Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tử Tâm Ngộ Tân »»
(虎丘紹隆, Kukyū Shōryū, 1077-1136): vị tăng của Lâm Tế Tông Trung Quốc, người Huyện Hàm Sơn, Hòa Châu (和州, Tỉnh An Huy). Ban đầu ông xuất gia ở Phật Từ Viện (佛慈院) trong huyện, rồi đến tham học với Tịnh Từ Sùng Tín (淨慈崇信) ở Trường Lô (長蘆) cũng như một số Thiền tượng khác như Trạm Đường Văn Chuẩn (湛堂文準) ở Bảo Phong (寳峰), Tử Tâm Ngộ Tân (死心悟新) ở Hoàng Long (黃龍) và cuối cùng kế thừa dòng pháp của Viên Ngộ Khắc Cần (圜悟克勤). Ông theo hầu thầy suốt 20 năm trường, sau đó trở về cố hương, rồi bắt đầu khai đường thuyết pháp ở Khai Thánh Thiền Viện (開聖禪院) vùng Hòa Châu. Về sau, ông chuyển đến sống một số nơi khác như Chương Giáo Thiền Viện (彰敎禪院) ở Tuyên Châu (宣州, Tỉnh An Huy), Linh Nham Thiền Tự (靈巖禪師寺) ở Hổ Kheo Sơn (虎丘山) thuộc Phủ Bình Giang (平江府, Tỉnh Giang Tô). Chính trong khoảng thời gian này, ông đã cùng với Nhược Bình (若平) biên tập các ngữ lục của Khắc Cần. Vào ngày mồng 8 tháng 5 năm thứ 6 (1136) niên hiệu Thiệu Hưng (紹興), ông thị tịch, hưởng thọ 60 tuổi đời và 45 hạ lạp. Môn nhân Từ Thoại (嗣瑞) biên tập cuốn Hổ Kheo Long Hòa Thượng Ngữ Lục (虎丘隆和尚語錄) 1 quyển.
(黃龍派, Ōryū-ha): một phái trong Ngũ Gia Thất Tông của Thiền Trung Quốc. Đến giữa thời Bắc Tống, trong Lâm Tế Tông của Trung Quốc có xuất hiện hai nhân vật kiệt xuất thuộc môn hạ của Thạch Sương Sở Viên (石霜楚圓) là Hoàng Long Huệ Nam (黃龍慧南) và Dương Kì Phương Hội (楊岐方會) từ đó làm cho Tông này hưng thạnh lên. Vào năm thứ 3 (1036) niên hiệu Cảnh Hựu (景祐), Huệ Nam đến trú tại Hoàng Long Sơn (黃龍山) thuộc Phủ Long Hưng (隆興府, Tỉnh Giang Tây ngày nay), nỗ lực làm cho Thiền phong hưng hiển, rồi dần dần môn hạ của ông có những nhân vật nổi danh ra đời như Chơn Tịnh Khắc Văn (眞淨克文), Đông Lâm Thường Thông (東林常聰), Hối Đường Tổ Tâm (晦堂祖心), v.v.; ông mở rộng giao tiếp với tầng lớp văn nhân sĩ phu đương thời, lập thành một phái riêng biệt lấy Tỉnh Triết Giang làm trung tâm hoạt động truyền bá, và dần dần được gọi là Hoàng Long Phái. Chính những người trong Hoàng Long Phái này đã cống hiến rất lớn trong việc thành lập Đại Tạng Kinh bản đời Tống. Sau đó, môn hạ của Chơn Tịnh Khắc Văn còn có Đâu Suất Tùng Duyệt (兜率從悅), Lặc Đàm Văn Chuẩn (泐潭文準), Huệ Nhật Văn Nhã (慧日文雅), v.v. Còn đệ tử của Hối Đường Tổ Tâm thì có Tử Tâm Ngộ Tân (死心悟新), Linh Nguyên Duy Thanh (靈源惟清), Lặc Đàm Thiện Thanh (泐潭善清), v.v. Vinh Tây của Nhật Bản sang Tống cầu pháp, đến tham yết Hư Am Hoài Sưởng (虛庵懷敞), kế thừa dòng pháp của vị này, và lần đầu tiên truyền thừa dòng Thiền của Hoàng Long Phái sang Nhật Bản. Tông Lâm Tế thì hưng thạnh một cách áp đảo ở vùng Nam Tống, còn Hoàng Long Phái thì dần dần đi đến suy thối.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập