Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Sự toàn thiện không thể đạt đến, nhưng nếu hướng theo sự toàn thiện, ta sẽ có được sự tuyệt vời. (Perfection is not attainable, but if we chase perfection we can catch excellence.)Vince Lombardi
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình. (Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Người duy nhất mà bạn nên cố gắng vượt qua chính là bản thân bạn của ngày hôm qua. (The only person you should try to be better than is the person you were yesterday.)Khuyết danh
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Túc Lợi Nghĩa Giáo »»
(近衛房嗣, Konoe Fusatsugu, 1402-1488): vị quan Quan Bạch (關白, Kampaku) sống dưới thời đại Thất Đinh; thân phụ là Cận Vệ Trung Từ (近衛忠嗣, Konoe Tadatsugu), thân mẫu là Gia Nữ Phòng (家女房); hiệu là Hậu Tri Túc Viện Quan Bạch (後知足院關白). Năm 1413 (Ứng Vĩnh [應永] 20), ông làm chức Hữu Cận Vệ Trung Tướng (右近衛中將); đến năm 1416 (Ứng Vĩnh 22), được thăng lên chức Tùng Tam Vị Phi Tham Nghị (從三位非參議). Năm sau, ông lại được bổ nhiệm làm chức Quyền Trung Nạp Ngôn (權中納言), và cứ như vậy đến tháng 12 năm 1438 (Vĩnh Hưởng [永享] 10), ông được thăng lên đến chức Tùng Nhất Vị (從一位). Vào năm 1445 (Văn An [文安] 2), ông làm chức Quan Bạch và trở thành Đằng Thị Trưởng Giả (藤氏長者, Tōshi-no-chōja, người đại diện cho dòng họ Đằng Nguyên [藤原, Fujiwara], có liên quan đến vấn đề chính trị, tài vụ cũng như tôn giáo của dòng họ). Tuy nhiên, vì quan Thái Chính Đại Thần Nhất Điều Kiêm Lương (一條兼良, Ichijō Kanera) lại ủy thác cho Nhật Dã Trùng Tử (日野重子, Hino Shigeko), người vợ hầu của Tướng Quân Túc Lợi Nghĩa Giáo (足利義敎, Ashikaga Yoshinori), rằng ông đang kỳ vọng chức Quan Bạch này; vì vậy, vào năm 1447 (Văn An 4), thể theo sắc chỉ của triều đình, Cận Vệ Phòng Tự từ chức quan này. Sau đó, vào năm 1461 (Khoan Chánh [寛正] 2), ông được bổ nhiệm làm Thái Chính Đại Thần; nhưng năm sau ông lại từ chức. Đến năm 1474 (Văn Minh [文明] 6), ông xuất gia, pháp danh là Đại Thông (大通). Ông qua đời ở độ tuổi 87, để lại bộ nhật ký Hậu Tri Túc Viện Phòng Tự Ký (後知足院房嗣記).
(專照寺, Senshō-ji): ngôi chùa bản sơn của Phái Tam Môn Đồ (三門徒派) thuộc Chơn Tông, hiện tọa lạc tại Minori, Fukui-shi (福井市), Fukui-ken (福井縣); hiệu núi là Trung Dã Sơn (中野山). Vào năm 1290 (Chánh Ứng [正應] 3), Như Đạo (如道[導], Nyodō), đệ tử của Viên Thiện (圓善) ở Kiêm Chiếu Tự (兼照寺) thuộc Shizuoka-ken (靜岡縣), sáng lập nên một ngôi chùa và lấy tên là Chuyên Tu Tự (專修寺). Vào năm 1396 (Ứng Vĩnh [應永] 3), ông đổi tên chùa thành Chuyên Chiếu Tự, rồi đến năm 1437 (Vĩnh Hưởng [永享] 9), Tướng Quân Túc Lợi Nghĩa Giáo (足利義敎, Ashikaga Yoshinori) cúng dường lãnh địa Lộc Uyển Viện (鹿苑院) ở vùng Việt Hậu (越後, Echigo). Dưới thời đại của dòng họ Đức Xuyên (德川, Tokugawa), chùa trở thành ngôi chùa Môn Tích rất nổi tiếng và hưng thạnh; nhưng đến năm 1873 (Minh Trị [明治] 6) thì phụ thuộc vào Phái Đại Cốc của Chơn Tông. Đến năm 1878 (Minh Trị 11), chùa độc lập tách riêng ra, lập thành phái Tam Môn Đồ.
(日親, Nisshin, 1407-1488): vị Tăng của Nhật Liên Tông, sống vào khoảng thời đại Thất Đinh, húy là Nhật Thân (日親); hiệu Cửu Viễn Thành Viện (久遠成院); xuất thân vùng Thực Cốc (埴谷), Thượng Tổng (上總, Kazusa, thuộc Chiba-ken [千葉縣]). Ban đầu, ông theo xuất gia với Nhật Anh (日英) ở Pháp Hoa Kinh Tự (法華經寺) thuộc vùng Trung Sơn (中山, Nakayama), Hạ Tổng (下總, Shimōsa); rồi tu học với Nhật Tát (日薩), Nhật Xiêm (日暹). Với tư cách là Tổng Đạo Sư vùng Cửu Châu (九州, Kyūshū), ông chỉ đạo giáo đoàn ở Quang Thắng Tự (光勝寺) vùng Phì Tiền (肥前, Hizen, thuộc Saga-ken [佐賀縣]); nhưng vì ông quán triệt được tín ngưỡng Pháp Hoa nên bị loại trừ ra khỏi Môn Phái Trung Sơn. Về sau, ông lên kinh đô dâng lời can gián lên Tướng Quân Túc Lợi Nghĩa Giáo (足利義敎, Ashikaga Yoshinori), rồi viết ra cuốn Lập Chánh Trị Quốc Luận (立正治國論) và trình lên cho vị này. Sau khi ông bị bắt giam vào ngục thất và chịu hình phạt nặng, nhưng rồi được tha tội và ông đến ở tại Bổn Pháp Tự (本法寺) chuyên tâm bố giáo rất tích cực. Tương truyền trong khi bị tra tấn, ông phải chịu hình phạt đội nồi, nên từ đó người ta vẫn thường gọi ông là Nhật Thân Đội Nồi. Truớc tác của ông có Lập Chánh Trị Quốc Luận (立正治國論) 1 quyển, Chiết Phục Chánh Nghĩa Sao (折伏正義抄) 1 quyển, Thực Cốc Sao (埴谷抄) 1 quyển, Truyền Đăng Sao (傳燈抄) 1 quyển, Bổn Pháp Tự Duyên Khởi (本法寺緣起) 1 quyển, v.v.
(知恩院, Chion-in): ngôi chùa Tổng Bản Sơn của Tịnh Độ Tông, hiện tọa lạc tại Higashiyama-ku (東山區), Kyoto (京都市), gọi cho đủ là Hoa Đảnh Sơn Tri Ân Giáo Viện Đại Cốc Tự (華頂山知恩敎院大谷寺). Pháp Nhiên Thượng Nhân (法然上人, Hōnen Shōnin) được xem như là người khai sơn ngôi viện này, và vị pháp đệ của ông Thế Quán Phòng Nguyên Trí (勢觀房源智) là người sáng kiến. Vào năm 1175, qua bộ Quán Kinh Sớ (觀經疏) của Thiện Đạo Đại Sư (善導大師), Pháp Nhiên Thượng Nhân ngộ được rằng việc xưng danh hiệu Di Đà là con đường thích hợp với bản nguyện của Như Lai, nên ông khai sáng ra Tịnh Độ Tông. Sau đó, ông dựng một ngôi thảo am ở vùng Cát Thủy (吉水, Yoshimizu), cho dù có bị áp bức thế nào đi nữa ông vẫn truyền bá pháp môn Niệm Phật, và đến năm 1211, lúc 80 tuổi, ông thị tịch ở Thiền phòng (nay là thuộc nơi gần bên Thế Chí Đường) nơi vùng Đại Cốc (大谷, Ōtani) thuộc Đông Sơn (東山, Higashiyama). Chúng môn đệ của ông mới an táng di cốt của ông nơi một góc phòng ở, rồi lập nên Miếu Đường để thờ phụng. Sau đó, phòng xá này bị chúng đồ của Sơn Môn phá hại, nên hài cốt của Thượng Nhân được dời về vùng Tha Nga (嵯峨, Saga), rồi làm lễ Trà Tỳ ở vùng Lật Sanh Dã (栗生野, nay ở cạnh bên Quang Minh Tự [光明寺]), và đem an táng ở vùng Tiểu Thương Sơn (小倉山). Về sau, vào năm 1234, Thế Quán Phòng Nguyên Trí lo sợ di tích ở vùng Đại Cốc bị phế diệt, nên mới thỉnh cầu Tứ Điền Thiên Hoàng (四條天皇, Shijō Tennō), và xây dựng lại Điện Phật, Ảnh Đường, Tổng Môn, v.v, lấy tên là Đại Cốc Tự (大谷寺). Nguồn gốc của chùa này là như vậy. Sau đó các đường vũ dần dần được xây dựng thêm, chùa trở rất hưng thạnh với tư cách là bản cứ của Tịnh Độ Tông, song đến năm 1434 chùa lại bị cháy rụi tan tành do hỏa tai. Đến thời vị Tổ đời thứ 20 của chùa là Không Thiền (空禪, Kūzen), ông mới thỉnh cầu sự ủng hộ của Tướng Quân Túc Lợi Nghĩa Giáo (足利義敎, Ashikaga Yoshinori), rồi mãi mấy năm sau thì mới tái kiến được các ngôi đường vũ và làm cho cảnh quan cũ trở lại như xưa. Vào năm 1467, nhân vụ loạn Ứng Nhân (應仁), chùa lại bị thiêu cháy rụi, vị Tổ kế thế đời thứ 22 của chùa là Châu Dữ (周與) thì chạy trốn lên vùng Cận Giang (近江, Ōmi), và xây dựng lên một ngôi chùa khác. Đây chính là ngôi Tân Tri Ân Viện (新知恩院) ngày nay. Rồi đến 11 năm sau, tức vào năm 1478, ông thỉnh cầu Túc Lợi Nghĩa Chính (足利義政), xây dựng lại A Di Đà Đường và Ngự Ảnh Đường ở vùng đất cũ. Nhưng sau đó thì chùa cũng mấy lần bị hỏa hoạn cháy tan tành, mãi đến năm 1524 chùa mới được Hậu Bá Nguyên Thiên Hoàng (後柏原天皇, Gokashiwabara Tennō) cho phép gọi tên là Tổng Bản Sơn của Tịnh Độ Tông. Rồi Hậu Nại Lương Thiên Hoàng (後奈良天皇, Gonara Tennō) còn gởi sắc phong ban tên chùa là Tri Ân Giáo Viện Đại Cốc Tự (知恩敎院大谷寺). Tướng Quân Đức Xuyên Gia Khang (德川家康, Tokugawa Ieyasu) thì quy y với vị đệ tử kế thế đời thứ 29 của chùa là Tôn Chiếu (尊照, Sonshō), cho nên Đại Ngự Ảnh Đường rồi các ngôi đường vũ khác đươc xây dựng lên, đăc biệt Cung Môn Tích (宮門跡) là nơi xuống tóc xuất gia của vị Hoàng Tử thứ 8 của Dương Thánh Thiên Hoàng (陽成天皇, Yōzei Tennō) là Lương Vụ Thân Vương (良輔親王). Tuy nhiên, ngôi già lam do Gia Khang tạo dựng cũng biến thành tro bụi vào năm 1633, rồi sau đó thì vị Tướng Quân đời thứ 3 của dòng họ Đức Xuyên là Gia Quang (家光, Iemitsu) mới phục hưng lại cảnh quang như xưa. Sau thời Gia Quang, đời đời con cháu dòng họ Đức Xuyên cũng luôn thâm tín quy ngưỡng với chùa này, và đã cúng dường ngoại hộ rất nhiều vô số kể. Đến thời Minh Trị, chùa được công nhiên gọi tên là chùa Môn Tích. Thêm vào đó, vào năm 1887, chức Quản Trưởng của Tịnh Độ Tông cũng được chế định ra để thống suất toàn giáo đồ Sơn Môn. Hiện tại, chánh điện chùa (tức Ngự Ảnh Đường), kiến trúc được Đức Xuyên Gia Quang tái kiến vào năm 1633, là kiến trúc đồ sộ được xếp nhất nhì ở vùng Kyoto. Ngoài ra Tam Môn, Đường Môn, Kinh Tàng, Thế Chí Đường, Đại Phương Trượng, Tiểu Phương Trượng, v.v, là những quần thể được kiến trúc được xếp vào di sản văn hóa quốc gia. Hiện chùa vẫn còn lưu lại nhiều bảo vật quý giá như 48 quyển tranh vẽ về Pháp Nhiên Thượng Nhân, tranh vẽ 25 vị Bồ Tát Lai Nghênh, v.v.
(足利持氏, Ashikaga Mochiuji, 1398-1439): vị Võ Tướng đầu thời đại Thất Đinh, con của Túc Lợi Mãn Kiêm (足利滿兼, Ashikaga Mitsukane), là người đã từng bình định vụ loạn Thượng Sam Thiền Tú (上杉禪秀, Uesugi Zenshū). Sau đó, ông đối lập với Tướng Quân Túc Lợi Nghĩa Giáo (足利義敎, Ashikaga Yoshinori), tạo nên vụ Loạn Vĩnh Hưởng (永享の亂); nhưng ông bị bại trong trận này và tự vẫn.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập