Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Trinh Quán Tự »»
(眞雅, Shinga, 801-879): vị tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào đầu thời đại Bình An (平安, Heian), người khai cơ Trinh Quán Tự (貞觀寺, Jōgan-ji), thụy hiệu là Pháp Quang Đại Sư (法光大師) và Trinh Quán Tự Tăng Chánh (貞觀寺僧正), em ruột của Không Hải. Ông theo hầu Không Hải, rồi đến năm 825 thì được thọ pháp Quán Đảnh và làm chức A Xà Lê. Năm 835, ông được Không Hải phó chúc cho quản lý Tàng Kinh Các của Đông Tự (東寺, Tō-ji), Chơn Ngôn Viện của Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji) và Hoằng Phước Tự (弘福寺, Gūfuku-ji). Năm 847, ông được cử làm chức Biệt Đương của Đông Đại Tự, đến năm 864 thì làm Tăng Chánh và trở thành Pháp Ấn Đại Hòa Thượng (法印大和尚). Bên cạnh đó, ông còn được Thanh Hòa Thiên Hoàng (清和天皇, Seiwa Tennō) tôn kính và tín nhiệm, mặt khác ông rất thâm giao với Tướng Quân Đằng Nguyên Lương Phòng (藤原良房, Fujiwara Yoshifusa), cho nên vào năm 862, ông kiến lập Trinh Quán Tự ở kinh đô Kyoto. Đệ tử của ông có Chơn Nhiên (眞然, Shinzen), Nguyên Nhân (源仁, Gennin).
(聖寳, Shōbō, 832-909): vị tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào đầu thời đại Bình An, Tự Trưởng đời thứ 8 của Đông Tự (東寺, Tō-ji), vị tổ khai sáng Dòng Tiểu Dã (小野流), húy là Thánh Bảo (聖寳), tên tục là Hằng Ấm Vương (恒蔭王), thụy hiệu là Lý Nguyên Đại Sư (理源大師), xuất thân vùng Kyoto, con của Binh Bộ Đại Thừa Cát Thanh Vương (兵部大丞葛聲王). Năm 16 tuổi, ông theo xuất gia với Chơn Nhã (眞雅, Shinga), rồi học Tam Luận, Pháp Tướng và Hoa Nghiêm với Nguyên Hiểu (源曉, Gankyō), Viên Tông (圓宗, Enshū) và Bình Nhân (平仁, Heinin). Năm 869, ông làm việc cho Duy Ma Hội Thụ Nghĩa và luận phá các nghĩa học khác, sau đó đến năm 871 thì thọ nhận pháp Vô Lượng Thọ từ Chơn Nhã và chuyên tu về Mật Giáo. Đến năm 874, ông kiến lập nên Đề Hồ Tự (醍醐寺, Daigo-ji), rồi đến năm 880 thì thọ nhận 2 bộ đại pháp từ Chơn Nhiên (眞然, Shinzen) ở Cao Dã Sơn và vào năm 884 thì thọ pháp Quán Đảnh ở Nguyên Nhân (源仁, Gennin) tại Đông Tự. Sau đó, vào năm 890, ông làm Tọa Chủ của Trinh Quán Tự (貞觀寺, Jōgan-ji), rồi năm 905 thì làm Viện Chủ Đông Nam Viện của Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji), và năm sau thì làm Tự Trưởng cũng như Tăng Chánh của Đông Tự. Các trước tác của ông để lại có Đại Nhật Kinh Sớ Sao (大日經疏鈔), Thai Tạng Giới Hành Pháp Thứ Đệ (胎藏界行法次第), Như Ý Luân Tu Cúng Quỹ (如意輪修軌), Ngũ Đại Hư Không Tạng Thức Pháp (五大虛空藏式法), Tu Nghiệm Tối Thắng Huệ Ấn Tam Muội Da Cực Ấn Quán Đảnh Pháp (修驗最勝惠印三昧耶極印灌頂法).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập