Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul
Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Tôn giáo của tôi rất đơn giản, đó chính là lòng tốt.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Triết Ông Như Diễm »»
(拙庵德光, Settan Tokkō, 1121-1203): vị tăng của Phái Đại Huệ thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, được gọi là Chuyết Am (拙菴), Đông Am (東菴), xuất thân vùng Tân Dụ (新喩), Lâm Giang (臨江, Tỉnh Giang Tây), họ là Bành (彭). Năm 15 tuổi, ông theo xuất gia với Thiền Sư Cát (吉禪師) ở Đông Sơn Quang Hóa Tự (東山光化寺), sau đó tham học với Đại Huệ Tông Cảo (大慧宗杲) ở Dục Vương Sơn (育王山) và kế thừa dòng pháp của vị này. Đầu tiên ông trú tại Quang Hiếu Tự (光孝寺), kế đến vào năm thứ 7 (1180) niên hiệu Thuần Hy (淳熙), ông sống qua các nơi như Linh Ẩn Tự (靈隱寺), Kính Sơn Tự (徑山寺), v.v. Ông được vua Hiếu Tông nhà Nam Tống quy y theo và ban cho hiệu là Phật Chiếu Thiền Sư (佛照禪師). Vào năm thứ 3 (1203) niên hiệu Gia Thái (嘉泰), ông thị tịch, hưởng thọ 83 tuổi, và được ban cho thụy hiệu là Phổ Tuệ Tông Giác Đại Thiền Sư (普慧宗覺大禪師). Pháp từ của ông có Triết Ông Như Diễm (浙翁如琰), Vô Tế Liễu Phái (無濟了派), Bắc Nhàn Cư Giản (北礀居簡), v.v. Trước tác của ông có Phật Chiếu Thiền Sư Tấu Đối Lục (佛照禪師奏對錄) 1 quyển, Phật Chiếu Quang Hòa Thượng Ngữ Yếu (佛照光和尚語要) 1 quyển.
(大川普濟, Daisen Fusai, 1179-1253): vị tăng của Phái Đại Huệ (大慧派) thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Đại Xuyên (大川), xuất thân vùng Phụng Hóa (奉化), Tứ Minh (四明, Tỉnh Triết Giang), họ là Trương (張). Năm 19 tuổi, ông theo xuất gia với Văn Hiến (文憲) ở Hương Lâm Viện (香林院), rồi đến tham học với Hà Ốc Thường (荷屋常) ở Thoại Nham Tự (瑞巖寺), và cuối cùng đại ngộ qua lời dạy của Triết Ông Như Diễm (浙翁如琰). Sau khi đến tham vấn thêm một số vị tôn túc khác như Tùng Nguyên (松源), Khẳng Đường (肯堂), Si Độn (癡鈍), Tức Am (息庵), Không Tẩu (空叟), Vô Chứng (無証), ông bắt đầu xuất hiện bố giáo ở Diệu Thắng Viện (妙勝院) thuộc Phủ Khánh Nguyên (慶元府) vào năm thứ 10 (1217) niên hiệu Gia Định (嘉定). Từ đó về sau, ông đã từng sống qua các nơi như Báo Quốc Tự (報國寺), Quan Âm Viện (觀音院), Đại Trung Tự (大中寺) ở Khánh Nguyên, rồi Quang Hiếu Tự (光孝寺) ở Gia Hưng (嘉興, Tỉnh Triết Giang), Thập Phương Tự (十方寺) ở Thiệu Hưng (紹興, Tỉnh Triết Giang), Tịnh Từ Tự (淨慈寺), Linh Ẩn Tự (靈隱寺) ở Lâm An (臨安, Tỉnh Triết Giang), v.v. Vào ngày 18 tháng giêng năm đầu (1253) niên hiệu Bảo Hựu (寳祐), ông thị tịch, hưởng thọ 75 tuổi đời và 56 hạ lạp. Ông có để lại các trước tác như Ngũ Đăng Hội Nguyên (五燈會元, 20 quyển), Đại Xuyên Hòa Thượng Ngữ Lục (大川和尚語錄, 1 quyển). Vật Sơ Đại Quán (物初大觀) thì biên soạn hành trạng của ông.
(晦巖智昭, Maigan Chishō, thế kỷ thứ 12-13): vị tăng của Phái Đại Huệ thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Hối Nham (晦巖), còn gọi là Trí Thông (智聰), pháp từ của Triết Ông Như Diễm (浙翁如琰). Ông đã bỏ ra 20 năm đi du phương đó đây để thâu tập cương yếu tông phong của Ngũ Gia, đến cuối đời ông đem phân loại chỉnh lý và biên tập thành bộ Nhân Thiên Nhãn Mục (人天眼目) tại Thiên Thai Sơn Vạn Niên Tự (萬年寺), và vào năm thứ 15 (1188) niên hiệu Thuần Hy (淳熙), ông biên lời tựa cho bộ này.
(西巖了惠[慧], Seigan Ryōe, 1198-1262): vị tăng của Phái Hổ Kheo thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Tây Nham (西巖), họ La (羅), người vùng Bồng Địa (蓬地), Bồng Châu (蓬州), đất Thục (蜀, Tỉnh Tứ Xuyên). Ông xuất gia với Tổ Đăng (祖燈) ở Ngọc Chưởng Sơn An Quốc Tự (玉掌山安國寺), rồi năm 19 tuổi xuống tóc, lên Thành Đô học kinh luận với Tánh Tông (性宗). Ông đến tham yết Hoại Am Chiếu (壞菴照) ở Chiêu Giác Tự (昭覺寺), rồi Triết Ông Như Diễm (浙翁如琰) ở Kính Sơn (徑山), sau đến tham học với Cao Nguyên Tổ Tuyền (高原祖泉), và ông đã từng theo hầu thầy đến Thoại Nham Tự (瑞巖寺) ở Đài Châu (台州, Tỉnh Triết Giang). Về sau, ông theo học với Vô Chuẩn Sư Phạm (無準師範) ở Tuyết Đậu Sơn (雪竇山) nhưng không có cơ duyên với vị này. Kế đến ông gặp được Thạch Điền Pháp Huân (石田法薰) cũng như Diệu Phong Chi Thiện (妙峰之善) ở Vạn Thọ Tự (萬壽寺). Sau hay tin Sư Phạm sống ở Kính Sơn, ông lại đến tham vấn lần nữa và cuối cùng kế thừa dòng pháp của vị này. Từ đó về sau ông sống qua các nơi như Nhạn Sơn Năng Nhân Thiền Tự (雁山能仁禪寺) ở Ôn Châu (溫州, Tỉnh Triết Giang), Đông Lâm Thiền Tự (東林禪寺) ở Giang Châu (江州, Tỉnh Giang Tây). Vào ngày 15 tháng 11 năm thứ 12 (1252) niên hiệu Thuần Hựu (淳祐), ông đến trú trì Thiên Đồng Cảnh Đức Thiền Tự (天童景德禪寺) ở Phủ Khánh Nguyên (慶元府, Tỉnh Triết Giang). Đến cuối đời ông đến sống tại Thoại Nham Khai Thiện Thiền Tự (瑞巖開善禪寺) ở Phủ Khánh Nguyên. Vào ngày 22 tháng 3 năm thứ 3 niên hiệu Cảnh Định (景定), ông thị tịch, hưởng thọ 65 tuổi đời và 47 hạ lạp. Ông có để lại cho hậu thế bộ Tây Nham Liễu Huệ Thiền Sư Ngữ Lục (西巖了慧禪師語錄) 2 quyển.
(偃溪廣聞, Enkei Kōmon, 1189-1263): vị tăng của Phái Dương Kì và Phái Đại Huệ thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Yển Khê (偃溪), xuất thân Huyện Hầu Quan (候官縣), Phúc Châu (福州, Tỉnh Phúc Kiến), họ là Lâm (林). Năm lên 18 tuổi, ông thọ giới Cụ Túc tại Uyển Lăng Quang Hiếu Tự (宛陵光孝寺), rồi đến tham học với Thiết Ngưu Ấn (鐵牛印). Sau đó, ông theo hầu Triết Ông Như Diễm (浙翁如琰) ở Thiên Đồng (天童), nhân nghe câu chuyện rửa bát của Triệu Châu (趙州) mà dứt hết mối nghi ngờ và đại ngộ. Vào năm đầu (1228) niên hiệu Thiệu Định (紹定), ông bắt đầu tuyên xướng tông phong của mình ở Tịnh Từ Tự (淨慈寺) thuộc Phủ Lâm An (臨安府, Tỉnh Triết Giang). Từ đó về sau, ông sống qua một số chùa như Hương Sơn Trí Độ Tự (香山智度寺), Quảng Lợi Tự (廣利寺) trên A Dục Vương Sơn (阿育王山), Linh Ẩn Tự (靈隱寺), v.v. Ông được ban cho thụy hiệu là Phật Trí Thiền Sư (佛智禪師). Vào ngày 14 tháng 6 năm thứ 4 niên hiệu Cảnh Định (景定), ông thị tịch, hưởng thọ 75 tuổi đời và 58 hạ lạp. Ông có để lại bộ Yển Khê Hòa Thượng Ngữ Lục (偃溪和尚語錄) 2 quyển.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập