Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Cho dù không ai có thể quay lại quá khứ để khởi sự khác hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ hôm nay để tạo ra một kết cuộc hoàn toàn mới. (Though no one can go back and make a brand new start, anyone can start from now and make a brand new ending. )Carl Bard
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tùng Nguyên Sùng Nhạc »»
(臨濟宗, Rinzai-shū): tông phái tôn Lâm Tế Nghĩa Huyền (臨濟義玄, Rinzai Gigen) làm tổ, một trong Ngũ Gia Thất Tông (五家七宗) của Trung Quốc. Trải qua 11 đời từ vị sơ tổ Bồ Đề Đạt Ma (s: Bodhidharma, 菩提達磨[摩]) cho đến Nghĩa Huyền, từ đó trải qua 7 đời truyền thừa và xuất hiện Thạch Sương Sở Viên (石霜楚圓). Môn hạ của Thạch Sương có Hoàng Long Huệ Nam (黃龍慧南) và Dương Kì Phương Hội (楊岐方會), từ đó phát sanh ra hai phái Hoàng Long (黃龍), Dương Kì (楊岐). Đối với Thiền Tông Trung Quốc, nếu thêm 2 phái này vào trong 5 tông phái Vân Môn (雲門), Pháp Nhãn (法眼), Tào Động (曹洞), Lâm Tế (臨濟), Quy Ngưỡng (溈仰) thì gọi là Ngũ Gia Thất Tông. Trừ Phái Hoàng Long của Minh Am Vinh Tây (明庵榮西) ra, Lâm Tế Tông đuợc truyền vào Nhật tất cả đều thuộc về hệ thống của Phái Dương Kì. Hàng cháu đời thứ 4 của Dương Kì Phương Hội có xuất hiện Viên Ngộ Khắc Cần (圜悟克勤); thế rồi từ môn hạ của Viên Ngộ có Đại Huệ Tông Cảo (大慧宗杲) và Hổ Kheo Thiệu Long (虎丘紹隆), từ đó ra đời hai phái Đại Huệ (大慧) và Hổ Kheo (虎丘). Hơn nữa, từ môn hạ của Mật Am Hàm Kiệt (密庵咸傑)—pháp hệ của Hổ Kheo—phát sinh dòng phái môn lưu của Tùng Nguyên Sùng Nhạc (松源崇岳), Phá Am Tổ Tiên (破庵祖先) và Tào Nguyên Đạo Sanh (曹源道生). Trước hết, người truyền thừa Thiền nhà Tống sang Nhật Bản đầu tiên là Duệ Sơn Giác A (叡山覺阿), vị tăng đã từng tham vấn Hạt Đường Huệ Viễn (瞎堂慧遠)—pháp từ của Viên Ngộ Khắc Cần. Tiếp theo đó là Minh Am Vinh Tây (明庵榮西), người đã sang nhà Tống lần thứ hai và kế thừa dòng pháp của Hư Am Hoài Sưởng (虛庵懷敞). Dòng pháp của Giác A bị dứt tuyệt; riêng Phái Hoàng Long (黃龍派) của Minh Am Vinh Tây vẫn kéo dài cho đến hiện tại thong qua hai chùa Thọ Phước Tự (壽福寺, Jufuku-ji) và Kiến Nhân Tự (建仁寺, Kennin-ji). Người đồng thời đại với Vinh Tây là Đại Nhật Năng Nhẫn (大日能忍) thì trú tại Tam Bảo Tự (三寶寺, Sampō-ji), Nhiếp Tân (攝津, Settsu), nhân đọc các thư tịch Thiền mà độc ngộ, tự xưng là Đạt Ma Tông (達磨宗) và mở rộng giáo hóa khắp nơi, nhưng ông lại bị phê phán là “không thầy ngộ một mình”. Từ đó, ông giao phó cho đệ tử đem chỗ sở ngộ của ông sang nhà Tống trình lên cho Chuyết Am Đức Quang (拙庵德光)—đệ tử của Đại Huệ Tông Cảo—để nhận ấn khả. Sau đó, môn lưu của ông được giáo đoàn của Vĩnh Bình Đạo Nguyên (永平道元, Eihei Dōgen) hấp thu rồi đi đến đoạn tuyệt. Thiên Hựu Tư Thuận (天祐思順), v.v., sang nhà Tống cầu pháp, trải qua 13 năm trường, rồi được ấn khả của Kính Tẩu Cư Giản (敬叟居簡)—đệ tử của Chuyết Am Đức Quang, đến trú trì Thắng Lâm Tự (勝林寺) vùng Thảo Hà (草河), nhưng môn lưu của ông chẳng phát triển được chút nào. Viên Nhĩ (圓爾)—người theo học môn lưu của Vinh Tây, sang nhà Tống cầu pháp và đến tham yết Vô Chuẩn Sư Phạm (無準師範) thuộc Phái Phá Am—cũng trở về nước vào năm thứ 2 (1241) niên hiệu Nhân Trị (仁治), khai sáng Thừa Thiên Tự (承天寺, Shōten-ji) và Sùng Phước Tự (崇福寺, Sūfuku-ji) ở vùng Bác Đa (博多, Hakata), rồi kiến lập Đông Phước Tự (東福寺, Tōfuku-ji) ở kinh đô Kyōto, được hàng công võ quy y theo và nỗ lực xây dựng cơ sở để phát triển một môn phái lớn. Đạo Hựu (道祐) ở Diệu Kiến Đường (妙見堂) vùng Lạc Bắc (洛北, Rakuhoku), Tánh Tài Pháp Thân (性才法身)—vị tổ khai sơn Viên Phước Tự (圓福寺) ở Tùng Đảo (松島, Matsushima), v.v., cũng là những người đồng môn của Viên Nhĩ. Kế đến, Vô Bổn Giác Tâm (無本覺心)—vị tổ khai sơn Tây Phương Tự (西方寺, Saihō-ji) ở Do Lương (由良), Kỷ Y (紀伊, Kii)—cũng đã từng được Thối Canh Hành Dũng (退耕行勇), Đạo Nguyên (道元), Thiên Hựu Tư Thuận (天祐思順) động viên và sang nhà Tống cầu đạo, thọ pháp với Vô Môn Huệ Khai (無門慧開)—người thuộc dòng phái của Đạo Giả Đạo Ninh (道者道寧), nhân vật huynh đệ với Viên Ngộ Khắc Cần (圜悟克勤), và trở về nước. Một loạt những người như vậy đều xuất thân từ hai tông Hiển Mật, đã truyền vào Nhật tôn giáo mới của nhà Tống để bổ sung thêm cho Phật Giáo cũ, nhưng lại mai danh ẩn tích ở các địa phương chứ không xuất hiện nơi chốn đô hội, và ý thức khai sáng giáo đoàn mới cũng rất mong manh. Tiếp theo, xuất hiện những vị tăng do vì tránh tình hình bất an dưới thời nhà Tống đã vượt biển sang Nhật Bản để tìm lẽ sống. Tỷ dụ như trường hợp của Lan Khê Đạo Long (蘭溪道隆) sang Nhật vào năm thứ 4 (1246) niên hiệu Khoan Nguyên (寬元). Sau khi sống qua Viên Giác Tự (圓覺寺, Enkaku-ji) ở vùng Bác Đa và Tuyền Dũng Tự (泉涌寺, Senyū-ji) ở kinh đô Kyōto, Lan Khê xuống vùng Liêm Thương (鎌倉, Kamakura), được Tướng Quân Bắc Điều Thời Lại (北條時頼, Hōjō Tokiyori) quy y theo và làm tổ khai sơn Kiến Trường Tự (建長寺, Kenchō-ji). Đó là cuộc truyền thừa Thiền thuần túy, thoát xác khỏi các tông Hiển Mật. Thêm vào đó, thông qua môi giới của Viên Nhĩ, có đồng môn Ngột Am Phổ Ninh (兀庵普寧) sang Nhật, nhờ sự hộ trì của Thời Lại; nhờ vậy Thiền lâm Nhật Bản dần dần được chỉnh đốn, sản sinh ra nhiều môn đệ và các vị tăng Nhật Bản sang nhà Tống cầu pháp tăng thêm nhiều. Nam Phố Thiệu Minh (南浦紹明) và Cự Sơn Chí Nguyên (巨山志源)—những người truyền thừa dòng pháp của Phái Tùng Nguyên (松源派) cùng trở về nước, rồi Đại Hưu Chánh Niệm (大休正念)—đồng hàng huynh đệ với Vô Tượng Tĩnh Chiếu (無象靜照) cũng thuộc Phái Tùng Nguyên—quy quốc, được Tướng Quân Bắc Điều Thời Tông (北條時宗, Hōjō Tokimune) và anh em Tông Chính (宗政) quy y theo. Hơn nữa, đáp lời thỉnh cầu của Thời Tông, Tây Giản Tử Đàm (西礀子曇) cũng đáp thuyền sang Nhật; nhưng sau khi Lan Khê Đạo Long viên tịch, ông lại trở về nước. Sau đó, có Vô Học Tổ Nguyên (無學祖元) và Kính Đường Giác Viên (鏡堂覺圓) sang Nhật. Được Tướng Quân Bắc Điều Thời Tông tín nhiệm và quy y theo, Vô Học trở thành tổ khai sơn của Viên Giác Tự (圓覺寺, Enkaku-ji) ở vùng Liêm Thương (鎌倉, Kamakura). Giống như Vô Học và Kính Đường, có Tiều Cốc Duy Tiên (樵谷惟僊)—người thuộc Phái Tùng Nguyên—trở về nước và truyền trao dòng pháp mới. Trong khi đó, có vị tăng sang Nhật là Linh Sơn Đạo Ẩn (靈山道隱). Đến thời nhà Nguyên, có hai nhân vật làm sứ tiết hòa bình của hai triều Văn Vĩnh (文永), Hoằng An (弘安) và làm Thông Sự hướng dẫn cho Tây Giản Tử Đàm (西礀子曇), là Nhất Sơn Nhất Ninh (一山一寧) và Đông Lí Đức Hội (東里德會) của Phái Tào Nguyên (曹源派) cũng sang Nhật. Tiếp theo đó, có mấy người thuộc Phái Tào Nguyên lên thuyền sang Nhật như Thanh Chuyết Chánh Trừng (清拙正澄) theo lời thỉnh cầu của tướng quân Bắc Điều Cao Thời (北條高時, Hōjō Takatoki); Minh Cực Sở Tuấn (明極楚俊), Trúc Tiên Phạn Tiên (竺仙梵僊), v.v., theo lời mời của dòng họ Đại Hữu (大友) ở vùng Phong Hậu (豐後). Đồng môn với Trúc Tiên có Nguyệt Lâm Đạo Kiểu (月林道皎), Thạch Thất Thiện Cửu (石室善玖) thì sang nhà Tống cầu pháp và trở về nước. Trong hệ thống Thiền nhà Nguyên, tông phong của các vị tăng theo Thiền Niệm Phật rất thịnh hành; vì mến mộ tông phong của Trung Phong Minh Bổn (中峰明本) trên Thiên Mục Sơn (天目山), nên nhiều tăng sĩ Nhật Bản đã đến đây cầu pháp và trở về nước. Tỷ dụ như Viễn Khê Tổ Hùng (遠溪祖雄), Cổ Tiên Ấn Nguyên (古先印元), Phục Am Tông Kỷ (復庵宗己), Nghiệp Hải Bổn Tịnh (業海本淨), Minh Tẩu Tề Triết (明叟齊哲), Vô Ẩn Nguyên Hối (無隱元晦), Quan Tây Nghĩa Nam (關西義南), v.v. Bên cạnh đó, còn có mấy người kế thừa dòng pháp của Thiên Nham Nguyên Trường (千岩元長)—đệ tử của Trung Phong—như Đại Chuyết Tổ Năng (大拙祖能), Bích Nham Vi Xán (碧巖囗璨). Những người cùng dòng pháp của Vạn Phong Thời Úy (萬峰時蔚)—người đồng môn với Đại Chuyết và Bích Nham—có Ẩn Nguyên Long Kỷ (隱元隆琦) thuộc Phái Hoàng Bá (黃檗派). Tông phong mang tính ẩn dật chính là đặc trưng dưới thời đại này. Giống như những người kế thừa Thiền Niệm Phật, môn hạ của Phái Phá Am (破庵派) có Vô Văn Nguyên Tuyển (無文元選)—nhân vật kế thừa dòng pháp của Cổ Mai Chánh Hữu (古梅正友), hay Tịch Thất Nguyên Quang (寂室元光)—pháp tôn của Lan Khê Đạo Long. Họ thọ nhận tông phong phái này, trở về nước và truyền bá khắp các địa phương. Về Phái Đại Huệ, Trung Nham Viên Nguyệt (中巖圓月), Đông Truyền Chánh Tổ (東傳正祖), Vô Sơ Đức Thỉ (無初德始), v.v., truyền bá dòng pháp mới; riêng Ngu Trung Châu Cập (愚中周及) thì truyền thừa dòng pháp của Tức Hưu Khế Liễu (卽休契了) và hình thành nên một phái mới. Xưa nay, những người cầu pháp ở ngoại quốc có 24 dòng, 46 dòng hay 59 dòng; trong đó trừ 4 dòng của Tào Động Tông (曹洞宗, Sōtō-shū) ra, còn lại 55 dòng thuộc về Lâm Tế Tông. Trong số những nhà truyền pháp thuộc các dòng này, trừ những người bảo trì Thiền Niệm Phật mang tính ẩn dật ra, đại bộ phận các môn lưu đều được hàng công võ quy y theo, thường sống tại 5 ngôi danh sát lớn ở kinh đô Kyōto, Liêm Thương (鎌倉, Kamakura) và hình thành nên Phái Ngũ Sơn (五山派) với giáo đoàn phức hợp, đa dạng. Đó là hai chùa Kiến Nhân Tự (建仁寺, Kennin-ji) cũng như Thọ Phước Tự (壽福寺, Jufuku-ji) của Vinh Tây; Tịnh Diệu Tự (淨妙寺, Jōmyō-ji) của Thối Canh Hành Dũng (退耕行勇); Đông Phước Tự (東福寺, Tōfuku-ji) của Viên Nhĩ; Kiến Trường Tự (建長寺, Kenchō-ji) của Lan Khê Đạo Long; Viên Giác Tự (圓覺寺, Enkaku-ji) của Vô Học Tổ Nguyên; Tịnh Trí Tự (淨智寺, Jōchi-ji) của Ngột Am Phổ Ninh (兀庵普寧) và Nam Châu Hoằng Hải (南洲宏海); Vạn Thọ Tự (萬壽寺, Manju-ji) của Đông Sơn Trạm Chiếu (東山湛照); Nam Thiền Tự (南禪寺, Nanzen-ji) của Vô Quan Huyền Ngộ (無關玄悟); Thiên Long Tự (天龍寺, Tenryū-ji) và Tướng Quốc Tự (相國寺, Sōkoku-ji) của Mộng Song Sơ Thạch (夢窻疎石), v.v. Ngoài Phái Ngũ Sơn chịu dưới sự quản chế của chính quyền Mạc Phủ, có xuất hiện Bạt Đội Đắc Thắng (拔隊得勝) và Từ Vân Diệu Ý (慈雲妙意)—pháp tôn của Vô Bổn Giác Tâm (無本覺心), người đi về bố giáo ở các địa phương ngay từ ban đầu. Bạt Đội sáng lập Hướng Nhạc Tự (向嶽寺, Kōgaku-ji) ở vùng Giáp Phỉ (甲斐, Kai); còn Từ Vân thì khai sáng Quốc Thái Tự (國泰寺, Kokutai-ji) ở Việt Trung (越中, Ecchū) và hình thành nên một dòng phái riêng. Ngoài ra, Vô Văn Nguyên Tuyển kiến lập Phương Quảng Tự (方廣寺, Hōkō-ji) ở Áo Sơn (奥山, Okuyama), Viễn Giang (遠江). Tịch Thất Nguyên Quang là hàng pháp tôn của Lan Khê Đạo Long, không có mối quan hệ gì với Phái Ngũ Sơn, chuyên tâm giáo hóa ở các địa phương và xây dựng Vĩnh Quang Tự (永光寺, Eikō-ji) ở vùng Cận Giang (近江). Những Thiền tăng tại các địa phương có Ngu Trung Châu Cập thoát ly khỏi Phái Mộng Song của Ngũ Sơn; ông khai sáng Phật Thông Tự (佛通寺, Buttsū-ji) ở An Nghệ (安芸), được sự ủng hộ đắc lực của dòng họ Tiểu Tảo Xuyên (小早川) và hình thành giáo đoàn nhỏ. Tại trưng ương kinh đô, trong số những người không chịu sự thống chế của chính quyền Mạc Phủ có Tông Phong Diệu Siêu (宗峰妙超)—môn hạ của Nam Phố Thiệu Minh (南浦紹明), vị tăng truyền dòng pháp của mình dưới thời đại Liêm Thương. Bên cạnh đó, còn xuất hiện đệ tử của Tông Phong là Quan Sơn Huệ Huyền (關山慧玄). Tông Phong thì khai sáng Đại Đức Tự (大德寺, Daitoku-ji) ở vùng Tử Dã (紫野, Murasakino); Quan Sơn thì kiến lập Diệu Tâm Tự (妙心寺, Myōshin-ji) ở Hoa Viên (花園, Hanazono) và trở thành sơ tổ của chùa này.Cả hai thầy trò đều được Hoa Viên Pháp Hoàng (花園法皇, Hanazono Hōkō) thâm tín quy y theo. Đối với Thiền lâm Ngũ Sơn, những ngôi chùa Hướng nhạc, Quốc Thái, Phương Quảng, Vĩnh Nguyên, Phật Thông, Đại Đức, Diệu Tâm được gọi là Lâm Hạ Thiền Lâm (林下禪林), vẫn duy trì tông phong từ ngàn xưa, khắc kỷ, đạm bạc mà không hề nhận sự ủng hộ của chính quyền Mạc Phủ. Chính nhân tài của Ngũ Sơn cũng lưu nhập vào hệ thống này, làm cho hưng thạnh; cuối cùng nhờ những nhà Đại Danh thời Chiến Quốc (戰國, Sengoku) quy y theo, hơn nữa những ngôi chùa con ở các địa phương thuộc Phái Ngũ Sơn đã quy hướng về Phái Diệu Tâm Tự (妙心寺派) của Quan Sơn. Cuộc biến động cải cách vào cuối thời nhà Minh và đầu nhà Thanh đã đưa đẩy Ẩn Nguyên Long Kỷ (隱元隆琦), Đạo Giả Siêu Nguyên (道者超元), v.v., sang Nhật, đem lại ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với Thiền lâm trong nước. Từ các phái nhỏ xuất hiện Cổ Nguyệt Thiền Tài (古月禪才), Tuyệt Đồng Bất Nhị (絕同不二), v.v., những nhân vật thuộc Phái Linh Vân (靈雲派) trong Diệu Tâm Tây Phái (妙心西派); cho nên các Tăng Đường ở địa phương được phục hưng và làm cho hồi phục quy cũ tu hành của tập đoàn. Thêm vào đó, từ Phái Thánh Trạch (聖澤派) trong Diệu Tâm Tây Phái lại xuất hiện Bạch Ẩn Huệ Hạc (白隱慧鶴)—người kế thừa dòng pháp của Đạo Kính Huệ Đoan (道鏡慧端); nhờ vậy đã quét sạch những tệ hại lâu năm và vãn hồi được tông phong. Vào năm thứ 7 (1874) niên hiệu Minh Trị (明治, Meiji), qua bản cáo bố của Bộ Tuyên Giáo, hai tông Lâm Tế và Tào Động được độc lập. Đến năm thứ 9 cùng niên hiệu trên, từ Lâm Tế Tông, môn hạ của Ẩn Nguyên Long Kỷ cũng được độc lập với tên gọi là Hoàng Bá Tông (黃檗宗, Ōbaku-shū), trở thành thế chân vạc ba phái Thiền Tông. Trong những Bản Sơn (本山, Honzan, ngôi chùa tổ) các phái của Lâm Tế Tông có 14 phái với các chùa như Nam Thiền Tự (南禪寺, Nanzen-ji), Thiên Long Tự (天龍寺, Tenryū-ji), Tướng Quốc Tự (相國寺, Sōkoku-ji), Kiến Nhân Tự (建仁寺, Kennin-ji), Đông Phước Tự (東福寺, Tōfuku-ji), Kiến Trường Tự (建長寺, Kenchō-ji), Viên Giác Tự (圓覺寺, Enkaku-ji), Đại Đức Tự (大德寺, Daitoku-ji), Diệu Tâm Tự (妙心寺, Myōshin-ji), Hướng Nhạc Tự (向嶽寺, Kōgaku-ji), Quốc Thái Tự (國泰寺, Kokutai-ji), Phương Quảng Tự (方廣寺, Hōkō-ji), Vĩnh Nguyên Tự (永源寺, Eigen-ji) và Phật Thông Tự (佛通寺, Buttsū-ji). Vị Quản Trưởng (管長, Kanchō) thống lãnh trong phái, đặt đạo tràng chuyên môn để đào tạo đàn hậu tấn.
(靈隱寺, Rinnin-ji, Reiin-ji): hiện tọa lạc tại Linh Ẩn Sơn (靈隱山), Hàng Châu (杭州, Tỉnh Triết Giang), gọi đủ là Bắc Sơn Cảnh Đức Linh Ẩn Tự (北山景德靈隱寺). Ban đầu vị tăng Huệ Lý (慧理) dựng am tu tập và dịch kinh. Sau đó, Ngô Việt Vương (呉越王) cho xây dựng Ngũ Bách La Hán Đường (五百羅漢堂), chỉnh trang lại các đường vũ, cung thỉnh Vĩnh Minh Diên Thọ (永明延壽) đến khai đường thuyết giáo. Dưới thời nhà Tống, chùa được liệt vào hàng thứ 2 trong Ngũ Sơn. Minh Giáo Khế Tung (明敎契嵩), Phật Hải Huệ Viễn (佛海慧遠), Phật Chiếu Đức Quang (佛照德光), Tùng Nguyên Sùng Nhạc (松源崇岳), v.v., đã từng chấn tích giáo hóa tại đây. Hơn nữa, dưới thời Nam Tống, Đại Xuyên Phổ Tế (大川普濟) đã từng soạn bộ Ngũ Đăng Hội Nguyên (五燈會元) tại chùa này. Đến thời nhà Thanh, chùa được đổi tên thành Vân Lâm Tự (雲林寺). Trong Sơn Môn có các thắng địa như Phi Lai Phong (飛來峰, tức Tiểu Đóa Phong [小朶峰]), Trực Chỉ Đường (直指堂), Lãnh Tuyền Đình (冷泉亭), Bắc Cao Phong (北高峰), Hô Viên Động (呼猿洞, hay Bạch Viên Động [白猿洞]), Thạch Liên Phong (石蓮峰), Hợp Giản Kiều (合澗橋), Thứu Lãnh (鷲嶺), Cửu Lý Tùng Kính (九里松徑), Hác Lôi Đình (壑雷亭), Liên Phong Đường (蓮峰堂), Chiên Đàn Lâm (栴檀林), v.v.
(松源派, Shōgen-ba): tên một phái kết hợp dòng Thiền của Phái Dương Kì (楊岐派) thuộc Tông Lâm Tế Trung Quốc, trực thuộc pháp hệ của Hổ Kheo Thiệu Long (虎丘紹隆). Tùng Nguyên Sùng Nhạc (松源崇岳), người kế thừa dòng pháp của Mật Am Hàm Kiệt (密庵咸傑), là vị Tổ khai sáng phái này. Môn hạ của Sùng Nhạc có hai vị Tăng kiệt xuất là Vô Minh Huệ Tánh (無明慧性), Vận Am Phổ Nham (運庵普巖); thêm vào đó, còn có Diệt Ông Văn Lễ (滅翁文禮), Tuyết Đậu Trọng Khiêm (雪竇仲謙), Yểm Am Thiện Khai (掩庵善開), v.v. Hơn nữa, sau này môn hạ của Huệ Tánh lại có Lan Khê Đạo Long (蘭溪道隆), rồi môn hạ của Phổ Nham có Hư Đường Trí Ngu (虛堂智愚) xuất hiện. Hư Đường là người dẩn đầu để tạo ra những nhân vật quan trọng của Lâm Tế Tông Nhật Bản như Nam Phố Thiệu Minh (南浦紹明), Tông Phong Diệu Siêu (宗峰妙超), Quan Sơn Huệ Huyền (關山慧玄), v.v. Và những Thiền Tăng nổi tiếng như Đại Hưu Chánh Niệm (大休正念), Vô Tượng Tĩnh Chiếu (無象靜照), Tây Giản Tử Đàm (西礀子曇), Nguyệt Lâm Đạo Kiểu (月林道皎), Thạch Thất Thiện Cửu (石室善玖), Trúc Tiên Phạn Tiên (竺仙梵僊), Minh Cực Sở Tuấn (明極楚俊), Ngu Trung Châu Cập (愚中周及), v.v., đều xuất thân từ phái này cả.
(癡絕道沖, Chizetsu Dōchū, 1169-1250): vị tăng của Lâm Tế Tông Trung Quốc, tự là Si Tuyệt (癡絕), xuất thân Trường Giang (長江), Võ Tín (武信, Tỉnh Tứ Xuyên), họ là Tuân (荀, hay Cẩu [苟]). Ông đến tham học với Tùng Nguyên Sùng Nhạc (松源崇岳) ở Tiến Phước Tự (薦福寺) và làm Thủ Tòa, rồi sau đó khế ngộ huyền chỉ của Tào Nguyên Đạo Sanh (曹源道生). Sau một thời gian đi tham vấn khắp chốn tùng lâm, vào năm thứ 12 (1219) niên hiệu Gia Định (嘉定), ông bắt đầu tuyên thuyết Thiền phong của mình ở Thiên Ninh Tự (天寧寺) vùng Gia Hưng (嘉興, Tỉnh Triết Giang), rồi lại chuyển sang Tương Sơn (蔣山). Đến năm thứ 3 (1239) niên hiệu Gia Hy (嘉熙), ông lên Tuyết Phong Sơn (雪峰山) ở Phúc Châu (福州, Tỉnh Phúc Kiến), rồi sau chuyển đến Thiên Đồng Sơn (天童山) vùng Tứ Minh (四明, Tỉnh Triết Giang). Vào năm thứ 4 (1244) niên hiệu Thuần Hựu (淳祐), ông đến trú trì Linh Ẩn Tự (靈隱寺) ở Hàng Châu (杭州, Tỉnh Triết Giang). Đến năm thứ 9 cùng năm này, Kinh Triệu Duẫn (京兆尹) quy y theo ông, cho nên ông khai sáng ra Pháp Hoa Tự (法華寺) ở vùng Ngô Hưng (呉興, Tỉnh Triết Giang). Cùng năm đó, ông đến trú tại Kính Sơn (徑山) thuộc vùng Lâm An (臨安, Tỉnh Triết Giang). Vào ngày 13 tháng 5 năm thứ 10 niên hiệu Thuần Hựu (淳祐), ông thị tịch, hưởng thọ 82 tuổi đời và 61 hạ lạp. Ông có để lại bộ Si Tuyệt Đạo Xung Thiền Sư Ngữ Lục (癡絕道沖禪師語錄) 2 quyển.
(笑翁妙堪, Shōō Myōtan, 1177-1248): vị tăng của Phái Đại Huệ thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Tiếu Ông (笑翁), xuất thân vùng Từ Khê (慈溪) thuộc Minh Châu (明州, Tỉnh Triết Giang), họ là Mao (毛). Ban đầu ông đến tham học với Tùng Nguyên Sùng Nhạc (松源崇岳) ở Linh Ẩn Tự (靈隱寺) vùng Lâm An (臨安, Tỉnh Triết Giang), và lãnh hội được huyền chỉ nhờ Vô Dụng Tịnh Toàn (無用淨全) ở Thiên Đồng (天童). Sau đó, ông bắt đầu tuyên xướng Thiền phong của mình ở Diệu Thắng Tự (妙勝寺) vùng Minh Châu, và sống qua một số nơi như Quang Hiếu Tự (光孝寺) ở trong vùng, Báo Ân Tự (報恩寺) ở Đài Châu (台州, Tỉnh Triết Giang), Hổ Kheo Tự (虎丘寺) ở Bình Giang (平江, Tỉnh Giang Tô), và Vân Phong Tự (雲峰寺) ở Phúc Châu (福州, Tỉnh Phúc Kiến). Nhân vị Tể Tướng Sử Di Viễn (史彌遠) quy y theo, ông khai sáng ra Đại Từ Tự (大慈寺) ở Minh Châu, rồi sau lại chuyển đến Thoại Nham Tự (瑞巖寺) ở Đài Châu, Giang Tâm Tự (江心寺) ở Ôn Châu (溫州, Tỉnh Triết Giang) và các nơi khác nữa. Vào ngày 27 tháng 3 năm thứ 8 niên hiệu Thuần Hựu (淳祐) ông thị tịch, hưởng thọ 72 tuổi đời và 52 hạ lạp.
(運庵普巖, Unan Fugan, 1156-1226): vị tăng của Phái Tùng Nguyên và Dương Kì thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, tự là Thiếu Chiêm (少瞻), xuất thân Tứ Minh (四明, Tỉnh Triết Giang), họ Đỗ (杜). Sau khi xuất gia, ông đến tham yết Thạch Cổ Hy Di (石鼓希夷) và Vô Dụng Tịnh Toàn (無用淨全). Vào năm thứ 11 (1184) niên hiệu Thuần Hy (淳熙), ông đến tham học với Tùng Nguyên Sùng Nhạc (松源崇岳) ở Trừng Chiếu Thiền Viện (澄照禪院), Phủ Bình Giang (平江府, Tỉnh Giang Tô) và đã từng theo hầu thầy chuyển đến Quang Hiếu Thiền Tự (光孝禪寺) ở Giang Ấm Quân (江蔭軍, Tỉnh Giang Tô), Thật Tế Thiền Viện (實際禪院) ở Trị Phụ Sơn (治父山), Vô Vi Quân (無爲軍, Tỉnh An Huy). Theo hầu Tùng Nguyên Sùng Nhạc được 18 năm, cuối cùng ông kế thừa dòng pháp của vị này. Đến tháng 8 năm thứ 2 (1202) niên hiệu Gia Thái (嘉泰), Sùng Nhạc viên tịch; người anh ruột của thầy ông có xây dựng ngôi Vận Am (運菴) ở Tứ Minh, bèn cung thỉnh ông đến đây trú trì. Vào tháng 3 năm thứ 2 (1206) niên hiệu Khai Hy (開禧), ông chuyển đến Đại Thánh Phổ Chiếu Thiền Tự (大聖普照禪寺) ở Phủ Trấn Giang (鎭江府, Tỉnh Giang Tô). Sau đó, ông từng sống qua các nơi khác như Quang Hiếu Tự (光孝寺) ở Chơn Châu (眞州, Tỉnh Giang Tô), Đạo Tràng Sơn Hộ Thánh Vạn Thọ Thiền Tự (道塲山護聖萬壽禪寺) ở An Cát Châu (安吉州, Tỉnh Triết Giang). Vào ngày mồng 4 tháng 8 năm thứ 2 (1226) niên hiệu Bảo Khánh (寶慶), ông thị tịch, hưởng thọ 71 tuổi. Các thị giả Nguyên Tĩnh (元靖), Trí Năng (智能), Duy Diễn (惟衍) biên tập cuốn Vận Am Phổ Nham Thiền Sư Ngữ Lục (運庵普巖禪師語錄) 1 quyển. Tông Trứ (宗著) soạn bản Hành Thật (行實) về cuộc đời và hành trạng của ông.
(無明慧性, Mumyō Eshō, 1162-1237): vị Thiền Tăng của Phái Tùng Nguyên (松源) thuộc Lâm Tế Tông, hiệu là Vô Minh (無明), người vùng Ba Cừ (巴渠) thuộc vùng Viễn Châu (遠州, Tỉnh Tứ Xuyên), họ là Lý. Ban đầu ông đến tham bái Khuất Am Đức Quang (拙庵德光), kế đến theo hầu Tùng Nguyên Sùng Nhạc (松源崇岳). Về sau, ông đến hóa đạo ở Tư Phước Tự (資福寺) thuộc vùng Kì Châu (蘄州, Tỉnh Hồ Bắc), rồi trải qua sống một số chùa như Trí Độ Tự (智度寺), Năng Nhân (能仁), Hoa Tạng (華藏), Thê Hiền (棲賢) thuộc vùng Lô Sơn (廬山), Tôn Tướng (尊相), Vạn Tạng (萬藏) ở Phủ Bình Giang (平江府, Tỉnh Giang Tô, Tô Châu). Đến ngày 20 tháng 7 năm đầu niên hiệu Gia Nguyên (嘉元), ông thị tịch, hưởng thọ 76 tuổi. Bộ Vô Minh Huệ Tánh Thiền Sư Ngữ Lục (無明慧性禪師語錄) 1 quyển vẫn còn lưu lại cho đến ngày nay.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập