Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Trường Giác »»
(高野山, Kōyasan): linh địa của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, được bao bọc bởi ngọn núi cao trên dưới 1000 mét, nằm phía đông bắc Wakayama-ken (和歌山縣), tọa lạc tại Kōya-chō (高野町), Ito-gun (伊都郡). Vào năm 816 (niên hiệu Hoằng Nhân [弘仁] thứ 7), Không Hải Đại Sư (空海大師, Kūkai Daishi) thọ ân tứ của triều đình, lấy nơi đây làm đất nhập định cho bản thân mình và sáng lập ra ngôi Kim Cang Phong Tự (金剛峰寺, Kongōbō-ji), ngôi chùa trung tâm của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản. Cao Dã Sơn còn là tên gọi thông thường của Kim Cang Phong Tự. Không Hải Đại Sư đã nhập diệt tại thánh địa này. Ngôi già lam được hình thành theo dạng thức độc đáo của Mật Giáo, phối trí ở hậu phương đông tây lấy Giảng Đường và Trung Môn làm trục, có ngôi Đại Tháp (tức Căn Bổn Đại Tháp) và Tây Tháp, tượng trưng cho vũ trụ theo hai bộ Thai Tạng Giới (胎藏界, Taizōkai) và Kim Cang Giới (金剛界, Kongōkai). Sau khi Không Hải qua đời, thánh địa này đi đến tình trạng suy vong vì quá cách xa với kinh đô; nhưng từ khoảng giữa thế kỷ thứ 10 trở đi, tín ngưỡng cho rằng Không Hải chỉ nhập định thôi, vẫn còn sống và cứu độ chúng sanh, bắt đầu xuất hiện, cho nên tầng lớp quý tộc cũng như hoàng tộc liên tục lên núi tham bái, nhờ vậy nơi đây hưng thịnh trở lại. Vào khoảng đầu thế ký 15, nhờ sự xuất hiện của các bậc học tượng như Hựu Khoái (宥快, Yūkai), Trường Giác (長覺, Chōkaku), v.v., giáo học của Cao Dã Sơn được hình thành có hệ thống và truyền thống đó vẫn được kế thừa cho đến ngày nay. Vào năm 1872 (niên hiệu Minh Trị [明治] thứ 5), luật cấm không cho người nữ lên núi được giải bỏ, dần dần các cư sĩ tại gia lên núi lập nghiệp. Hiện tại nơi đây hình thành một thị trấn tên Môn Tiền Đinh (門前町, Monzen-machi) có 117 ngôi tự viện, các cơ quan giáo dục như trường Đại Học, Trung Học và rất nhiều hiệu buôn. Mỗi năm có khoảng hơn 1 triệu người đến tham bái thánh địa này.
(宥快, Yūkai, 1345-1416): vị tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào khoảng giữa hai thời đại Nam Bắc Triều và Thất Đinh, húy là Hiền Vinh (賢榮), Thoại Nghiêm (瑞嚴), Hựu Khoái (宥快); hiệu là Tể Tướng Phòng (宰相房), Tánh Nghiêm Phòng (性嚴房); xuất thân vùng Sơn Thành (山城, Yamashiro, thuộc Kyoto); con của Tả Thiếu Tướng Đằng Nguyên Thật Quang (左少將藤原實光). Ông theo xuất gia với Vinh Trí (榮智) ở Tá Cửu Gian Tự (佐久間寺), vùng Thường Lục (常陸, Hitachi). Sau ông theo hầu Tín Hoằng (信弘) ở Bảo Tánh Viện (寶性院) trên Cao Dã Sơn, học về Sự Tướng, Giáo Tướng cũng như Tất Đàm (悉曇), rồi kế thừa các dòng Trung Viện (中院), Tam Bảo Viện (三寶院), Tây Viện (西院) và Trì Minh Viện (持明院). Năm 1374, ông làm trú trì Bảo Tánh Viện; đến năm sau thì trước tác bộ Bảo Kính Sao (寶鏡抄) để phê phán Dòng Lập Xuyên (立川流). Vào năm 1375, ông theo học pháp với Hưng Nhã (興雅) ở An Tường Tự (安祥寺); đến năm 1406 thì giao Bảo Tánh Viện lại cho đệ tử Thành Hùng (成雄) và lui về ẩn cư tại Thiện Tập Viện (善集院). Ông rất tinh thông về Giáo Tướng, tự xưng là Bảo Môn Phái (寶門派), cùng với Thọ Môn Phái (壽門派) của Trường Giác (長覺), hình thành nên hệ thống giáo học của Cao Dã Sơn. Đệ tử phú pháp của ông có Hựu Tín (宥信), Thành Hùng (成雄), Khoái Nhã (快雅), Khoái Tôn (快尊), v.v. Trước tác của ông để lại có rất nhiều như Đại Nhật Kinh Khẩu Chi Sớ Sao (大日經口之疏鈔) 85 quyển, Tông Nghĩa Quyết Trạch Tập (宗義決擇集) 20 quyển, Bảo Kính Sao (寶鏡抄) 1 quyển, Nhị Giáo Luận Sao (二敎論鈔) 30 quyển, Tất Đàm Quyết Trạch Tập (悉曇決擇集) 5 quyển, v.v.
(永嚴, Yōgon, 1075-1151): vị tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào cuối thời Bình An, vị Tổ của Dòng Bảo Thọ Viện (保壽院流), húy là Vĩnh Nghiêm (永嚴), thông xưng là Hạ Dã Pháp Sư (下野法師), tự là Bình Đẳng Phòng (平等房), con của vị Trưởng Quan Kami vùng Hạ Dã (下野, Shimotsuke) là Bình Sư Quý (平師季). Ông theo xuất gia với Khoan Trợ (寬助) của Thành Tựu Viện (成就院) ở Nhân Hòa Tự (仁和寺, Ninna-ji), rồi đến năm 1108 thì nhậm chức Truyền Pháp A Xà Lê (傳法阿闍梨). Năm 1113, ông đến trú tại Đông Tự (東寺, Tō-ji), chuyên hành lễ Quán Đảnh; và vào năm 1138 thì làm Quyền Thiếu Tăng Đô (權少僧都). Sau đó, ông sáng lập Bình Đẳng Viện (平等院) trên Cao Dã Sơn. Vào năm 1145, ông làm Tự Trưởng của Đông Tự, đến năm 1150 thì làm chức Pháp Ấn (法印), rồi khai sáng Bảo Thọ Viện (保壽院) ở Nhân Hòa Tự và trở thành Tổ của Dòng Bảo Thọ Viện. Trong khoảng niên hiệu Bảo Diên (, 1135-1141), vâng mệnh của Điểu Vũ Thượng Hoàng (鳥羽上皇), ông soạn bộ Đồ Tượng Sao (圖像抄, 10 quyển). Đệ tử phú pháp của ông có Giác Thành (覺成), Thiền Thọ (禪壽), Trường Giác (長覺), Giác Hiểu (覺曉), v.v. Trước tác của ông có Yếu Tôn Pháp (要尊法) 1 quyển, Bình Đẳng Sao (平等抄) 2 quyển, v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập