Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tôn Ý »»
(良源, Ryōgen, 912-985): vị tăng của Thiên ThaiTông Nhật Bản, sống dưới thời đại Bình An, thụy hiệu Từ Huệ Đại Sư (慈慧大師), người đời thường gọi ông là Nguyên Tam Đại Sư (元三大師), Ngự Miếu Đại Sư (御廟大師), Giác Đại Sư (角大師), Đậu Đại Sư (豆大師), họ là Mộc Tân (木津), xuất thân vùng Cận Giang (近江, Ōmi, thuộc Shiga-ken [滋賀縣]). Năm lên 12 tuổi, ông theo học pháp với Lý Tiên (理仙), và sau khi thầy qua đời, ông đến thọ giới với Thiên Thai Tọa Chủ Tôn Ý (尊意, Soni), rồi theo học với Hỷ Khánh (喜慶, Kikei), Giác Huệ (覺惠, Kakue) và Vân Tình (雲晴, Unsei). Vào năm 937, tại Duy Ma Hội của Hưng Phước Tự (興福寺, Kōfuku-ji), ông đã đối luận với Nghĩa Chiêu (義昭, Gishō) của Nguyên Hưng Tự (元興寺, Gankō-ji) và hàng phục được vị này. Đến năm 963, tại Pháp Hoa Hội ở Thanh Lương Điện, ông lại luận phá được Pháp Tàng (法藏, Hōzō) của Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji), nên thanh danh của ông vang khắp thiên hạ. Năm 964, ông được liệt vào hàng Nội Cúng Phụng (內供奉, hàng ngũ của 10 vị Thiền Sư), rồi năm sau thì làm Quyền Luật Sư, năm kế đến thì trở thành Thiên Thai Tọa Chủ. Trong thời gian làm Tọa Chủ được khoảng 20 năm, ông đã nỗ lực phục hưng Giảng Đường và giáo dưỡng đồ chúng. Chính ông đã định ra Nhị Thập Lục Điều Thức (二十六條式) để chỉnh đốn quy luật trongSơn Môn. Ông được sùng ngưỡng như là vị Tổ Sư thời Trung Hưng, và ngoài thế gian thì sùng bái như là hóa thân của Quan Âm, hay của Bất Động Minh Vương Bồ Tát. Môn hạ của ông có một số nhân vật kiệt xuất như Nguyên Tín (源信, Genshin), Giác Vận (覺運, Kakuun), Tầm Thiền (尋禪, Jinzen), Giác Siêu (覺超, Kakuchō) và hơn 3000 người. Trước tác của ông để lại có Bách Ngũ Thập Tôn Khẩu Quyết (百五十尊口訣), Cửu Phẩm Vãng Sanh Nghĩa (九品徃生義), Danh Biệt Nghĩa Thông Tư Ký (名別義通私記), Thai Kim Niệm Tụng Hành Ký (胎金念誦行記).
(法性寺, Hosshō-ji): ngôi chùa hiện tọa lạc tại số 16 Chome (丁目), Hon-machi (本町), Higashiyama-ku (東山區), Kyōto-shi (京都市). Vào năm 925 (niên hiệu Diên Trường [延長] thứ 3), vị Tả Đại Thần Đằng Nguyên Trung Bình (藤原忠平, Fujiwara-no-Tadahira, 880-949) kiến lập nên chùa này, lấy tượng Lô Xá Na Phật (s: Vairocana, 盧舍那佛) làm tượng thờ chính. Đây là ngôi chùa của dòng họ Đằng Nguyên vốn có thế lực đương thời. Họ cung thỉnh vị Thiên Thai Tọa Chủ Pháp Tánh Phòng Tôn Ý (尊意, Soni, 966-940) làm tổ khai sơn của chùa. Từ đó về sau, nhờ sự trợ lực không ngừng của dòng họ này, chùa tiến hành xây dựng và tạc tượng Phật. Trong đó, công trình trứ danh đáng kể nhất là Ngũ Đại Đường (五大堂) được kiến lập vào năm 1006 (niên hiệu Khoan Hoằng [寛弘] thứ 3), nhân lễ Khánh Hạ 40 tuổi của Đằng Nguyên Đạo Trưởng (藤原道長, Fujiwara-no-Michinaga, 966-1027). Tượng thờ chính của ngôi viện này là tượng ngồi Bất Động Minh Vương (不動明王), hiện được an trí tại Đồng Tụ Viện (同聚院) của Đông Phước Tự (東福寺, Tōfuku-ji). Vào năm 1239 (niên hiệu Diên Ứng [延應] thứ 1), Cửu Điều Đạo Gia (九條道家, Kujō Michiie, 1193-1252) cho xây dựng Đông Phước Tự ở vùng đất này, nên Pháp Tánh Tự bị phế bỏ, rồi lấy tượng đứng Thiên Thủ Quan Âm (千手觀音, tiền bán thế kỷ thứ 10) làm tượng thờ chính. Tương truyền tượng này là tượng Phật thường trì niệm của Tôn Ý, cho nên tên gọi Pháp Tánh Tự vẫn còn lưu truyền cho đến ngày nay.
(圓珍, Enchin, 815-891): vị tăng của Thiên Thai Tông Nhật Bản, sống dưới thời đại Bình An, thụy hiệu là Trí Chứng Đại Sư (智証大師), xuất thân vùng Tán Khi (讚岐, Sanuki, thuộc Kagawa-ken [香川縣] ngày nay), tục danh là Hòa Khí (和氣), mẹ là Tá Bá (佐伯), đồng hàng với cháu Không Hải. Năm 15 tuổi, ông được người chú Nhân Đức (仁德) dẫn đến đầu sư với Nghĩa Chơn (義眞, Gishin), đến năm 20 tuổi thọ giới rồi sau đó ẩn tu trong núi suốt 12 năm, và đến năm 32 tuổi mới ra lãnh chúng. Vì có chí sang nhà Đường cầu pháp, nên năm 853 ông sang Trung Quốc, đến Khai Nguyên Tự (開元寺) ở Huyện Liên Giang (連江縣), thuộc Phúc Châu (福州, Tỉnh Phúc Kiến ngày nay), học Tất Đàm ở Bát Nhã Hằng Duy (般若恒罹) và Luật Sớ ở Tồn Thức (存式). Sau khi đến Khai Nguyên Tự ở vùng Ôn Châu (溫州, thuộc Tỉnh Triết Giang ngày nay), ông được Tông Bổn (宗本) trao cho các bản sớ Câu Xá Luận. Tiếp theo ông đến Đài Châu (台州, thuộcTỉnh Triết Giang ngày nay), thọ nhận một số văn bản chương sớ của Duy Ma Kinh, Nhân Minh Luận từ Tri Kiến (知建). Sau đó, ông lại đến Quốc Thanh Tự (國清寺) ở trên Ngũ Đài Sơn và gặp được Vật Đắc (物得), Viên Tải (圓載). Kế đến, ông được Pháp Toàn (法全) của Thanh Long Tự (青龍寺) trao truyền Quán Đảnh của Kim Thai Lưỡng Bộ, và thọ nhận đại pháp của Tất Đàm Địa cũng như Tam Muội Da Giới. Ông cũng có học Mật Giáo với Trí Huệ Luân Tam Tạng (智慧輪三藏). Trong khoảng thời gian 7 tháng lưu lại tại Trường An, ông đã nhận được một số rất nhiều pháp cụ, sớ chương, và tham bái các ngôi chùa nổi tiếng nơi đây. Chính ông đã cúng tiền xây dựng phục hưng Quốc Thanh Tự, nên được gọi là Thiên Thai Sơn Quốc Thanh Tự Nhật Bản Quốc Đại Đức Tăng Viện (天台山國清寺日本國大德僧院).Sau 6 năm lưu học cầu pháp, ông trở về nước, mang theo một số lượng lớn kinh sớ của Thiên Thai, Chơn Ngôn, Câu Xá, Nhân Minh, Tất Đàm, gồm khoảng hơn 440 bộ và 1000 quyển. Năm 859, thể theo lời thỉnh cầu của Đại Hữu (大友), ông chuyển đến ở tại Viên Thành Tự (園城寺, Onjō-ji) thuộc vùng Tam Tỉnh (三井, Mii), sau đó ông tạo nơi đây thành Thiên Thai Biệt Viện, và đến năm 868 thì được cử làm Tọa Chủ chùa này thay thế An Huệ (安慧, Anne). Môn hạ của ông có Duy Thủ (惟首, Yuishū), Du Hiến (猷憲, Yuken), Tăng Mạng (増命, Zōmyō), Tôn Ý (尊意, Soni), v.v. Trước tác của ông có Đại Nhật Kinh Chỉ Quy (大日經指歸) 1 quyển, Giảng Diễn Pháp Hoa Nghi (講演法華儀) 2 quyển, Thọ Quyết Tập (授決集) 2 quyển.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập