (洞庭湖). Vào ngày mồng 8 tháng 4 năm thứ 3 (887) niên hiệu Quang Khải (光啓, theo Tổ Đường Tập là ngày mồng 4 tháng 4 năm thứ 5 niên hiệu Trung Hòa), ông bị giặc cướp đâm cho một đao, ông rán hết sức mình thét vang một tiếng và thị tịch, hưởng thọ 60 tuổi đời. Sau ông được ban cho thụy hiệu là Thanh Nghiễm Đại Sư (清儼大師).
(定上座, Jō Jōza, ?-?): nhân vật sống cuối thời nhà Đường, vị tăng của Lâm Tế Tông Trung Quốc. Cuối phần Cảnh Đức Truyền Đăng Lục (景德傳燈錄), theo ký lục của Lâm Tế Lục (臨濟錄) cho thấy, ông thuộc pháp từ của Lâm Tế. Còn trong Bích Nham Lục (碧巖錄) thì sau khi đắc pháp, ông có vấn đáp với ba nhân vật Nham Đầu Toàn Khoát (巖頭全奯), Tuyết Phong Nghĩa Tồn (雪峰義存) và Khâm Sơn Văn Thúy (欽山文邃).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập