Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein

Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tử Y »»

Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tử Y








KẾT QUẢ TRA TỪ


Tử Y:

(紫衣, Shie): pháp y hay y màu đỏ tía do triều định ban tặng cho vị cao tăng có đức độ lớn, còn gọi là Tử Phục (紫服), Tử Ca Sa (紫袈裟). Vào năm đầu (690) niên hiệu Tải Sơ (載初) nhà Đường, Tắc Thiên Võ Hậu (則天武后) lấy Tử Y ban tặng cho nhóm Pháp Lãng (法朗) do đã có công trong việc phiên dịch Đại Vân Kinh (大雲經). Nguyên lai Phật chế không được dùng màu đỏ tía, mùa lụa đào; tuy nhiên ở Trung Quốc từ ngàn xưa đã cho phép các vị cao quan mặc triều phục màu hồng, đỏ tía, rồi chế ra loại dây thao màu đỏ, đỏ tía, xanh, đen, vàng, v.v., để phân biệt vị trí cao thấp của các quan; còn tu sĩ cũng bắt chước như vậy nhưng chỉ mang Tử Y mà thôi. Từ năm thứ 2 (969) niên hiệu Khai Bảo (開寳) nhà Tống cho đến năm thứ 4 (979) niên hiệu Thái Bình Hưng Quốc (太平興國), cứ mỗi dịp đản sanh của Thiên tử, nhà vua cho mời chư tăng khắp thiên hạ đến cung điện, thi 10 điều về nghĩa của kinh luật luận, nếu người nào thông hết cả 10 điều thì được ban cho Tử Y. Người mà nhận được Tử Y từ chính tay Thiên tử trao được gọi là Thủ Biểu Tăng (手表僧). Sau đó, nảy sinh sự lạm phát nên tạm thời bị phế chỉ việc trao Tử Y, chỉ khi nào có sự tiến cử của Thân Vương, Tể Tướng, Trưởng Quan ở địa phương mới được công nhận. Tại Nhật Bản, người mang Tử Y đầu tiên là Huyền Phưởng (玄昉, Genbō). Vào năm thứ 2 niên hiệu Linh Quy (靈龜), tức năm thứ 4 (716) niên hiệu Khai Nguyên (開元) đời vua Huyền Tông (玄宗) nhà Đường, ông sang nhà Đường cầu pháp, được vua Huyền Tông cúng dường, tôn lên làm quan Tam Phẩm và mang Tử Y. Sau khi trở về nước, Thánh Võ Thiên Hoàng (聖武天皇) còn ban thêm cho Tử Ca Sa. Vị tăng của Thiền tông mang Tử Y đầu tiên là vào năm đầu (1249) niên hiệu Kiến Trường (建長). Đó chính là Đạo Nguyên (道元, Dōgen) của Vĩnh Bình Tự (永平寺, Eihei-ji), tổ khai sáng Tào Động Tông Nhật Bản, người được tặng cả danh hiệu Thiền Sư và Tử Y. Vị tăng Tịnh Độ Tông mang Tử Y đầu tiên là vào khoảng thời gian niên hiệu Kiến Trị (建治, 1275-1277). Nhiên A Lương Trung (然阿良忠) được mời vào cung nội truyền trao giới Viên Đốn Nhất Thừa và nhân đó được ban cho Tử Y cũng như pháp cụ. Thời xưa Tử Y ở vị trí cao nhất, kế đến là y lụa đào; nhưng đến thời Cận Đại thì cả hai được xếp ngang hàng với nhau. Trú trì những ngôi chùa tổ của các tông phái hay chư vị cao tăng đều có thể dùng 2 loại y này. Vào năm thứ 4 (1627) niên hiệu Khoan Vĩnh (寬永), Hoàng Thất ban Tử Y cho các vị tăng ở Đại Đức Tự (大德寺, Daitoku-ji) và Diệu Tâm Tự (妙心寺, Myōshin-ji), việc này gây xung đột với chính quyền Mạc Phủ và tạo thành “Sự Kiện Tử Y” nổi tiếng trong lịch sử Phật Giáo Nhật Bản.


Xem thêm kết quả tìm kiếm mở rộng 






Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Duy-ma-cật (Việt dịch)


Phúc trình A/5630


Pháp bảo Đàn kinh


Giọt mồ hôi thanh thản

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...