Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Trường Khánh Huệ Lăng »»
(法眼文益, Hōgen Moneki, 885-958): vị tổ khai sáng Pháp Nhãn Tông Trung Quốc, họ là Lô (魯), người vùng Dư Hàng (余杭, Tỉnh Triết Giang). Năm lên 7 tuổi, ông theo xuất gia với Toàn Vĩ (全尾) ở Tân Định Trí Thông Viện (新定智通院), rồi thọ Cụ Túc giới ở Khai Nguyên Tự (開元寺) vùng Việt Châu (越州, Tỉnh Triết Giang). Sau ông du hành lên phương Nam, lưu lại nơi pháp hội của Trường Khánh Huệ Lăng (長慶慧稜) một thời gian. Rồi ông định đi về phía Tây Hồ Tương (湖湘), nhưng vì gió mưa dữ dội, nên phải tá túc tại Địa Tạng Viện (地藏院). Nhân đó ông tham yết La Hán Quế Sâm (羅漢桂琛) và được đại ngộ. Tiếp theo ông lại lưu lãng đây đó, đến vùng Lâm Xuyên (臨川, Tỉnh Giang Tây), rồi đến trú tại Sùng Thọ Viện (崇壽院). Tương truyền ngày khai đường có cả ngàn vị tăng đến xin tham học. Vị quốc chủ của Giang Nam (江南) vì mến mộ đạo phong của ông, nên thỉnh ông đến trú trì Báo Ân Thiền Viện (報恩禪院) vùng Kim Lăng (金陵, Tỉnh Giang Tô), và ban cho hiệu là Tịnh Huệ Thiền Sư (淨慧禪師). Sau ông trở về Thanh Lương Viện (清涼院), sáng tối chuyên tâm diễn xướng tông phong nơi ba đạo tràng ấy. Vào ngày mồng 5 tháng nhuận, ông cạo tóc, tắm rửa sạch sẽ, thông báo với đại chúng, rồi ngồi kiết già mà thị tịch, hưởng thọ 74 tuổi đời và 54 hạ lạp. Ông được ban cho thụy hiệu là Đại Pháp Nhãn Thiền Sư (大法眼禪師).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.129 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập