Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tứ Như Ý Túc »»
(七重行樹): bảy lớp hàng cây, từ xuất hiện trong A Di Đà Kinh (阿彌陀經). Con số 7 ở đây chỉ cho các phương Đông, Tây, Nam, Bắc, trên, dưới và ở giữa; thể hiện ý nghĩa viên mãn. Theo Đại Sư Ngẫu Ích Trí Húc (蕅益智旭, 1599-1655) nhà Minh giải thích trong A Di Đà Kinh Yếu Giải (阿彌陀經要解, 1 quyển, Taishō No. 1762), là “Thất trùng biểu thất khoa đạo phẩm (七重表七科道品, bảy lớp biểu thị cho bảy khoa đạo phẩm).” Như vậy, Thất Khoa Đạo Phẩm ở đây là 37 Phẩm Trợ Đạo, gồm:
(1) Tứ Niệm Xứ (s: catvāri smṛti-upasthānāni, p: cattāro sati-patṭḥānāni, 四念處), tức Thân Niệm Xứ (s: kāya-smṛty-upasthāna, p: kayekāyānupassi viharati atāpi sampajāno satimā, 身念處), quán thân thể là bất tịnh; Thọ Niệm Xứ (s: vedanā-smṛty-upasthāna, p: vedanāsu vedanānupassi viharati ātāpi sampajāno satimā, 受念處), quán sự thích ghét của các tác dụng thọ cảm, hết thảy đều là khổ; Tâm Niệm Xứ (s: citta-smṛty-upasthāna, p: citte cittānupassi viharati ātāpi sampajāno satimā, 心念處), quán tâm là sinh diệt, vô thường; Pháp Niệm Xứ (s: dharma-smṛty-upasthāna, p: dhammesu dhammānupassi viharati ātāpi sampajāno satimā, 法念處), quán hết thảy các pháp là vô ngã.
(2) Tứ Chánh Cần (s: catvāri prahāṇāni, p: cattāri sammappadhānāni, 四正勤), tức siêng năng tinh tấn đoạn trừ các điều ác đã sanh; siêng năng tinh tấn làm cho không sanh khởi các điều ác chưa sanh; siêng năng tinh tấn làm cho sanh khởi các điều thiện chưa sanh; siêng năng tinh tấn làm cho tăng trưởng các điều thiện đã sanh.
(3) Tứ Như Ý Túc (s: catur-ṛddhipāda, p: catu-iddhipāda, 四如意足), tức Dục Như Ý Túc, Tinh Tấn Như Ý Túc, Tâm Như Ý Túc, Tư Duy Như Ý Túc.
(4) Ngũ Căn (s: pañcendriyāni, 五根), tức Tín Căn (s: śradhendriya, 信根), niềm tin vào Tam Bảo, đạo lý Tứ Đế (s: catur-ārya-satya, p: catu-ariya-sacca, 四諦), v.v.; Tấn Căn (s: vīryendriya, 進根), hay còn gọi là Tinh Tấn Căn, siêng năng dũng mãnh tu các pháp lành; Niệm Căn (s: smṛtīndriya, 念根), nghĩ nhớ đến các pháp đúng; Định Căn (s: samādhīndriya, 定根), năng lực khiến cho tâm dừng lại một chỗ, không bị tán loạn; Tuệ Căn (s: prajñendriya, 慧根), nhờ có định mà trí tuệ quán xét sanh khởi, cho nên biết được như thật chân lý.
(5) Ngũ Lực (s: pañca-bala, 五力), tức Tín Lực (s: raddhā-bala, 信力), năng lực tin tưởng; Tinh Tấn Lực (s: vīrya-bala, 精進力), năng lực cố gắng tinh tấn; Niệm Lực (s: smṛti-bala, 念力), năng lực bảo trì; Định Lực (s: samādhi-bala, 定力), năng lực chú tâm tập trung vào Thiền định; Tuệ Lực (s: prajñā-bala, 慧力), năng lực chọn lọc trí tuệ.
(6) Thất Giác Chi (s: saptapodhyaṅgāni, p: satta-pojjharigā, 七覺支), tức Trạch Pháp Giác Chi (s: dharma-pravicaya-sambodhyaṅga, 擇法覺支), nghĩa là chọn lựa sự đúng sai của pháp, lấy cái đúng và bỏ đi cái sai; Tinh Tấn Giác Chi (s: virya-sambodhyaṅga, 精進覺支), là chọn lựa pháp đúng đắn và tinh tấn chuyên tâm tu tập pháp ấy; Hỷ Giác Chi (s: srīti-sambodhyaṅga, 喜覺支), an trú trong pháp vui đúng đắn; Khinh An Giác Chi (s: prasrabdhi-sambodhyaṅga, 輕安覺支), là đoạn trước tà ác đạt được sự nhẹ nhàng an lạc của thân tâm và tăng trưởng thiện căn; Xả Giác Chi (s: supeksā-sambodhyaṅga, 捨覺支), là xả bỏ đi tâm phan duyên với ngoại cảnh và quay trở về sống bình an.
(7) Bát Chánh Đạo (s: āryāṣṭāṇga-mārga, āryāṣṭāṇgika-mārga, p: ariyāṭṭhaṅgika-magga, 八正道), tức Chánh Kiến (s: samyag-dṛṣṭi, p: sammā-diṭṭhi, 正見); Chánh Tư Duy (s: samyak-saṃkalpa, p: sammā-saṅkappa, 正思惟); Chánh Ngữ (s: samyag-vāc, p: sammā-vācā, 正語); Chánh Nghiệp (s: samyakkarmanta, p: sammā-kammanta, 正業); Chánh Mạng (s: samyag-ājīva, p: sammā-ājīva, 正命); Chánh Tinh Tấn (s: samyag-vyāyāma, p: sammā-vāyāma, 正精進); Chánh Niệm (s: samyak-smṛti, p: sammā-sati, 正念); Chánh Định (s: samyak-samādhi, p: sammā-samādhi, 正定).
Cho nên thất trùng hàng thọ còn có nghĩa là bảy lớp chồng chất các pháp môn tu tập giải thoát, nhờ vậy hành giả mới có thể an nhiên, tự tại.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập