Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Túc Lợi Trì Thị »»
(妙本寺, Myōhon-ji): ngôi chùa trung tâm của Nhật Liên Chánh Tông, hiện tọa lạc tại số 1-15-1 Ōmachi (大町), Kamakura-shi (鎌倉市), Kanagawa-ken (神奈川縣); hiệu núi là Trường Hưng Sơn (長興山), được kiến lập vào năm 1260 (Văn Ứng [文應] nguyên niên). Tượng thờ chính của chùa là đồ hình Thập Giới Mạn Trà La (十界曼荼羅), bảo vật của chùa; tương truyền khi Nhật Liên lâm chung tại tư dinh của Trì Thượng Tông Trọng (池上宗仲), bức đồ hình nằm dưới gối của Người. Người khai cơ là Tỷ Xí Năng Bổn (比企能本, Hiki Yoshimoto), và khai sơn là Nhật Lãng (日朗). Tương truyền hiệu núi có liên quan đến Tỷ Xí Năng Viên (比企能員, Hiki Yoshikazu), và tên chùa có liên hệ đến pháp danh của Năng Viên. Có thuyết cho rằng duyên khởi của chùa bắt đầu từ sự việc Tỷ Xí Năng Bổn cúng dường tư dinh vào năm 1274 (Văn Vĩnh [文永] 11), khi Nhật Liên vừa được tha tội và trở về Liêm Thương. Tương truyền đất chùa xưa kia là di tích dinh thự của dòng họ Tỷ Xí vốn bị diệt vong vào năm 1203 (Kiến Nhân [建仁] 3); cho nên vẫn còn các di tích mộ tháp của dòng họ này. Vị trú trì Nhật Luân (日輪) là người kiêm nhiệm cả chùa này lẫn Bổn Môn Tự (本門寺, Honmon-ji) ở Trì Thượng (池上, Ikegami). Trong khuôn viên chùa có Thích Ca Đường, Tướng Quân Túc Lợi Tôn Thị (足利尊氏, Ashikaga Takauji) đã từng bổ nhiệm các vị Cúng Tăng đến đây phục dịch; và sau này Túc Lợi Trì Thị (足利持氏, Ashikaga Mochiuji) lại đặt chức Cúng Tăng tại đây; cho nên uy thế của chùa phát triển mạnh dưới thời đại Thất Đinh. Tuy nhiên, chùa cũng đã trãi qua bao lần bị hỏa tai. Đến thời đại Giang Hộ, các ngôi đường xá được tu tạo và chỉnh trang; cho nên có hơn chục ngôi tháp viện; nhưng hiện tại không còn nữa. Quần thể già lam hiện tồn có Sơn Môn, Tổ Sư Đường, Chánh Điện, Tàng Kinh, Lầu Chuông, Linh Bảo Điện, v.v. Bảo vật của chùa có bức đồ hình Thập Giới Mạn Trà La, tượng Thích Ca Như Lai, tượng Nhật Liên Thánh Nhân bằng gỗ, v.v.
(日出, Nisshutsu, 1381-1459): vị Tăng của Nhật Liên Tông, sống vào khoảng thời đại Thất Đinh, húy là Chánh Tín (正信), Nhật Xuất (日出); tự là Thị Sanh (是生), hiệu Nhất Thừa Phòng (一乘房); xuất thân vùng Võ Tàng (武藏, Musashi). Trước kia ông vốn là tăng sĩ của Thiên Thai Tông, nhưng sau khi được anh ông là Nhật Học (日學) ở Cửu Viễn Tự (久遠寺, Kuon-ji) giáo hóa, ông chuyển sang Nhật Liên Tông. Ông sáng lập ra Bổn Giác Tự (本覺寺) ở vùng Tam Đảo (三島, Mishima), Y Đậu (伊豆, Izu). Về sau, ông luận tranh về Tông nghĩa với Tâm Hải (心海) ở Bảo Giới Tự (寶戒寺) thuộc Thiên Thai Tông và thắng thế; rồi được vị quản lãnh vùng Quan Đông (關東, Kantō) là Túc Lợi Trì Thị (足利持氏, Ashikaga Mochiuji) cúng dường đất đai để kiến lập nên một ngôi Bổn Giác Tự khác, và mở rộng phạm vi giáo hóa của ông đến các địa phương như Giáp Phỉ (甲斐, Kai), Y Đậu (伊豆, Izu) và Liêm Thương (鎌倉, Kamakura). Trước tác của ông có Vĩnh Hưởng Vấn Đáp Ký (永享問答記) 1 quyển.
(永享の法難, Eikyō-no-hōnan): vụ đàn áp môn đồ Nhật Liên Tông ở vùng Liêm Thương vào năm 1436. Trước khi xảy ra vụ này, Nhật Xuất (日出) mở rộng phạm vi giáo hóa của ông rất mạnh ở Liêm Thương và hàng phục được các tông phái khác. Nhân đó, Tâm Hải (心海), vị Tăng ở Kim Cang Bảo Giới Tự (金剛寶戒寺) thuộc Thiên Thai Tông, mới nổi giận và khiêu khích luận tranh về giáo lý với Nhật Xuất. Cuộc luận tranh được tổ chức vào ngày 13 tháng 5 năm 1436, và được gọi là Cuộc Vấn Đáp Vĩnh Hưởng. Lúc ấy, đệ tử của Nhật Thân (日親) là Nhật Xuất cũng tham gia vào cuộc luận tranh này. Kết quả thì Tâm Hải bị bại trận. Nhật Xuất ghi lại tất cả sự việc này rồi đem trình lên cho người quản lãnh Liêm Thương lúc bấy giờ là Túc Lợi Trì Thị (足利持氏, Ashikaga Mochiuji), để tuyên xướng về Tông nghĩa của mình và can gián đừng gây tổn hại cho Tông môn ông nữa. Đương thời, chính Trì Thị cũng hay có sự bất hòa với Thượng Sam Hiến Thật (上杉憲實), người quản lãnh vùng Quan Đông (關東, Kantō) và rất được chính quyền Mạc Phủ tín nhiệm, đến nỗi Hiến Thật phải cử binh đánh Trì Thị. Phần Tâm Hải thì sau khi bị bại về tay Nhật Xuất, ông đã gởi thư kháng tố lên Trì Thị. Theo Truyền Đăng Sao (傳燈抄) của Nhật Thân, Trì Thị đã tịch thâu khoảng 16 ngôi chùa của Nhật Liên Tông ở vùng Liêm Thương; tu sĩ thì bị đày đi xứ xa, còn tín đồ thì bị chém đầu. Chủ yếu ông dùng thủ đoạn này để làm cho tín đồ sợ hãi, không còn chí hướng hành đạo nữa. Nhưng ngược lại khi nghe như vậy, khoảng 10 người đại diện cho tín đồ đã tập trung đứng dậy đấu tranh. Khi nghe vậy, Trì Thị mới hạ lệnh tha tội cho những người bị bắt.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập