Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tùng Bình Tín Quang »»
(信光明寺, Shinkōmyō-ji): ngôi danh sát của Tịnh Độ Tông, hiệu núi là Di Lặc Sơn (彌勒山), tên chính thức là Di Lặc Sơn Sùng Nhạc Viện Tín Quang Minh Tự (彌勒山崇岳院信光明寺); hiện tọa lạc tại Iwazu-chō (岩津町), Okazaki-shi (岡崎市), Aichi-ken (愛知縣). Vào năm 1451 (Bảo Đức [寶德] 3), Tùng Bình Tín Quang (松平信光, Matsutaira Nobumitsu) phát tâm quy y theo Thích Dự Tồn Quynh (釋譽存冏), Tăng sĩ của Phái Trấn Tây (鎭西派) thuộc Tịnh Độ Tông, đi bố giáo từ Hoằng Kinh Tự (弘經寺, Gukyō-ji) vùng Phạn Chiểu (飯沼, Iinuma, thuộc Ibaraki-ken [茨城縣]) đến tiểu quốc Tam Hà (三河, Mikawa), và khai sáng ra chùa này với mục đích cầu nguyện siêu độ cho tổ tiên quá cố của dòng họ Tùng Bình. Chính sau này vị trú trì đời thứ 2 và thứ 3 của chùa trở thành trú trì của Tri Ân Viện (知恩院, Chion-in) ở kinh đô Kyoto, tạo điều kiện thuận lợi cho Phái Trấn Tây ở địa phương Tam Hà tiến xuất lên kinh đô. Vào năm 1571 (Nguyên Quy [元龜] 2), các ngôi đường vũ của chùa hầu như bị cháy rụi, chỉ còn sót lại Pháp Đường (hiện là Quan Âm Đường); nhưng 2 năm sau thì được tái kiến nhờ mệnh của Tướng Quân Đức Xuyên Gia Khang (德川家康, Tokugawa Ieyasu). Từ đó về sau, chùa trở thành nơi chuyên tâm cầu nguyện cho tổ tiên của dòng họ Tướng Quân, được chính quyền Mạc Phủ bảo hộ tối đa. Vào khoảng cuối thời Giang Hộ (江戸, Edo, 1600-1867), chùa lại gặp nạn hỏa tai và kiến trúc hiện tại là quần thể trước niên hiệu Bảo Vĩnh (寶永, 1704-1710), gồm có: Quan Âm Đường, Khách Điện, Đường Môn, Tổng Môn.
(松平親忠, Matsudaira Chikatada, 1431-1501): Đương Chủ đời thứ 4 của dòng họ Tùng Bình, con trai thứ 3 của Tùng Bình Tín Quang (松平信光, Matsutaira Nobumitsu); tên lúc nhỏ là Trúc Thiên Đại (竹千代); thông xưng là Thứ Lang Tam Lang (次郎三郎). Ông bắt đầu kế thừa gia nghiệp vào khoảng năm 1489 (Trường Hưởng [長享] 3) sau khi phụ thân qua đời, và trở thành chủ nhân Thành An Tường (安祥城, Anshō-jō). Không bao lâu sau, ông xuất gia, lấy hiệu là Tây Trung (西忠), pháp hiệu là Tùng An Viện Điện Thái Dận Tây Trung (松安院殿太胤西忠). Ông qua đời vào ngày mồng 10 tháng 8 năm 1501 (Minh Ứng [明應] 10), hưởng thọ 71 tuổi.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập