Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Người duy nhất mà bạn nên cố gắng vượt qua chính là bản thân bạn của ngày hôm qua. (The only person you should try to be better than is the person you were yesterday.)Khuyết danh
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Triệu Châu Lục »»
(趙州眞際禪師語錄, Jōshūshinsaizenjigoroku): 3 quyển, do Triệu Châu Tùng Thẩm (趙州從諗) soạn, được san hành trong khoảng niên hiệu Thiệu Hưng (紹興, 1131-1162), còn gọi là Triệu Châu Lục (趙州錄, Jōshūroku). Đầu quyển có phụ lục hành trạng được soạn vào năm thứ 11 (953) niên hiệu Bảo Đại (保大) nhà Nam Đường; quyển thượng, trung và hạ thâu lục những lời dạy thượng đường, thị chúng, vấn đáp, v.v.; cuối quyển hạ có thêm các đối cơ, tham biện, kệ tụng. Theo ký lục của Tống Cao Tăng Truyện (宋高僧傳) 11, chúng ta có thể suy đoán được rằng sau khi Triệu Châu qua đời chẳng bao lâu thì Ngữ Lục của ông được thâu lục; san bản hiện hành tối cổ là bản do Thê Hiền Trừng Thị (棲賢澄諟) san định, và được thâu tập vào trong bộ Cổ Tôn Túc Ngữ Yếu (古尊宿語要) 1 do Tăng Đĩnh Thủ Trách (僧挺守賾) biên tập. Về sau, đến cuối thời nhà Minh, Trạm Nhiên Viên Trừng (湛然圓澄) có thêm vào lời tựa và tái biên tập. Tại Nhật Bản, có san bản năm thứ 18 (1613) niên hiệu Khánh Trường (慶長), san bản năm thứ 2 (1649) niên hiệu Khánh An (慶安), v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập