Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng. (The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Hào phóng đúng nghĩa với tương lai chính là cống hiến tất cả cho hiện tại. (Real generosity toward the future lies in giving all to the present.)Albert Camus
Khi tự tin vào chính mình, chúng ta có được bí quyết đầu tiên của sự thành công. (When we believe in ourselves we have the first secret of success. )Norman Vincent Peale
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tục Khai Cổ Tôn Túc Ngữ Yếu »»
(古尊宿語錄, Kosonshukugoroku): 48 quyển, do Tăng Đĩnh Thủ Trách (僧挺守賾) nhà Tống biên tập, san hành vào năm thứ 45 (1617) niên hiệu Vạn Lịch (萬曆). Bộ Cổ Tôn Túc Ngữ Yếu (古尊宿語要) 4 quyển được cư sĩ Giác Tâm (覺心) tái san hành vào năm thứ 3 (1267) niên hiệu Hàm Thuần (咸淳). Trong khoảng thời gian đó, bộ này được rất nhiều Thiền giả thuộc hệ Lâm Tế bổ sung thêm, đến khi được cho thâu lục vào Đại Tạng Kinh nhà Minh (Nam Tạng), nó trở thành bản hiện hành với 48 quyển và 35 bậc Thiền tượng và được san hành tại Hóa Thành Tự (化城寺) ở Kính Sơn (徑山) vào năm thứ 45 niên hiệu Vạn Lịch. Đây là bộ Ngữ Lục rất quan trọng để có thể biết được những lời dạy về cơ duyên, hành trạng của các bậc cao tăng thạc đức dưới thời nhà Tống. Bên cạnh các Ngữ Lục liệt kê trong bộ Cổ Tôn Túc Ngữ Yếu, có 17 Ngữ Lục của các Thiền sư khác lại được thêm vào nữa, gồm có:
(1) Nam Nhạc Đại Huệ Thiền Sư Ngữ (南嶽大慧禪師語, Nangakudaiezenjigo) của Nam Nhạc Hoài Nhượng (南嶽懷讓),
(2) Mã Tổ Đại Tịch Thiền Sư Ngữ (馬祖大寂禪師語, Basodaijakuzenjigo) của Mã Tổ Đạo Nhất (馬祖道一),
(3) Bách Trượng Hoài Hải Thiền Sư Ngữ (百丈懷海禪師語, Hakujōekaizenjigo) của Bách Trượng Hoài Hải (百丈懷海),
(4) Quân Châu Hoàng Bá Đoạn Tế Thiền Sư Ngữ (筠州黃檗斷濟禪師語, Kinshūōbakudanzaizenjigo) và Uyển Lăng Lục (苑陵錄, Enryōroku) của Hoàng Bá Hy Vận (黃檗希運),
(5) Hưng Hóa Thiền Sư Ngữ Lục (興化禪師語錄, Kōkezenjigoroku) của Hưng Hóa Tồn Tương (興化存奬),
(6) Phong Huyệt Thiền Sư Ngữ Lục (風穴禪師語錄, Fuketsuzenjigoroku) của Phong Huyệt Diên Chiểu (風穴延沼),
(7) Phần Dương Chiêu Thiền Sư Ngữ Lục (汾陽昭禪師語錄, Funyōshōzenjigoroku) của Phần Dương Thiện Chiêu (汾陽善昭),
(8) Từ Minh Thiền Sư Ngữ Lục (慈明禪師語錄, Jimyōzenjigoroku) của Thạch Sương Sở Viên (石霜楚圓),
(9) Bạch Vân Đoan Thiền Sư Ngữ (白雲端禪師語, Hakuuntanzenjigo) của Bạch Vân Thủ Đoan (白雲守端),
(10) Phật Chiếu Thiền Sư Kính Sơn Dục Vương Ngữ (佛照禪師徑山育王語, Busshōzenjikeizanikuōgo) của Chuyết Am Đức Quang (拙庵德光),
(11) Bắc Nhàn Giản Thiền Sư (北礀簡禪師, Hokkankanzenji) của Bắc Nhàn Cư Giản (北礀居簡),
(12) Vật Sơ Quán Thiền Sư (物初觀禪師, Mosshokanzenji) của Vật Sơ Đại Quán (物初大觀),
(13) Hối Cơ Thiền Sư Ngữ Lục (晦機禪師語錄, Kaikizenjigoroku) của Hối Cơ Nguyên Hy (晦機元熙),
(14) Quảng Trí Toàn Ngộ Thiền Sư (廣智全悟禪師, Kōchizengozenji) của Tiếu Ẩn Đại Hân (笑隱大訢),
(15) Trọng Phương Hòa Thượng Ngữ Lục (仲方和尚語錄, Chūhōoshōgoroku) của Trọng Phương Thiên Luân (仲方天倫),
(16) Giác Nguyên Đàm Thiền Sư (覺原曇禪師, Kakugendonzenji) của Giác Nguyên Từ Đàm (覺原慈曇), và
(17) Phật Chiếu Thiền Sư Tấu Đối Lục (佛照禪師奏對錄, Busshōzenjisōtairoku) của Chuyết Am Đức Quang (拙庵德光).
Trong khi đó, người biên tập là Định Nham Tịnh Giới (定巖淨戒, ?-1418) đã lược bớt khá nhiều, về sau trong bộ Vạn Lịch Bản Đại Tạng Kinh (萬曆版大藏經, tức Gia Hưng Tạng) đã có ý hồi phục lại nguyên hình và trở thành hình thức hiện tại. Trên đây là quá trình phát triển từ bộ Cổ Tôn Túc Ngữ Yếu cho đến Bộ Cổ Tôn Túc Ngữ Lục đã trải qua như thế nào, ngoài ra Hối Thất Sư Minh (晦室師明, tiền bán thế kỷ thứ 13) còn tiếp tục biên tập lại bộ Cổ Tôn Túc Ngữ Yếu và cho san hành vào năm 1238 ở Cổ Sơn bộ Tục Khai Cổ Tôn Túc Ngữ Yếu (續開古尊宿語要, Zokukaikosonshukugoyō) gồm 80 Ngữ Lục của các Thiền sư. Dường như ông có ý muốn thâu tập cho được 100 Ngữ Lục, nhưng rốt cuộc không thành công.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập