"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Tôn giáo của tôi rất đơn giản, đó chính là lòng tốt.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tướng Quốc Tự »»
(藤原惺窩, Fujiwara Seika, 1561-1619): Nho gia sống vào khoảng đầu thời Giang Hộ; tên là Túc (, Shuku); tự Liễm Phu (, Rempu); biệt hiệu là Sài Lập Tử (柴立子), Bắc Nhục Sơn Nhân (北肉山人), Quảng Bàn Oa (廣胖窩); thân phụ là Lãnh Tuyền Vi Thuần (冷泉爲純, Reizei Tamezumi); sinh ra tại Quận Tam Mộc (三木郡, Miki-gun), tiểu quốc Bá Ma (播磨, Harima, nay thuộc Hyōgo-ken [兵庫縣]), trong một gia đình danh vọng của dòng họ Lãnh Tuyền (冷泉, Reizei). Sau khi phụ thân và anh bị tử trận trong chiến loạn, ông lên kinh đô, xuất gia ở Tướng Quốc Tự (相國寺, Sōkoku-ji), học về Nho và Phật. Vào năm 1590 (Thiên Chánh [天正] 18), sau cuộc hội đàm với sứ thần nước Triều Tiên, ông có khuynh hướng nghiêng về phía Nho học hơn. Đến năm 1596 (Khánh Trường [慶長] nguyên niên), ông quyết chí sang nhà Minh cầu học, nhưng không thành. Sau đó, trong khoảng thời gian 1598-1600, ông giao lưu với Khương Hãng (姜沆), Nho gia của Triều Tiên đang bị giam lỏng tại Nhật Bản với tư cách là tù binh và có ảnh hưởng rất lớn tư tưởng của vị này. Trong khoảng thời gian này, ông được sự bảo trợ của Xích Tùng Quảng Thông (赤松廣通, Akamatsu Hiromichi), Thành chủ của Long Dã Thành (龍野城, Tsuno-jō) ở Bá Ma; nhưng do vì Quảng Thông bị chết trong chiến trận Sekigahara (關ヶ原), ông lui về ẩn cư ở Lạc Bắc (洛北), kinh đô Kyoto. Lấy Chu Tử Học làm chủ yếu, ông dung hòa Dương Minh Học và Phật Giáo, chủ trương “giống nhau trong cái khác biệt”. Ông đưa ra học thuyết luân lý mang tính lý luận gọi là “tu thân trị thế”; và trở thành Tổ của Nho học thời Cận Đại. Đệ tử của ông có Khuất Hạnh Am (堀杏庵), Lâm La Sơn (林羅山), Na Ba Hoạt Sở (那波活所), Tùng Vĩnh Xích Ngũ (松永尺五), v.v.
(東林常聰, Tōrin Jōsō, 1025-1091): vị tăng của Phái Hoàng Long (黃龍派) thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, người vùng Diên Bình (延平, Nam Bình, Tỉnh Phúc Kiến), họ là Thí (施). Sau khi xuất gia, ông đến tham học với Hoàng Long Huệ Nam (黃龍慧南) trong suốt 20 năm trường, được trao truyền cho huyền chỉ đại pháp, rồi đến trú tại Lặc Đàm Tự (泐潭寺), sau đó chuyển đến Đông Lâm Tự (東林寺) ở Giang Châu (江州, Cửu Giang, Tỉnh Giang Tây). Ngôi chùa này xưa kia vốn là Luật Viện, nhưng theo chiếu chỉ của vua Thần Tông vào năm thứ 3 (1080) niên hiệu Nguyên Phong (元豐), thì được đổi thành ngôi Thiền tự. Khi ấy vị Thái Thú Nam Xương (南昌, Tỉnh Giang Tây) là Vương Thiều (王韶) mới cung thỉnh Hối Đường Tổ Tâm (晦堂祖心) về đây trú trì, thế nhưng Hối Đường lại cử Thường Thông đến thay thế. Chính nơi đây ông đã tuyên xướng tông phong của mình, tiếp độ rất nhiều học đồ và suốt 60 năm trường nỗ lực nuôi dưỡng nhân tài. Sau đó, có chiếu chỉ mời ông đến trú trì Trí Hải Thiền Viện (智海禪院) ở Tướng Quốc Tự (相國寺), nhưng ông cố từ không nhận. Sau ông được ban cho Tử Y cùng với hiệu là Quảng Huệ Thiền Sư (廣慧禪師). Hơn nữa, vào năm thứ 3 niên hiệu Nguyên Hựu (元祐), thể theo lời trình tấu của Từ Vương (徐王), ông được ban cho hiệu khác là Chiếu Giác Thiền Sư (照覺禪師). Vào ngày 30 tháng 9 năm thứ 6 (1091) đồng niên hiệu trên, ông thị tịch, hưởng thọ 67 tuổi.
(慧林宗本, Erin Sōhon, 1020-1099): vị tăng của Vân Môn Tông Trung Quốc, hiệu là Pháp Không (法空), người vùng Vô Tích (無錫), Thường Châu (常州, Tỉnh Giang Tô), họ là Quản (管). Năm lên 19 tuổi, ông theo hầu Đạo Thăng (道昇) ở Thừa Thiên Vĩnh An Viện (承天永安院) thuộc Tô Châu (蘇州, Tỉnh Giang Tô). Sau 10 năm, ông xuống tóc xuất gia và thọ giới, sau đó ông du phương tham học. Trước hết ông đến tham yết Nghĩa Hoài (義懷) ở Cảnh Đức (景德), Trì Châu (池州, Tỉnh An Huy) và được khế ngộ. Đến khi Nghĩa Hoài chuyển đến Thiên Y Sơn (天衣山) ở Việt Châu (越州, Tỉnh Triết Giang) và Tiến Phước Tự (薦福寺) ở Thường Châu, ông cũng đi theo hầu thầy. Sau ông bắt đầu hoạt động truyền bá tông phong ở Thoại Quang Tự (瑞光寺) vùng Tô Châu, rồi chuyển sang Tịnh Từ Tự (淨慈寺). Vào năm thứ 5 (1082) niên hiệu Nguyên Phong (元豐) nhà Tống, thể theo lời thỉnh cầu của vua Thần Tông (神宗), ông đến trú trì Đại Tướng Quốc Tự Từ Lâm Thiền Viện (大相國寺慈林禪院) ở Đông Kinh (東京). Ông còn được vua Triết Tông (哲宗) ban cho hiệu là Viên Chiếu Thiền Sư (圓照禪師). Vào ngày 27 tháng 12 năm thứ 2 (1099) niên hiệu Nguyên Phù (元符), ông thị tịch, hưởng thọ 80 tuổi đời và 50 hạ lạp. Bản Huệ Lâm Tông Bổn Thiền Sư Biệt Lục (慧林宗本禪師別錄) hiện còn lưu hành.
(臨濟宗, Rinzai-shū): tông phái tôn Lâm Tế Nghĩa Huyền (臨濟義玄, Rinzai Gigen) làm tổ, một trong Ngũ Gia Thất Tông (五家七宗) của Trung Quốc. Trải qua 11 đời từ vị sơ tổ Bồ Đề Đạt Ma (s: Bodhidharma, 菩提達磨[摩]) cho đến Nghĩa Huyền, từ đó trải qua 7 đời truyền thừa và xuất hiện Thạch Sương Sở Viên (石霜楚圓). Môn hạ của Thạch Sương có Hoàng Long Huệ Nam (黃龍慧南) và Dương Kì Phương Hội (楊岐方會), từ đó phát sanh ra hai phái Hoàng Long (黃龍), Dương Kì (楊岐). Đối với Thiền Tông Trung Quốc, nếu thêm 2 phái này vào trong 5 tông phái Vân Môn (雲門), Pháp Nhãn (法眼), Tào Động (曹洞), Lâm Tế (臨濟), Quy Ngưỡng (溈仰) thì gọi là Ngũ Gia Thất Tông. Trừ Phái Hoàng Long của Minh Am Vinh Tây (明庵榮西) ra, Lâm Tế Tông đuợc truyền vào Nhật tất cả đều thuộc về hệ thống của Phái Dương Kì. Hàng cháu đời thứ 4 của Dương Kì Phương Hội có xuất hiện Viên Ngộ Khắc Cần (圜悟克勤); thế rồi từ môn hạ của Viên Ngộ có Đại Huệ Tông Cảo (大慧宗杲) và Hổ Kheo Thiệu Long (虎丘紹隆), từ đó ra đời hai phái Đại Huệ (大慧) và Hổ Kheo (虎丘). Hơn nữa, từ môn hạ của Mật Am Hàm Kiệt (密庵咸傑)—pháp hệ của Hổ Kheo—phát sinh dòng phái môn lưu của Tùng Nguyên Sùng Nhạc (松源崇岳), Phá Am Tổ Tiên (破庵祖先) và Tào Nguyên Đạo Sanh (曹源道生). Trước hết, người truyền thừa Thiền nhà Tống sang Nhật Bản đầu tiên là Duệ Sơn Giác A (叡山覺阿), vị tăng đã từng tham vấn Hạt Đường Huệ Viễn (瞎堂慧遠)—pháp từ của Viên Ngộ Khắc Cần. Tiếp theo đó là Minh Am Vinh Tây (明庵榮西), người đã sang nhà Tống lần thứ hai và kế thừa dòng pháp của Hư Am Hoài Sưởng (虛庵懷敞). Dòng pháp của Giác A bị dứt tuyệt; riêng Phái Hoàng Long (黃龍派) của Minh Am Vinh Tây vẫn kéo dài cho đến hiện tại thong qua hai chùa Thọ Phước Tự (壽福寺, Jufuku-ji) và Kiến Nhân Tự (建仁寺, Kennin-ji). Người đồng thời đại với Vinh Tây là Đại Nhật Năng Nhẫn (大日能忍) thì trú tại Tam Bảo Tự (三寶寺, Sampō-ji), Nhiếp Tân (攝津, Settsu), nhân đọc các thư tịch Thiền mà độc ngộ, tự xưng là Đạt Ma Tông (達磨宗) và mở rộng giáo hóa khắp nơi, nhưng ông lại bị phê phán là “không thầy ngộ một mình”. Từ đó, ông giao phó cho đệ tử đem chỗ sở ngộ của ông sang nhà Tống trình lên cho Chuyết Am Đức Quang (拙庵德光)—đệ tử của Đại Huệ Tông Cảo—để nhận ấn khả. Sau đó, môn lưu của ông được giáo đoàn của Vĩnh Bình Đạo Nguyên (永平道元, Eihei Dōgen) hấp thu rồi đi đến đoạn tuyệt. Thiên Hựu Tư Thuận (天祐思順), v.v., sang nhà Tống cầu pháp, trải qua 13 năm trường, rồi được ấn khả của Kính Tẩu Cư Giản (敬叟居簡)—đệ tử của Chuyết Am Đức Quang, đến trú trì Thắng Lâm Tự (勝林寺) vùng Thảo Hà (草河), nhưng môn lưu của ông chẳng phát triển được chút nào. Viên Nhĩ (圓爾)—người theo học môn lưu của Vinh Tây, sang nhà Tống cầu pháp và đến tham yết Vô Chuẩn Sư Phạm (無準師範) thuộc Phái Phá Am—cũng trở về nước vào năm thứ 2 (1241) niên hiệu Nhân Trị (仁治), khai sáng Thừa Thiên Tự (承天寺, Shōten-ji) và Sùng Phước Tự (崇福寺, Sūfuku-ji) ở vùng Bác Đa (博多, Hakata), rồi kiến lập Đông Phước Tự (東福寺, Tōfuku-ji) ở kinh đô Kyōto, được hàng công võ quy y theo và nỗ lực xây dựng cơ sở để phát triển một môn phái lớn. Đạo Hựu (道祐) ở Diệu Kiến Đường (妙見堂) vùng Lạc Bắc (洛北, Rakuhoku), Tánh Tài Pháp Thân (性才法身)—vị tổ khai sơn Viên Phước Tự (圓福寺) ở Tùng Đảo (松島, Matsushima), v.v., cũng là những người đồng môn của Viên Nhĩ. Kế đến, Vô Bổn Giác Tâm (無本覺心)—vị tổ khai sơn Tây Phương Tự (西方寺, Saihō-ji) ở Do Lương (由良), Kỷ Y (紀伊, Kii)—cũng đã từng được Thối Canh Hành Dũng (退耕行勇), Đạo Nguyên (道元), Thiên Hựu Tư Thuận (天祐思順) động viên và sang nhà Tống cầu đạo, thọ pháp với Vô Môn Huệ Khai (無門慧開)—người thuộc dòng phái của Đạo Giả Đạo Ninh (道者道寧), nhân vật huynh đệ với Viên Ngộ Khắc Cần (圜悟克勤), và trở về nước. Một loạt những người như vậy đều xuất thân từ hai tông Hiển Mật, đã truyền vào Nhật tôn giáo mới của nhà Tống để bổ sung thêm cho Phật Giáo cũ, nhưng lại mai danh ẩn tích ở các địa phương chứ không xuất hiện nơi chốn đô hội, và ý thức khai sáng giáo đoàn mới cũng rất mong manh. Tiếp theo, xuất hiện những vị tăng do vì tránh tình hình bất an dưới thời nhà Tống đã vượt biển sang Nhật Bản để tìm lẽ sống. Tỷ dụ như trường hợp của Lan Khê Đạo Long (蘭溪道隆) sang Nhật vào năm thứ 4 (1246) niên hiệu Khoan Nguyên (寬元). Sau khi sống qua Viên Giác Tự (圓覺寺, Enkaku-ji) ở vùng Bác Đa và Tuyền Dũng Tự (泉涌寺, Senyū-ji) ở kinh đô Kyōto, Lan Khê xuống vùng Liêm Thương (鎌倉, Kamakura), được Tướng Quân Bắc Điều Thời Lại (北條時頼, Hōjō Tokiyori) quy y theo và làm tổ khai sơn Kiến Trường Tự (建長寺, Kenchō-ji). Đó là cuộc truyền thừa Thiền thuần túy, thoát xác khỏi các tông Hiển Mật. Thêm vào đó, thông qua môi giới của Viên Nhĩ, có đồng môn Ngột Am Phổ Ninh (兀庵普寧) sang Nhật, nhờ sự hộ trì của Thời Lại; nhờ vậy Thiền lâm Nhật Bản dần dần được chỉnh đốn, sản sinh ra nhiều môn đệ và các vị tăng Nhật Bản sang nhà Tống cầu pháp tăng thêm nhiều. Nam Phố Thiệu Minh (南浦紹明) và Cự Sơn Chí Nguyên (巨山志源)—những người truyền thừa dòng pháp của Phái Tùng Nguyên (松源派) cùng trở về nước, rồi Đại Hưu Chánh Niệm (大休正念)—đồng hàng huynh đệ với Vô Tượng Tĩnh Chiếu (無象靜照) cũng thuộc Phái Tùng Nguyên—quy quốc, được Tướng Quân Bắc Điều Thời Tông (北條時宗, Hōjō Tokimune) và anh em Tông Chính (宗政) quy y theo. Hơn nữa, đáp lời thỉnh cầu của Thời Tông, Tây Giản Tử Đàm (西礀子曇) cũng đáp thuyền sang Nhật; nhưng sau khi Lan Khê Đạo Long viên tịch, ông lại trở về nước. Sau đó, có Vô Học Tổ Nguyên (無學祖元) và Kính Đường Giác Viên (鏡堂覺圓) sang Nhật. Được Tướng Quân Bắc Điều Thời Tông tín nhiệm và quy y theo, Vô Học trở thành tổ khai sơn của Viên Giác Tự (圓覺寺, Enkaku-ji) ở vùng Liêm Thương (鎌倉, Kamakura). Giống như Vô Học và Kính Đường, có Tiều Cốc Duy Tiên (樵谷惟僊)—người thuộc Phái Tùng Nguyên—trở về nước và truyền trao dòng pháp mới. Trong khi đó, có vị tăng sang Nhật là Linh Sơn Đạo Ẩn (靈山道隱). Đến thời nhà Nguyên, có hai nhân vật làm sứ tiết hòa bình của hai triều Văn Vĩnh (文永), Hoằng An (弘安) và làm Thông Sự hướng dẫn cho Tây Giản Tử Đàm (西礀子曇), là Nhất Sơn Nhất Ninh (一山一寧) và Đông Lí Đức Hội (東里德會) của Phái Tào Nguyên (曹源派) cũng sang Nhật. Tiếp theo đó, có mấy người thuộc Phái Tào Nguyên lên thuyền sang Nhật như Thanh Chuyết Chánh Trừng (清拙正澄) theo lời thỉnh cầu của tướng quân Bắc Điều Cao Thời (北條高時, Hōjō Takatoki); Minh Cực Sở Tuấn (明極楚俊), Trúc Tiên Phạn Tiên (竺仙梵僊), v.v., theo lời mời của dòng họ Đại Hữu (大友) ở vùng Phong Hậu (豐後). Đồng môn với Trúc Tiên có Nguyệt Lâm Đạo Kiểu (月林道皎), Thạch Thất Thiện Cửu (石室善玖) thì sang nhà Tống cầu pháp và trở về nước. Trong hệ thống Thiền nhà Nguyên, tông phong của các vị tăng theo Thiền Niệm Phật rất thịnh hành; vì mến mộ tông phong của Trung Phong Minh Bổn (中峰明本) trên Thiên Mục Sơn (天目山), nên nhiều tăng sĩ Nhật Bản đã đến đây cầu pháp và trở về nước. Tỷ dụ như Viễn Khê Tổ Hùng (遠溪祖雄), Cổ Tiên Ấn Nguyên (古先印元), Phục Am Tông Kỷ (復庵宗己), Nghiệp Hải Bổn Tịnh (業海本淨), Minh Tẩu Tề Triết (明叟齊哲), Vô Ẩn Nguyên Hối (無隱元晦), Quan Tây Nghĩa Nam (關西義南), v.v. Bên cạnh đó, còn có mấy người kế thừa dòng pháp của Thiên Nham Nguyên Trường (千岩元長)—đệ tử của Trung Phong—như Đại Chuyết Tổ Năng (大拙祖能), Bích Nham Vi Xán (碧巖囗璨). Những người cùng dòng pháp của Vạn Phong Thời Úy (萬峰時蔚)—người đồng môn với Đại Chuyết và Bích Nham—có Ẩn Nguyên Long Kỷ (隱元隆琦) thuộc Phái Hoàng Bá (黃檗派). Tông phong mang tính ẩn dật chính là đặc trưng dưới thời đại này. Giống như những người kế thừa Thiền Niệm Phật, môn hạ của Phái Phá Am (破庵派) có Vô Văn Nguyên Tuyển (無文元選)—nhân vật kế thừa dòng pháp của Cổ Mai Chánh Hữu (古梅正友), hay Tịch Thất Nguyên Quang (寂室元光)—pháp tôn của Lan Khê Đạo Long. Họ thọ nhận tông phong phái này, trở về nước và truyền bá khắp các địa phương. Về Phái Đại Huệ, Trung Nham Viên Nguyệt (中巖圓月), Đông Truyền Chánh Tổ (東傳正祖), Vô Sơ Đức Thỉ (無初德始), v.v., truyền bá dòng pháp mới; riêng Ngu Trung Châu Cập (愚中周及) thì truyền thừa dòng pháp của Tức Hưu Khế Liễu (卽休契了) và hình thành nên một phái mới. Xưa nay, những người cầu pháp ở ngoại quốc có 24 dòng, 46 dòng hay 59 dòng; trong đó trừ 4 dòng của Tào Động Tông (曹洞宗, Sōtō-shū) ra, còn lại 55 dòng thuộc về Lâm Tế Tông. Trong số những nhà truyền pháp thuộc các dòng này, trừ những người bảo trì Thiền Niệm Phật mang tính ẩn dật ra, đại bộ phận các môn lưu đều được hàng công võ quy y theo, thường sống tại 5 ngôi danh sát lớn ở kinh đô Kyōto, Liêm Thương (鎌倉, Kamakura) và hình thành nên Phái Ngũ Sơn (五山派) với giáo đoàn phức hợp, đa dạng. Đó là hai chùa Kiến Nhân Tự (建仁寺, Kennin-ji) cũng như Thọ Phước Tự (壽福寺, Jufuku-ji) của Vinh Tây; Tịnh Diệu Tự (淨妙寺, Jōmyō-ji) của Thối Canh Hành Dũng (退耕行勇); Đông Phước Tự (東福寺, Tōfuku-ji) của Viên Nhĩ; Kiến Trường Tự (建長寺, Kenchō-ji) của Lan Khê Đạo Long; Viên Giác Tự (圓覺寺, Enkaku-ji) của Vô Học Tổ Nguyên; Tịnh Trí Tự (淨智寺, Jōchi-ji) của Ngột Am Phổ Ninh (兀庵普寧) và Nam Châu Hoằng Hải (南洲宏海); Vạn Thọ Tự (萬壽寺, Manju-ji) của Đông Sơn Trạm Chiếu (東山湛照); Nam Thiền Tự (南禪寺, Nanzen-ji) của Vô Quan Huyền Ngộ (無關玄悟); Thiên Long Tự (天龍寺, Tenryū-ji) và Tướng Quốc Tự (相國寺, Sōkoku-ji) của Mộng Song Sơ Thạch (夢窻疎石), v.v. Ngoài Phái Ngũ Sơn chịu dưới sự quản chế của chính quyền Mạc Phủ, có xuất hiện Bạt Đội Đắc Thắng (拔隊得勝) và Từ Vân Diệu Ý (慈雲妙意)—pháp tôn của Vô Bổn Giác Tâm (無本覺心), người đi về bố giáo ở các địa phương ngay từ ban đầu. Bạt Đội sáng lập Hướng Nhạc Tự (向嶽寺, Kōgaku-ji) ở vùng Giáp Phỉ (甲斐, Kai); còn Từ Vân thì khai sáng Quốc Thái Tự (國泰寺, Kokutai-ji) ở Việt Trung (越中, Ecchū) và hình thành nên một dòng phái riêng. Ngoài ra, Vô Văn Nguyên Tuyển kiến lập Phương Quảng Tự (方廣寺, Hōkō-ji) ở Áo Sơn (奥山, Okuyama), Viễn Giang (遠江). Tịch Thất Nguyên Quang là hàng pháp tôn của Lan Khê Đạo Long, không có mối quan hệ gì với Phái Ngũ Sơn, chuyên tâm giáo hóa ở các địa phương và xây dựng Vĩnh Quang Tự (永光寺, Eikō-ji) ở vùng Cận Giang (近江). Những Thiền tăng tại các địa phương có Ngu Trung Châu Cập thoát ly khỏi Phái Mộng Song của Ngũ Sơn; ông khai sáng Phật Thông Tự (佛通寺, Buttsū-ji) ở An Nghệ (安芸), được sự ủng hộ đắc lực của dòng họ Tiểu Tảo Xuyên (小早川) và hình thành giáo đoàn nhỏ. Tại trưng ương kinh đô, trong số những người không chịu sự thống chế của chính quyền Mạc Phủ có Tông Phong Diệu Siêu (宗峰妙超)—môn hạ của Nam Phố Thiệu Minh (南浦紹明), vị tăng truyền dòng pháp của mình dưới thời đại Liêm Thương. Bên cạnh đó, còn xuất hiện đệ tử của Tông Phong là Quan Sơn Huệ Huyền (關山慧玄). Tông Phong thì khai sáng Đại Đức Tự (大德寺, Daitoku-ji) ở vùng Tử Dã (紫野, Murasakino); Quan Sơn thì kiến lập Diệu Tâm Tự (妙心寺, Myōshin-ji) ở Hoa Viên (花園, Hanazono) và trở thành sơ tổ của chùa này.Cả hai thầy trò đều được Hoa Viên Pháp Hoàng (花園法皇, Hanazono Hōkō) thâm tín quy y theo. Đối với Thiền lâm Ngũ Sơn, những ngôi chùa Hướng nhạc, Quốc Thái, Phương Quảng, Vĩnh Nguyên, Phật Thông, Đại Đức, Diệu Tâm được gọi là Lâm Hạ Thiền Lâm (林下禪林), vẫn duy trì tông phong từ ngàn xưa, khắc kỷ, đạm bạc mà không hề nhận sự ủng hộ của chính quyền Mạc Phủ. Chính nhân tài của Ngũ Sơn cũng lưu nhập vào hệ thống này, làm cho hưng thạnh; cuối cùng nhờ những nhà Đại Danh thời Chiến Quốc (戰國, Sengoku) quy y theo, hơn nữa những ngôi chùa con ở các địa phương thuộc Phái Ngũ Sơn đã quy hướng về Phái Diệu Tâm Tự (妙心寺派) của Quan Sơn. Cuộc biến động cải cách vào cuối thời nhà Minh và đầu nhà Thanh đã đưa đẩy Ẩn Nguyên Long Kỷ (隱元隆琦), Đạo Giả Siêu Nguyên (道者超元), v.v., sang Nhật, đem lại ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với Thiền lâm trong nước. Từ các phái nhỏ xuất hiện Cổ Nguyệt Thiền Tài (古月禪才), Tuyệt Đồng Bất Nhị (絕同不二), v.v., những nhân vật thuộc Phái Linh Vân (靈雲派) trong Diệu Tâm Tây Phái (妙心西派); cho nên các Tăng Đường ở địa phương được phục hưng và làm cho hồi phục quy cũ tu hành của tập đoàn. Thêm vào đó, từ Phái Thánh Trạch (聖澤派) trong Diệu Tâm Tây Phái lại xuất hiện Bạch Ẩn Huệ Hạc (白隱慧鶴)—người kế thừa dòng pháp của Đạo Kính Huệ Đoan (道鏡慧端); nhờ vậy đã quét sạch những tệ hại lâu năm và vãn hồi được tông phong. Vào năm thứ 7 (1874) niên hiệu Minh Trị (明治, Meiji), qua bản cáo bố của Bộ Tuyên Giáo, hai tông Lâm Tế và Tào Động được độc lập. Đến năm thứ 9 cùng niên hiệu trên, từ Lâm Tế Tông, môn hạ của Ẩn Nguyên Long Kỷ cũng được độc lập với tên gọi là Hoàng Bá Tông (黃檗宗, Ōbaku-shū), trở thành thế chân vạc ba phái Thiền Tông. Trong những Bản Sơn (本山, Honzan, ngôi chùa tổ) các phái của Lâm Tế Tông có 14 phái với các chùa như Nam Thiền Tự (南禪寺, Nanzen-ji), Thiên Long Tự (天龍寺, Tenryū-ji), Tướng Quốc Tự (相國寺, Sōkoku-ji), Kiến Nhân Tự (建仁寺, Kennin-ji), Đông Phước Tự (東福寺, Tōfuku-ji), Kiến Trường Tự (建長寺, Kenchō-ji), Viên Giác Tự (圓覺寺, Enkaku-ji), Đại Đức Tự (大德寺, Daitoku-ji), Diệu Tâm Tự (妙心寺, Myōshin-ji), Hướng Nhạc Tự (向嶽寺, Kōgaku-ji), Quốc Thái Tự (國泰寺, Kokutai-ji), Phương Quảng Tự (方廣寺, Hōkō-ji), Vĩnh Nguyên Tự (永源寺, Eigen-ji) và Phật Thông Tự (佛通寺, Buttsū-ji). Vị Quản Trưởng (管長, Kanchō) thống lãnh trong phái, đặt đạo tràng chuyên môn để đào tạo đàn hậu tấn.
(六角定賴, Rokkaku Sadayori, 1495-1552): nhà Chiến Quốc Đại Danh ở phía Nam Cận Giang (近江, Ōmi); con của Lục Giác Cao Lại (六角高賴, Rokkaku Takayori); thông xưng là Tứ Lang (四郎); giới danh là Vân Quang Tự Điện Quang Thất Quy Công Đại Cư Sĩ (雲光寺殿光室龜公大居士); thụy hiệu là Giang Vân (江雲). Vào năm 1504 (Vĩnh Chánh [永正] nguyên niên), ông xuất gia làm Tăng sĩ ở Từ Chiếu Viện (慈照院) của Tướng Quốc Tự (相國寺, Sōkoku-ji) thuộc kinh đô Kyoto, với tên gọi là Cát Thị Giả (吉侍者). Tuy nhiên, do vì anh ông là Lục Giác Thị Cương (六角氏綱, Rokkaku Ujitsuna) đánh nhau với dòng họ Tế Xuyên (細川, Hosokawa), bị trọng thương và qua đời vào năm 1518 (Vĩnh Chánh 15); vì vậy ông buộc phải hoàn tục để kế tục gia nghiệp. Sau đó, ông làm Cận Vệ cho Tướng Quân Túc Lợi Nghĩa Trị (足利義稙, Ashikaga Yoshitane), nhưng lại bị vị này đuổi đi. Sau ông cùng với Tế Xuyên Cao Quốc (細川高國, Hosokawa Takakuni) ủng hộ đưa Túc Lợi Nghĩa Tình (足利義晴, Ashikaga Yoshiharu) lên làm Tướng Quân đời thứ 12; nhờ vậy, ông được Nghĩa Tình bổ nhiệm cho làm chức Quản Lãnh. Chính ông là người đã tạo nên thời kỳ hưng thịnh nhất cho dòng họ Lục Giác.
(銀閣寺, Ginkaku-ji): ngôi chùa của Phái Tướng Quốc Tự (相國寺派) thuộc Lâm Tế Tông, hiện tọa lạc tại Ginkakuji-chō (銀閣寺町), Sakyō-ku (左京區), Kyōto-shi (京都市); hiệu là Đông Sơn Từ Chiếu Tự (東山慈照寺), tên thường gọi là Ngân Các Tự. Tượng thờ chính là Thích Ca Như Lai. Vị Tướng Quân đời thứ 8 của dòng họ Túc Lợi là Nghĩa Chính (義政, Yoshimasa) đã bỏ công trong vòng 10 năm trường từ năm 1482 (Văn Minh [文明] 14) để xây dựng nên chùa này. Từ đó, chùa được lấy tên theo hiệu của Nghĩa Chính là Từ Chiếu Tự (慈照寺). Nghĩa Chính vô cùng yêu thích ngôi Tây Phương Tự (西芳寺) do Mộng Song Quốc Sư (夢窻國師) sáng lập ra, mới bắt chước các kiến trúc của Tây Lai Đường (西來堂), Đông Am (東庵), Lưu Ly Điện (瑠璃殿), Ngao Nguyệt Kiều (遨月橋) của chùa này, mà tạo nên Đông Cầu Đường (東求堂), Tây Chỉ Am (西指庵), Quan Âm Điện (觀音殿), Long Bối Kiều (龍背橋). Nghĩa Chính cũng thỉnh thoảng đến chơi Kim Các Tự (金閣寺, Kinkaku-ji), nhưng rõ ràng Ngân Các Tự không thể nào sánh bằng chùa này được. Đối xứng với sự sáng lạn của vương triều Bình An thông qua Kim Các Tự, Ngân Các Tự thể hiện sự thâm u, nghiêm tịnh của Thiền. Tuy nhiên, khi tiếp xúc trực tiếp với ngôi bảo sát này, ta thấy chùa có vẻ đẹp tuyệt trần qua làn cát trắng phản chiếu; còn phía trước Hướng Nguyệt Đài (向月台) có khu vườn hồ nhân tạo nhưng rất hữu tình. Còn Đông Cầu Đường, nơi được xem như là thư phòng của Nghĩa Chính, và Quan Âm Điện, tuy là quy mô nhỏ, nhưng cho đến nay vẫn còn truyền đạt cho chúng ta biết được tính mỹ thuật cũng như tính thoát tục của Nghĩa Chính. Cả hai đều được xếp vào hạng quốc bảo.
(一糸文守, Isshi Bunshu, 1608-1646): vị tăng của Lâm Tế Tông Nhật Bản, xuất thân gia đình Cửu Ngã (久我) ở kinh đô Kyoto, tự là Nhất Ty (一糸). Năm lên 14 tuổi, ông đến tham học với Tuyết Sầm Kim (雪岑崟) ở Tướng Quốc Tự (相國寺, Sōkoku-ji), sau đến tham bái Trạch Am Tông Bành (澤庵宗彭). Vào năm thứ 3 (1626) niên hiệu Khoan Vĩnh (寬永), ông theo xuất gia với Luật Sư Hiền Hậu (賢後) trên kinh đô, rồi lại đến tham vấn Trạch Am lần thứ hai. Về sau, ông theo học với Ngu Đường Đông Thật (愚堂東寔), Tuyết Cư Hy Ưng (雪居希膺) và cuối cùng kế thừa dòng pháp của Ngu Đường (có thuyết cho rằng ông kế thừa dòng pháp của Không Tử Nguyên Phổ [空子元普] ở Vĩnh Nguyên Tự [永源寺]). Hậu Thủy Vĩ Thượng Hoàng (後水尾上皇) quy y theo ông, ông được vị này rất tín nhiệm, cho nên vào năm thứ 15 (1638) niên hiệu Khoan Vĩnh, ông cho xây dựng ở vùng Hạ Mậu (賀茂) ngôi Linh Nguyên Viện (靈源院), rồi ba năm sau thì cho xây dựng thêm ngôi Đại Mai Sơn Pháp Thường Tự (大梅山法常寺) ở vùng Đơn Ba (丹波, Tamba, thuộc kinh đô Kyoto); nhưng hai năm sau thì ông lại đến trú ở Vĩnh Nguyên Tự (永源寺, Eigen-ji) vùng Cận Giang (近江, Ōmi, thuộc Shiga-ken [滋賀縣]). Ông thị tịch vào ngày 19 tháng 3 năm thứ 3 niên hiệu Chánh Bảo (正保), hưởng thọ 39 tuổi đời và 20 hạ lạp. Đến năm 1678, ông được ban tặng hiệu Định Tuệ Minh Quang Phật Đảnh Quốc Sư (定慧明光佛頂國師). Dòng pháp từ của ông có Thạch Đỉnh Văn Ngoan (石鼎文頑), Như Tuyết Văn Nham (如雪文巖), Trí Minh Tịnh Nhân (智明淨因), v.v. Ông có lưu lại khá nhiều thư tịch như Đại Mai Nhất Ty Hòa Thượng Ngữ Lục (大梅一糸和尚語錄) 5 quyển, Phật Đảnh Quốc Sư Nhất Ty Hòa Thượng Ngữ Lục (佛頂國師一糸和尚語錄) 5 quyển, Nhất Ty Hòa Thượng Thi Kệ (一糸和尚詩偈) 1 quyển, Nhất Ty Hòa Thượng Pháp Ngữ (一糸和尚法語), Đại Mai Sơn Dạ Thoại (大梅山夜話), v.v.
(s: dharmacakra, p: dhammacakka, 法輪): bánh xe pháp, tỷ dụ cho Phật pháp, có ba nghĩa chính. (1) Phá tan, vì Phật pháp có thể phá tan tội ác của chúng sanh, giống như bánh xe báu của Chuyển Luân Thánh Vương có thể nghiền nát vụn những tảng đá lớn nhỏ; nên gọi là pháp luân. (2) Quay lăn mãi, vì giáo pháp của đức Phật không dừng lại ở bất cứ một người nào hay nơi nào, giống như bánh xe lăn mãi trên đường không dừng lại, nên gọi là pháp luân. (3) Tròn đầy, vì giáo pháp của đức Phật tròn đầy, không khuyết, nên lấy sự tròn đầy của bánh xe mà thí dụ. Như trong Hoa Nghiêm Đạo Tràng Khởi Chỉ Đại Lược (華嚴道塲起止大略, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 74, No. 1474) có đoạn: “Sơ thành chánh giác, hiện thần biến ư Bồ Đề Tràng trung, tái chuyển pháp luân, chấn viên âm ư Phổ Quang Minh Điện, biến Thất Xứ nhi hằng diễn, lịch Cửu Hội dĩ đồng tuyên, phu vạn hạnh chi nhân hoa, nghiêm Nhất Thừa chi đạo quả (初成正覺、現神變於菩提塲中、再轉法輪、震圓音於普光明殿、遍七處而恆演、歷九會以同宣、敷萬行之因華、嚴一乘之道果, mới thành chánh giác, hiện thần biến nơi Bồ Đề Đạo Tràng, tái chuyển xe pháp, chấn viên âm nơi Phổ Quang Minh Điện, khắp Bảy Chốn mà hằng diễn, trãi chín hội vốn cùng tuyên, rãi muôn hạnh ấy nhân hoa, nghiêm Nhất Thừa ấy đạo quả).” Hay trong Kiến Trung Tĩnh Quốc Tục Đăng Lục (建中靖國續燈錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 78, No. 1556) quyển 9, phần Đông Kinh Đại Tướng Quốc Tự Huệ Lâm Thiền Viện Viên Chiếu Thiền Sư (東京大相國寺慧林禪院圓照禪師), cũng có đoạn: “Tích nhật Linh Sơn thắng tập, tùy cơ đại chuyển pháp luân, kim triêu Tuyển Phật Trường khai, thùy thủ nguyện dương Phật sự (昔日靈山勝集、隨機大轉法輪、今朝選佛場開、垂手願揚佛事, xưa kia Linh Sơn tập hội, tùy cơ đại chuyển pháp luân, sáng nay Tuyển Phật Trường bày, buông tay nguyện làm Phật sự).” Pháp luân còn gọi là phạm luân (梵輪). Như trong Đại Trí Độ Luận (大智度論, Taishō Vol. 25, No. 1509) quyển 8 giải thích rằng: “Phật chuyển pháp luân, hoặc danh pháp luân, hoặc danh phạm luân (佛轉法輪、或名法輪、或名梵輪, đức Phật chuyển bánh xe pháp, hoặc gọi là pháp luân, hoặc gọi là phạm luân).” Về tự tánh của pháp luân, các bộ phái đều có những thuyết khác nhau. Trong đó, 10 bộ như Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ (s: Sarvāstivādin, 說一切有部), Đa Văn Bộ (s: Bāhuśrutīya, Bāhulika, p: Bahussutaka, Bāhulika, 多聞部), Kinh Lượng Bộ (s: Sautrāntika, 經量部), v.v., chủ trương lấy Bát Chánh Đạo (s: āryāṣṭāṇga-mārga, āryāṣṭāṇgika-mārga, p: ariyāṭṭhaṅgika-magga, 八正道) làm thể của pháp luân. Còn 10 bộ khác như Đại Chúng Bộ (s, p: Mahāsāṅghika, 大衆部), Pháp Tạng Bộ (s: Dharmaguptaka, 法藏部), Ẩm Quang Bộ (s: Kāśyapīya, 飲光部), v.v., thì lấy ngôn từ của đức Phật làm pháp luân.
(慈受懷深, Jiju Eshin, 1077-1131): vị tăng của Vân Môn Tông Trung Quốc, được gọi là Từ Thọ Thiền Sư (慈受禪師), xuất thân vùng Lục An (六安), Phủ Thọ Xuân (壽春府, Tỉnh An Huy), họ là Hạ (夏). Năm lên 14 tuổi, ông xuống tóc xuất gia, rồi vào năm đầu niên hiệu Sùng Ninh (崇寧, 1102-1106), ông đến Gia Hòa (嘉禾, Tỉnh Triết Giang), kế thừa dòng pháp của Trường Lô Sùng Tín (長蘆崇信) ở Tư Phước Tự (資福寺). Khi Sùng Tín chuyển đến Trường Lô, ông đi theo thầy và tại đây gặp được Phật Giám Huệ Cần (佛鑑慧懃). Vào ngày mồng 10 tháng 8 năm thứ 3 (1113) niên hiệu Chính Hòa (政和), ông bắt đầu khai mở đạo tràng thuyết pháp tại Tư Phước Tự vùng Thành Nam (城南), Nghi Chơn (儀眞, Tỉnh Giang Tô). Sau do vì Thần Tiêu Cung (神霄宮) được sửa sang lại, nên ông chuyển đến Tương Sơn (蔣山) và sống tại Tây Am (西庵). Vào ngày mồng 6 tháng 9 năm thứ 7 cùng niên hiệu trên, thể theo lời thỉnh cầu ông đến trú trì Tiêu Sơn (焦山, Tỉnh Giang Tô). Rồi theo sắc chiếu vào năm thứ 3 (1121) niên hiệu Tuyên Hòa (宣和), ông đến trú trì Huệ Lâm Thiền Viện (慧林禪院) ở Đại Tướng Quốc Tự (大相國寺) trên Đông Kinh (東京, Tỉnh Hà Nam). Vào ngày 22 tháng 5, ông khai đường thuyết pháp tại đây, đến năm thứ 2 (1127) niên hiệu Tĩnh Khang (靖康), ông xin phép rời khỏi Huệ Lâm Thiền Viện nhưng nhà vua không chấp thuận, lần thứ hai ông xin tiếp và bỏ đi. Ông đi qua Thiên Thai, đến Linh Nham (靈巖), sau đó lại trở về Tương Sơn, trãi qua mấy tháng tại đây, và cuối cùng lui về ẩn cư tại Bao Sơn (包山) ở Động Đình (洞庭). Vào ngày 20 tháng 4 năm thứ 2 niên hiệu Thiệu Hưng (紹興), ông thị tịch, hưởng thọ 56 tuổi đời và 36 hạ lạp. Hiện còn lưu hành bản Từ Thọ Thâm Hòa Thượng Quảng Lục (慈受深和尚廣錄) 4 quyển.
(蔣山法泉, Shōsan Hōsen, khoảng giữa thế kỷ 11): vị tăng của Vân Môn Tông Trung Quốc, người Tùy Châu (隨州, Tỉnh Hồ Bắc), họ là Thời (時). Lúc còn nhỏ tuổi ông đã tài mẫn, thông minh, sau ông theo xuất gia với Tín Kỷ (信玘) ở Trí Môn Viện (智門院) thuộc Long Cư Sơn (龍居山). Sau khi thọ Cụ Túc giới xong, ông đến tham yết Vân Cư Hiểu Thuấn (雲居曉舜) và kế thừa dòng pháp của vị này. Đầu tiên ông đến trú tại Đại Minh Tự (大明寺), rồi trãi qua một số chùa khác như Thiên Khoảnh (千頃), Linh Nham (靈巖), Nam Minh (南明), Tương Sơn (蔣山). Ngoài ra, thể theo chiếu chỉ ông đến trú trì Trí Hải Thiền Viện (智海禪院) ở Đại Tướng Quốc Tự (大相國寺). Ông được ban cho thụy hiệu là Phật Huệ Thiền Sư (佛慧禪師). Ông là người đã từng đọc sách rất nhiều, nên được gọi là Tuyền Vạn Quyển (泉萬巻).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập