Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tứ Chánh Cần »»
(七重行樹): bảy lớp hàng cây, từ xuất hiện trong A Di Đà Kinh (阿彌陀經). Con số 7 ở đây chỉ cho các phương Đông, Tây, Nam, Bắc, trên, dưới và ở giữa; thể hiện ý nghĩa viên mãn. Theo Đại Sư Ngẫu Ích Trí Húc (蕅益智旭, 1599-1655) nhà Minh giải thích trong A Di Đà Kinh Yếu Giải (阿彌陀經要解, 1 quyển, Taishō No. 1762), là “Thất trùng biểu thất khoa đạo phẩm (七重表七科道品, bảy lớp biểu thị cho bảy khoa đạo phẩm).” Như vậy, Thất Khoa Đạo Phẩm ở đây là 37 Phẩm Trợ Đạo, gồm:
(1) Tứ Niệm Xứ (s: catvāri smṛti-upasthānāni, p: cattāro sati-patṭḥānāni, 四念處), tức Thân Niệm Xứ (s: kāya-smṛty-upasthāna, p: kayekāyānupassi viharati atāpi sampajāno satimā, 身念處), quán thân thể là bất tịnh; Thọ Niệm Xứ (s: vedanā-smṛty-upasthāna, p: vedanāsu vedanānupassi viharati ātāpi sampajāno satimā, 受念處), quán sự thích ghét của các tác dụng thọ cảm, hết thảy đều là khổ; Tâm Niệm Xứ (s: citta-smṛty-upasthāna, p: citte cittānupassi viharati ātāpi sampajāno satimā, 心念處), quán tâm là sinh diệt, vô thường; Pháp Niệm Xứ (s: dharma-smṛty-upasthāna, p: dhammesu dhammānupassi viharati ātāpi sampajāno satimā, 法念處), quán hết thảy các pháp là vô ngã.
(2) Tứ Chánh Cần (s: catvāri prahāṇāni, p: cattāri sammappadhānāni, 四正勤), tức siêng năng tinh tấn đoạn trừ các điều ác đã sanh; siêng năng tinh tấn làm cho không sanh khởi các điều ác chưa sanh; siêng năng tinh tấn làm cho sanh khởi các điều thiện chưa sanh; siêng năng tinh tấn làm cho tăng trưởng các điều thiện đã sanh.
(3) Tứ Như Ý Túc (s: catur-ṛddhipāda, p: catu-iddhipāda, 四如意足), tức Dục Như Ý Túc, Tinh Tấn Như Ý Túc, Tâm Như Ý Túc, Tư Duy Như Ý Túc.
(4) Ngũ Căn (s: pañcendriyāni, 五根), tức Tín Căn (s: śradhendriya, 信根), niềm tin vào Tam Bảo, đạo lý Tứ Đế (s: catur-ārya-satya, p: catu-ariya-sacca, 四諦), v.v.; Tấn Căn (s: vīryendriya, 進根), hay còn gọi là Tinh Tấn Căn, siêng năng dũng mãnh tu các pháp lành; Niệm Căn (s: smṛtīndriya, 念根), nghĩ nhớ đến các pháp đúng; Định Căn (s: samādhīndriya, 定根), năng lực khiến cho tâm dừng lại một chỗ, không bị tán loạn; Tuệ Căn (s: prajñendriya, 慧根), nhờ có định mà trí tuệ quán xét sanh khởi, cho nên biết được như thật chân lý.
(5) Ngũ Lực (s: pañca-bala, 五力), tức Tín Lực (s: raddhā-bala, 信力), năng lực tin tưởng; Tinh Tấn Lực (s: vīrya-bala, 精進力), năng lực cố gắng tinh tấn; Niệm Lực (s: smṛti-bala, 念力), năng lực bảo trì; Định Lực (s: samādhi-bala, 定力), năng lực chú tâm tập trung vào Thiền định; Tuệ Lực (s: prajñā-bala, 慧力), năng lực chọn lọc trí tuệ.
(6) Thất Giác Chi (s: saptapodhyaṅgāni, p: satta-pojjharigā, 七覺支), tức Trạch Pháp Giác Chi (s: dharma-pravicaya-sambodhyaṅga, 擇法覺支), nghĩa là chọn lựa sự đúng sai của pháp, lấy cái đúng và bỏ đi cái sai; Tinh Tấn Giác Chi (s: virya-sambodhyaṅga, 精進覺支), là chọn lựa pháp đúng đắn và tinh tấn chuyên tâm tu tập pháp ấy; Hỷ Giác Chi (s: srīti-sambodhyaṅga, 喜覺支), an trú trong pháp vui đúng đắn; Khinh An Giác Chi (s: prasrabdhi-sambodhyaṅga, 輕安覺支), là đoạn trước tà ác đạt được sự nhẹ nhàng an lạc của thân tâm và tăng trưởng thiện căn; Xả Giác Chi (s: supeksā-sambodhyaṅga, 捨覺支), là xả bỏ đi tâm phan duyên với ngoại cảnh và quay trở về sống bình an.
(7) Bát Chánh Đạo (s: āryāṣṭāṇga-mārga, āryāṣṭāṇgika-mārga, p: ariyāṭṭhaṅgika-magga, 八正道), tức Chánh Kiến (s: samyag-dṛṣṭi, p: sammā-diṭṭhi, 正見); Chánh Tư Duy (s: samyak-saṃkalpa, p: sammā-saṅkappa, 正思惟); Chánh Ngữ (s: samyag-vāc, p: sammā-vācā, 正語); Chánh Nghiệp (s: samyakkarmanta, p: sammā-kammanta, 正業); Chánh Mạng (s: samyag-ājīva, p: sammā-ājīva, 正命); Chánh Tinh Tấn (s: samyag-vyāyāma, p: sammā-vāyāma, 正精進); Chánh Niệm (s: samyak-smṛti, p: sammā-sati, 正念); Chánh Định (s: samyak-samādhi, p: sammā-samādhi, 正定).
Cho nên thất trùng hàng thọ còn có nghĩa là bảy lớp chồng chất các pháp môn tu tập giải thoát, nhờ vậy hành giả mới có thể an nhiên, tự tại.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập