Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Túc duyên »»
(s: catasraḥ parṣadaḥ, p: catasso parisā, 四眾): Bốn Chúng; còn gọi là Tứ Bối (四輩), Tứ Bộ Chúng (四部眾), Tứ Bộ Đệ Tử (四部弟子); có mấy nghĩa khác nhau. (1) Chỉ cho 4 hạng người, hay 4 hạng đệ tử hình thành nên giáo đoàn Phật Giáo, gồm Tỳ Kheo (s: bhikṣu, p: bhikkhu, 比丘), Tỳ Kheo Ni (s: bhikṣuṇī, p: bhikkhunī, 比丘尼), Ưu Bà Tắc (s, p: upāsaka, 優婆塞), Ưu Bà Di (s, p: upāsikā, 優婆夷). Hay chỉ cho bốn chúng xuất gia là Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Sa Di (s: śrāmaṇera, p: sāmaṇera, 沙彌) và Sa Di Ni (s: śrāmaṇerikā, p: sāmaṇerī, 沙彌尼). Như trong Liễu Đường Duy Nhất Thiền Sư Ngữ Lục (了堂惟一禪師語錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 71, No. 1417) quyển 2 có câu: “Nhất ngôn huýnh xuất thanh tiêu ngoại, Tứ Chúng vân trăn tiếu điểm đầu (一言迥出青霄外、四眾雲臻笑點頭, một lời buông tận trời xanh thẳm, Bốn Chúng về đây cười gật đầu).” Hay trong Cẩm Giang Thiền Đăng (錦江禪燈, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 85, No. 1590) quyển 19, phần Huệ Thông (慧聰), lại có đoạn: “Pháp Hoa Kinh Thường Bất Khinh Bồ Tát, bất chuyên độc tụng kinh điển, đản hành lễ bái Tứ Chúng, thượng đắc Lục Căn thanh tịnh, ngã hà vi bất lễ chư Phật Thế Tôn. (法華經常不輕菩薩、不專讀誦經典、但行禮拜四眾、尚得六根清淨、我何爲不禮諸佛世尊, Bồ Tát Thường Bất Khinh trong Kinh Pháp Hoa, không chuyên đọc tụng kinh điển, chỉ thực hành lễ bái Bốn Chúng, mà được sáu căn thanh tịnh, ta sao lại không lễ bái các đức Phật Thế Tôn).” (2) Chỉ cho 4 loại đại chúng ngồi nghe đức Phật thuyết pháp, gồm: (a) Phát Khởi Chúng (發起眾), tức là những người có thể biết được thời cơ lúc nào bắt đầu tập hội, hoặc phát khởi tướng kỳ lạ, vấn đáp, v.v., để sắp xếp cho đức Phật thuyết pháp. (b) Đương Cơ Chúng (當機眾), chỉ cho những người có Túc duyên thuần thục, chín muồi, thích hợp để nghe chánh giáo, và ngay trong hội đó được xuất gia. (c) Ảnh Hưởng Chúng (影響眾), chỉ chư Phật, Bồ Tát xưa kia, từ phương khác đến giúp đỡ đức Phật giáo hóa, giấu đi quả vị của họ mà thị hiện hình tướng của chúng căn cơ hiện tại, như bóng theo hình, như âm vang ứng với tiếng, để phò trợ đấng Pháp Vương và làm trang nghiêm pháp tòa. (d) Kết Duyên Chúng (結緣眾), chỉ cho những người có phước thiện đời trước mỏng manh, căn cơ lại thấp kém, tuy chưa chứng ngộ được gì, nhưng nhờ nhân duyên gặp được Phật và nghe pháp, mà kết nhân duyên tương lai sẽ xuất gia tu học. (3) Dưới thời đại vua A Dục (s: Aśoka, p: Asoka, 阿育), đại chúng Phật pháp được phân chia thành 4 loại; 4 chúng này nhân nghị luận về 5 việc của Tỳ Kheo Đại Thiên (s, p: Mahādeva, 大天) mà hình thành nên Thượng Tọa Bộ (s: Sthaviravāda, p: Theravāda, 上座部) và Đại Chúng Bộ (s, p: Mahāsāṅghika, 大眾部). (a) Long Tượng Chúng (龍象眾), còn gọi là Đại Quốc Chúng (大國眾), chỉ cho dòng phái của Đại Thiên, tức những người phát sinh luận tranh. (b) Biên Bỉ Chúng (邊鄙眾), còn gọi là Ngoại Biên Chúng (外邊眾), chỉ cho môn đồ của Đại Thiên. (c) Đa Văn Chúng (多聞眾), chỉ cho hạng phàm phu chuyên giữ giới, học rộng. (d) Đại Đức Chúng (大德眾), là Thánh chúng chứng 4 quả vị. (4) Chỉ cho 4 chúng là người, trời, rồng và quỷ.
(徃生拾因, Ōjōjūin): tác phẩm của Vĩnh Quán (永觀, Eikan), vị Biệt Đương của Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji), 1 quyển, được thành lập trong khoảng thời gian niên hiệu Khang Hòa (康和, 1099-1104). Tác phẩm nói về vấn đề nếu như xưng niệm A Da Đà Phật thì chắc chắn sẽ được vãng sanh nhờ có 10 nhân tố chính: (1) thiện căn rộng lớn, (2) các tội tiêu diệt, (3) Túc duyên sâu dày, (4) ánh sáng nhiếp thủ, (5) Thánh chúng độ trì, (6) Cực Lạc hóa chủ, (7) ba nghiệp tương ứng, (8) đạt được Tam Muội, (9) pháp thần đồng thể, (10) tùy thuận bản nguyện. Vĩnh Quán vốn là học Tăng của vùng Nam Đô, nhưng ông lại quay về với tín ngưỡng Tịnh Độ, và khuyên nên mọi người nên xưng danh niệm Phật hơn là quán tưởng niệm Phật.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập