Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu muốn có những điều chưa từng có, bạn phải làm những việc chưa từng làm.Sưu tầm
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford

Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Truyền Pháp Hội »»

Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Truyền Pháp Hội








KẾT QUẢ TRA TỪ


Truyền Pháp Hội:

(傳法會, Dempōe): pháp hội được thiết lập trên cơ sở yếu chỉ Tam Nghiệp Độ Nhân (三業度人) của Không Hải Đại Sư, với tư cách là chế độ làm cho hưng long giáo học, khiến cho chánh pháp tồn tại lâu dài trên thế gian. Có 3 Truyền Pháp Hội nổi tiếng trong Phật Giáo Nhật Bản. (1) Đông Tự Truyền Pháp Hội (東寺傳法會): trên cơ sở Không Hải Đại Sư lấy lý tưởng giáo dục, ban cho người dân bình thường cơ hội học tập bình đẳng, Tông Nghệ Chủng Trí Viện (綜藝種智院) được thiết lập vào năm 828 (niên hiệu Thiên Trường [天長] thứ 5). Vì gặp khó khăn về kinh tế, cơ sở này bị bán đi vào năm 845 (niên hiệu Thừa Hòa [承和] thứ 12), rồi mua lại khu vực sơn trang ở vùng Đơn Ba (丹波, Tamba) để làm chi phí cho Truyền Pháp Hội. Từ năm 847 trở đi, Đông Tự Truyền Pháp Hội được khởi đầu và mở ra hội diễn giảng các kinh sớ y cứ của Chơn Ngôn Tông vào mùa Xuân và Thu hằng năm. Thế nhưng sau đó, vào năm 1312 (niên hiệu Ứng Trường [應長] thứ 2), Hội này bị suy tàn; song nhờ sự khuyên nhủ của Ngã Bảo (我寶), Đạo Ngã (道我) lại phục hưng lần nữa. Hậu Vũ Đa Pháp Hoàng (後宇多法皇) cúng dường tiền phí tổn cho Hội để hồi hướng cầu nguyện cho lịch đại tiên đế quá cố. Năm sau, trong hội diễn giảng, chân dung của Hoằng Pháp Đại Sư do tự tay Pháp Hoàng vẽ được đưa vào Truyền Pháp Hội làm đề tài bàn luận xem thử có nên chọn làm tượng thờ chính hay không. Từ đó trở về sau, mỗi mùa có 30 ngày, Hội tiến hành đàm luận nghĩa học liên tục. (2) Cao Dã Sơn Truyền Pháp Hội (高野山傳法會): từ khi chế độ mỗi năm được phép xuất gia, được tiến hành trên Cao Dã Sơn (高野山, Kōyasan) vào năm 835 (niên hiệu Thừa Hòa thứ 2), bắt chước theo trường hợp ở Đông Tự (東寺, Tō-ji), Chơn Nhiên (眞然, Shinzen) cũng khai sáng ra Truyền Pháp Hội ở đây, vào mùa Xuân từ ngày mồng 1 đến 21 tháng 3, mùa Thu từ ngày mồng 5 đến 18 tháng 10 với tên gọi là Luyện Học Hội (練學會). Kể từ đó trở đi, trong vòng 60 năm, sau vụ việc của Tam Thập Thiếp Sách Tử (三十帖册子), Hội bị hoang phế, và trãi qua hơn 200 năm dài đăng đẳng, Giác Noan (覺鑁) mới phục hưng lại vào năm 1132 (niên hiệu Thiên Thừa [天承] nguyên niên). Thể theo hạnh nguyện của Điểu Vũ Pháp Hoàng (鳥羽法皇), lễ cúng dường lạc thành Đại Truyền Pháp Viện (大傳法院), Mật Nghiêm Viện (密嚴院) được tiến hành và Đại Hội Truyền Pháp bắt đầu hoạt động. Cứ mỗi mùa trong vòng 50 ngày, mùa Xuân là Tu Học Hội (修學會), mùa Thu là Luyện Hành Hội (錬行會), Hội tiến hành luận nghị về giáo nghĩa của tông phái. Về sau, do sự phân tranh xảy ra giữa hai phía Kim Cang Phong Tự (金剛峰寺, Kongōbō-ji) và Truyền Pháp Viện (傳法院, Dempō-in), hoạt động của tổ chức này bị ngưng trệ vào năm 1175 (niên hiệu An Nguyên [安元] nguyên niên). Khi ấy, Tây Hành (西行) kiến lập Liên Hoa Thừa Viện (蓮華乘院) để làm nơi luận đàm học nghĩa, rồi đến năm sau thì dời về vùng Tăng Thượng (增上), và tiến hành Đại Hội Truyền Pháp. Về sau, Hội vẫn tiếp tục hoạt động mạnh mẽ và trở thành cơ sở để làm cho giáo học tông pháp hưng thịnh. (3) Truyền Pháp Hội của Phái Tân Nghĩa (新義派): từ khi Lại Du (賴瑜) làm chức Học Đầu (學頭) của Đại Truyền Pháp Viện vào năm 1266 (niên hiệu Văn Vĩnh [文永] thứ 3), ông tiến hành Truyền Pháp Hội tại Trượng Lục Đường (丈六堂) trên Cao Dã Sơn; nhưng sau vì nảy sinh cuộc cạnh tranh giữa các tự viện trên núi, Hội phải dời về Căn Lai Sơn (根來山) vào năm1288 (niên hiệu Chánh Ứng [正應] nguyên niên) và mỗi năm đều tu học nghiêm túc. Sau vụ binh lửa xảy ra trong khoảng thời gian niên hiệu Thiên Chánh (天正), Trí Sơn (智山) và Phong Sơn (豐山) phân chia làm hai; tại Phong Sơn thì lập Hội ở Trường Cốc Tự (長谷寺), tại Trí Sơn có Hội ở Trí Tích Viện (智積院). (4) Ngoài ra, tại Nhân Hòa Tự (仁和寺, Ninna-ji) ở vùng Ngự Thất (御室) cũng có Truyền Pháp Hội, nhưng sử liệu về Hội này rất hiếm hoi.


Xem thêm kết quả tìm kiếm mở rộng 






Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hạnh phúc khắp quanh ta


Chuyện Vãng Sanh - Tập 2


Người chết đi về đâu


Ba điểm tinh yếu trên đường tu tập

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...