Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chỉ có một hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời này là yêu thương và được yêu thương. (There is only one happiness in this life, to love and be loved.)George Sand
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tùy Văn Ký »»
(孤雲懷弉, Koun Ejō, 1198-1280): vị tăng của Tào Động Tông Nhật Bản, sống vào khoảng đầu và giữa thời Liêm Thương, vị Tổ đời thứ 2 của Vĩnh Bình Tự (永平寺, Eihei-ji), húy là Hoài Trang (懷弉, 懷奘), thông xưng là Nhị Tổ Quốc Sư (二祖國師), thụy hiệu là Đạo Quang Phổ Chiếu Quốc Sư (道光普照國師); xuất thân kinh đô Kyoto, họ Đằng Nguyên (藤原, Fujiwara). Ông theo xuất gia với Viên Năng (圓能) ở Hoành Xuyên (横川, Yokogawa) trên Tỷ Duệ Sơn (比叡山, Hieizan). Đến năm 1218, ông thọ Bồ Tát Giới, chuyên tâm tu học giáo nghĩa của vùng Nam Đô và Tịnh Độ; rồi đến tham Thiền với Giác Yến (覺晏) ở Đa Võ Phong (多武峰) vùng Đại Hòa (大和, Yamato) và học pháp Đạt Ma Tông. Sau đó, nhân nghe Đạo Nguyên (道元, Dōgen) từ bên Trung Quốc trở về nước, ông đến Kiến Nhân Tự (建仁寺, Kennin-ji) ở vùng Sơn Thành (山城, Yamashiro) để tham vấn vị này; và đến năm 1234 thì trở thành đệ tử vè kế thừa dòng pháp của Đạo Nguyên. Ông đã từng trợ lực cho thầy mình tại Hưng Thánh Bảo Lâm Tự (興聖寶林寺), Vĩnh Bình Tự, và trở thành vỉ Tổ đời thứ 2 của Vĩnh Bình Tự. Ông có công lớn trong việc biên tập bộ Chánh Pháp Nhãn Tạng (正法眼藏, Shōbōgenzō) và ghi lại toàn bộ lời dạy của Đạo Nguyên, để sau này hình thành bộ Chánh Pháp Nhãn Tạng Tùy Văn Ký (正法眼藏隨聞記). Khi Đạo Nguyên qua đời trên kinh đô Kyoto, ông mang hài cốt thầy về an táng tại Vĩnh Bình Tự. Vào năm 1267, ông lui về ẩn cư ở ngôi nhà phía đông của chùa, và giao lại trách nhiệm cho Nghĩa Giới (義介). Vào ngày 24 tháng 8 năm thứ 3 (1280) niên hiệu Hoằng An (弘安), ông thị tịch, hưởng thọ 83 tuổi đời và 63 hạ lạp. Thể theo di huấn, ông được an táng kế bên ngôi tháp của Đạo Nguyên. Trước tác của ông có Quang Minh Tạng Tam Muội (光明藏三昧).
(日遠, Nichion, 1572-1642): vị Tăng của Nhật Liên Tông, sống vào khoảng giữa hai thời đại An Thổ Đào Sơn và Giang Hộ, vị Tổ đời thứ 22 của Cửu Viễn Tự (久遠寺, Kuon-ji); húy là Nhật Viễn (日遠), Nhật Trân (日珍); tự Nghiêu Thuận (堯順) hay Nghiêu Nhuận (堯潤); hiệu là Tâm Tánh Viện (心性院); xuất thân kinh đô Kyoto. Năm lên 6 tuổi, ông theo làm đệ tử của Nhật Trùng (日重) ở Bổn Mãn Tự (本滿寺). Đến năm 28 tuổi, ông thay thế Nhật Trùng đến giảng ở Phạn Cao Đàn Lâm (飯高檀林); rồi đến năm 1604 thì kế thừa anh ông là Nhật Càn (日乾) làm trú trì Cửu Viễn Tự ở Thân Diên Sơn. Sau đó, ông có xây dựng trường học Đàn Lâm tại chùa này. Năm 1608, nhân cuộc luận tranh Tông nghĩa của nhóm Nhật Kinh (日經), ông đến ẩn cư ở vùng Đại Dã (大野, Ōno) và sáng lập ra Bổn Viễn Tự (本遠寺). Vào năm 1615, theo mệnh của chính quyền Mạc Phủ, ông trở về sống ở Cửu Viễn Tự; rồi đến năm sau thì nhường chức trú trì lại cho đệ tử Nhật Yếu (日要). Đến năm 1630, ông dàn trận thế luận tranh Tông nghĩa ở Thành Giang Hộ (江戸城, Edo-jō), rồi Phái Không Nhận Không Cho thắng lợi, nên đã tạo được cơ sở vững chắc cho Nhật Liên Tông vốn lấy Cửu Viễn Tự làm trung tâm. Sau đó, ông đến sống ở Bổn Môn Tự (本門寺) ở vùng Trì Thượng (池上, Ikegami), Võ Tàng (武藏, Musashi); và ông cùng với Nhật Trùng, Nhật Càn được gọi là ba vị tổ thời Trung Hưng của Nhật Liên Tông. Trước tác của ông có rất nhiều như Thiên Thai Tam Đại Bộ Tùy Văn Ký (天台三大部隨聞記) 37 quyển, An Quốc Luận Tư Ký (安國論私記) 2 quyển, Bổn Tôn Sao Tư Ký (本尊抄私記) 1 quyển, Đương Gia Bổn Tôn Luận Nghĩa Lạc Cư (當家本尊論義樂居) 1 quyển, Pháp Hoa Kinh Tùy Âm Cú (法華經隨音句) 2 quyển, v.v.
(僧叡, Sōei, 1762-1826): học Tăng của Phái Bổn Nguyện Tự thuộc Tịnh Độ Chơn Tông, sống vào khoảng cuối thời Giang Hộ; húy là Tăng Duệ (僧叡); tên lúc nhỏ là Tả Kinh (左京); thụy hiệu Thắng Giải Viện (勝解院); hiệu Ưng Thành (鷹城), Thạch Tuyền (石泉); xuất thân vùng Hộ Hà Nội (戸河內, Togouchi), An Nghệ (安芸, Aki, thuộc Hiroshima-ken [廣島縣]); trưởng nam của Viên Đế (圓諦) ở Chơn Giáo Tự (眞敎寺) vùng An Nghệ. Năm 1773, đến nhập môn làm đệ tử của Tuệ Vân (慧雲) ở Báo Chuyên Phường (報專坊), An Nghệ, học về giáo nghĩa Chơn Tông; nghiên cứu thêm cả Phạn Ngữ, Nhân Minh và thông hiểu luôn Thiên Thai giáo học. Sau ông tuyên xướng thuyết Hoằng Nguyện Trợ Chánh (弘願助正) và trong dịp An Cư năm 1817 ở Học Lâm của Tây Bổn Nguyện Tự, ông lại đưa ra các học thuyết mới, tạo nên luận tranh trong nội bộ Tông môn và bị điều tra. Đến năm 1825, ông được cử làm chức Ty Giáo (司敎). Ông là Tổ của Học Phái Thạch Tuyền (石泉學派). Trước tác của ông có rất nhiều như Trợ Chánh Thích Vấn (助正釋問) 1 quyển, Văn Loại Thuật Văn (文類述聞) 8 quyển, Giáo Hành Tín Chứng Tùy Văn Ký (敎行信証隨聞記) 63 quyển, Sài Môn Huyền Thoại (柴門玄話) 1 quyển, v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập