Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Trực Ông Đức Cử »»
(東明慧日, Tōmei Enichi, 1272-1340): vị tăng của Phái Hoằng Trí (宏智派) thuộc Tào Động Tông Trung Quốc, xuất thân Huyện Hải Định (海定縣), Minh Châu (明州, Tỉnh Triết Giang), họ Trầm (沉), hiệu là Đông Minh (東明), sinh vào năm thứ 8 niên hiệu Hàm Thuần (咸淳). Năm 9 tuổi, ông xuất gia ở Đại Đồng Tự (大同寺) vùng Phụng Hóa (奉化, Tỉnh Triết Giang). đến năm 13 tuổi thì xuống tóc và 17 tuổi thọ giới Cụ Túc. Tiếp theo, ông đến tham vấn Trực Ông Đức Cử (直翁德擧) ở Thiên Ninh Tự (天寧寺), Minh Châu và được khế ngộ. Sau đó, ông đi chiêm bái và tham học ở một số chùa như Thiên Đồng (天童), Linh Ẩn (靈隱), Vạn Thọ (萬壽), Tương Sơn (蔣山), Thừa Thiên (承天), v.v., và khai đường thuyết pháp ở Bạch Vân Sơn Bảo Khánh Tự (白雲山寳慶寺) vùng Minh Đường (明堂). Sống tại các nơi đó được 6 năm, vào năm thứ 2 (1309) niên hiệu Diên Khánh (延慶), thể theo lời thỉnh cầu của Tướng Quân Bắc Điều Trinh Thời (北條貞時), ông sang Nhật Bản, trú tại Thiền Hưng Tự (禪興寺) vùng Tương Mô (相模, Sagami). Sau đó, ông lại được mời đến trú trì Viên Giác Tự (圓覺寺, Enkaku-ji), nhưng chẳng bao lâu sau ông dựng một ngôi Bạch Vân Am (白雲庵) trong khuôn viên chùa này và lui về ẩn cư. Từ đó trở về sau, ông đã từng sống qua một số chùa khác như Vạn Thọ (萬壽), Thọ Phước (壽福), Đông Thắng (東勝), Kiến Trường (建長), v.v. Vào tháng 6 năm thứ 3 (1340) niên hiệu Lịch Ứng (曆應), ông lại trở về đó ẩn cư ở Bạch Vân Am và đến ngày mồng 4 tháng 10 thì thị tịch, hưởng thọ 69 tuổi đời và 53 hạ lạp. Trước tác của ông có Bạch Vân Đông Minh Hòa Thượng Ngữ Lục (白雲東明和尚語錄) 3 quyển.
(雲外雲岫, Ungai Unshū, 1242-1324): vị tăng của Tào Động Tông Trung Quốc, tự là Vân Ngoại (雲外), tùy theo từng chỗ ở mà tên gọi của ông khác nhau như Trí Môn Vân Tụ (智門雲岫), Thiên Đồng Vân Tụ (天童雲岫), xuất thân Xương Quốc (昌國, Tỉnh Triết Giang), biệt hiệu là Phương Nham (方嵓), họ Lý (李). Ông theo xuất gia với Trực Ông Đức Cử (直翁德擧) và kế thừa dòng pháp của vị này. Sau ông đến sống ở Thạch Môn (石門), Từ Khê (慈谿), nhưng rồi lại chuyển đến các nơi khác như Trí Môn (智門) ở Tượng Sơn (象山), và Thiên Ninh Tự (天寧寺) ở Huyện Ngân (鄞縣). Hơn nữa, ông còn chuyển đến Thiên Đồng (天童), Tứ Minh (四明) và cử xướng tông phong ở nơi đây. Vào ngày 22 tháng 8 năm đầu niên hiệu Thái Định (泰定), ông thị tịch, hưởng thọ 83 tuổi đời và 65 hạ lạp. Ông tuy người nhỏ con nhưng rất lanh lẹ, hoạt bát; thuyết pháp lại hay nên tương truyền có người từ Nhật Bản, Triều Tiên hâm mộ tiếng ông nên đã đến đạo tràng của ông để nghe thuyết giảng. Trước tác của ông có Bảo Kính Tam Muội Huyền Nghĩa (寳鏡三昧玄義). Đệ tử có những nhân vật kiệt xuất như Vô Ấn Đại Chứng (無印大証), Đông Lăng Vĩnh Dư (東陵永璵), v.v. Đông Lăng là người đã từng sang Nhật Bản và sống tại hai chùa Nam Thiền và Thiên Long. Bộ Trí Môn Vân Ngoại Hòa Thượng Ngữ Lục (智門雲外和尚語錄), Vân Ngoại Vân Tụ Thiền Sư Ngữ Lục (雲外雲岫禪師語錄) có lời tựa đề năm thứ 4 (1300) niên hiệu Đại Đức (大德) là trước tác do môn nhân Sĩ Thảm (士慘) biên tập và san hành. Hai bộ này được san hành tại Nhật vào năm thứ 3 (1746) niên hiệu Diên Hưởng (延享). Văn Tú (文秀) soạn bản Thiên Đồng Vân Ngoại Thiền Sư Truyện (天童雲外禪師傳).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập