Điều bất hạnh nhất đối với một con người không phải là khi không có trong tay tiền bạc, của cải, mà chính là khi cảm thấy mình không có ai để yêu thương.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Tôi biết ơn những người đã từ chối giúp đỡ tôi, vì nhờ có họ mà tôi đã tự mình làm được. (I am thankful for all of those who said NO to me. Its because of them I’m doing it myself. )Albert Einstein
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tông Môn Niêm Cổ Vị Tập »»
(英靈): linh khí nổi bật, người có linh khí nổi bật ấy, linh hồn nhân vật xuất chúng; nguyên là âm linh (陰靈), tức là linh hồn của cõi âm. Như trong Chánh Tông Tâm Ấn Hậu Tục Liên Phương (正宗心印後續聯芳, CBETA No. 1617), phần Tăng Quả Diên (僧果延) có câu: “Thiếu Lâm nhất hoa ngũ diệp liên, thiệu chí như kim thị Quả Diên, anh linh hốt tỉnh thừa tư chỉ, bất ly đương xứ kiến Kỳ Viên (少林一花五葉蓮、紹至如今示果延、英靈忽省承斯旨、不離當處見祇園, Thiếu Lâm một hoa năm cánh sen, nối tiếp ngày nay đến Quả Diên, linh hồn chợt tỉnh vâng huyền chỉ, chẳng lìa chỗ ấy thấy Kỳ Viên).” Hay như trong Tông Môn Niêm Cổ Vị Tập (宗門拈古彙集, CBETA No. 1296) quyển 13 cũng có câu: “Siêu quần tu thị anh linh hán, địch thắng hoàn tha sư tử nhi (超群須是英靈漢、敵勝還他獅子兒, siêu quần nên phải anh linh đấng, thắng địch trả về sư tử con).”
(白巖淨符, Hakugan Jōfu, ?-?): vị tăng của Tào Động Tông Trung Quốc, hiệu là Vị Trung (位中), pháp từ của Thạch Vũ Minh Phương (石雨明方), sống tại Bạch Nham (白巖), Tiền Đường (錢唐, Tỉnh Triết Giang) và khai đường thuyết pháp tại đây trong vòng 30 năm. Bản Pháp Môn Sừ Quĩ (法門鋤宄) do ông biên soạn vào năm thứ 6 (1667) niên hiệu Khang Hy (康熙) và bản Tổ Đăng Đại Thống (祖燈大統) được biên tập vào năm thứ 11 (1672) cùng niên hiệu trên là các tác phẩm đính chính những sai lầm về thuyết huyết thống chư tổ. Ngoài ra, ông còn có các tác phẩm khác như Nhân Thiên Nhãn Mục Khảo (人天眼目考) 1 quyển, Tụng Thạch Trích Châu (頌石摘珠) 1 quyển, Tông Môn Niêm Cổ Vị Tập (宗門拈古彙集) 4 quyển. Pháp từ của ông có Hương Mộc Trí Đàn (香木智檀) là kiệt xuất nhất.
(和羅飯): từ gọi tắt của Bát Hòa La Phạn (缽和羅飯). Bát Hòa La (缽和羅、鉢和羅、盋和羅) là âm dịch của từ Phạn ngữ pravāraṇā (s.) và pavāraṇā (p.); còn có một số âm dịch khác như Bát Lợi Bà Thích Noa (鉢利婆刺拏), Bát Hòa Lan (缽和蘭、鉢和蘭); ý dịch là đầy đủ, vui vẻ, việc tùy ý, tùy theo ý của người khác mà tự thân mình nêu ra những sai phạm, Tự Tứ (自恣). Theo Sa Môn Huyền Ứng (玄應, ?-?), nhân vật sống dưới thời nhà Đường, đệ tử của Huyền Trang (玄奘, 602-664), tu sĩ của Đại Tổng Trì Tự (大總持寺) ở Trường An (長安), người biên soạn bộ Nhất Thiết Kinh Âm Nghĩa (一切經音義, 25 quyển), giải thích rằng sau An Cư là ngày Tự Tứ, tức nhằm vào Rằm tháng 7 (tại Việt Nam thường tổ chức vào ngày 16). Ngày này, món ăn cúng dường Tam Bảo được gọi là Hòa La Phạn, tức là món ăn Tự Tứ. Trong Vu Lan Bồn Kinh Tân Sớ (盂蘭盆經新疏, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 21, No. 377) giải thích rõ rằng: “Thọ Bát Hòa La Phạn giả, lân mẫn thí chủ, vô trước vô tham, mỹ thực ố thực, bất sanh tăng giảm, cố danh nhất tâm (受缽和羅飯者、憐愍施主、無著無貪、美食惡食、不生增減、故名一心, người thọ nhận cơm Tự Tứ, phải biết thương xót thí chủ, không chấp trước không tham lam, thức ăn ngon hay thức ăn dở, không sinh cũng không giảm, nên gọi là nhất tâm).” Trong Tông Môn Niêm Cổ Vị Tập (宗門拈古彙集, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 66, No. 1296 q.37) quyển 37 có câu: “Trai thời nhất Bát Hòa La Phạn, Thiền đạo thị phi tổng bất tri (齋時一缽和羅飯、禪道是非總不知, khi ăn một bát cơm Tự Tứ, Thiền đạo đúng sai thảy không hay).” Hay trong bài Nữ Tử Xuất Định (女子出定) của Vô Dị Nguyên Lai Thiền Sư Quảng Lục (無異元來禪師廣錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 72, No. 1435) quyển 11 có đoạn: “Xuất định mạn vân đàn chỉ gian, không lao thần lực bất tương quan, nhi kim quán khiết Hòa La Phạn, nhất nhật tam xan bão tiện nhàn (出定謾云彈指間、空勞神力不相關、而今慣喫和羅飯、一日三餐飽便閒, xuất định dối cho [trong khoảng] khảy móng tay, nhọc gì thần lực liên quan đây, như nay quen ăn cơm Tự Tứ, ba bữa một ngày no ngũ say).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập