Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado
Thành công là tìm được sự hài lòng trong việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được. (Success is finding satisfaction in giving a little more than you take.)Christopher Reeve
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Trĩ nhiễm »»
(圓具): là tên gọi khác của Cụ Túc Giới, vì người thọ trì Cụ Túc Giới thì gần với quả vị viên mãn của Niết Bàn (s: nirvāṇa, p: nibbāna, 涅槃). Như trong Tỳ Ni Quan Yếu (毗尼關要, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 40, No. 720) quyển 2 có giải thích rằng: “Xuất gia thọ Tỳ Kheo giới, cố vân cận viên, hựu vân cụ viên, diệc danh viên cụ; dĩ thử cụ giới, nãi cụ túc Niết Bàn chánh nhân, cố danh cụ viên viên cụ dã (出家受比丘戒、故云近圓、又云具圓、亦名圓具、以此具戒、乃具涅槃正因、故名具圓圓具也, xuất gia thọ giới Tỳ Kheo, được gọi là cận viên [gần viên mãn], lại có tên là cụ viên [đầy đủ viên mãn], cũng gọi là viên cụ [viên mãn đầy đủ]; nhờ giới Cụ Túc này, mà đầy đủ nhân chính của Niết Bàn, nên gọi là cụ viên, viên cụ).” Từ viên cụ này xuất hiện khá nhiều trong các Ngữ Lục Thiền Tông. Như trong Kiềm Nam Hội Đăng Lục (黔南會燈錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 85, No. 1591) quyển 6 có câu: “Phổ An Tùng Khuy Thiện Quyền Vị Thiền Sư, Sở Bắc Cù thị tử, nhân thế loạn nhập Kiềm, ngụ An Thuận chi Thái Hư Động Trĩ nhiễm, y Hàm Quang viên cụ, tham Nguyệt Tràng Hòa Thượng ấn chứng, trú An Nam chi Vạn Thọ (普安松巋善權位禪師、楚北瞿氏子、因世亂入黔、寓安順之太虛硐薙染、依含光圓具、參月幢和尚印證、住安南之萬壽, Thiền Sư Tùng Khuy Thiện Quyền Vị ở Phổ An, con của nhà họ Cù ở phương Bắc nước Sở, nhân thời loạn lạc mà đến Quý Châu, nhờ Thái Hư Động ở An Thuận được xuất gia, nương theo Hàm Quang thọ Cụ Túc giới, rồi tham vấn Hòa Thượng Nguyệt Tràng được ấn chứng, trú tại Vạn Thọ thuộc An Nam).” Hay trong Kiến Trung Tĩnh Quốc Tục Đăng Lục (建中靖國續燈錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 78, No. 1556) quyển 22 có đoạn rằng: “Đàm Châu Đại Quy Sơn Tổ Triện Thiền Sư, tánh Ngô thị, Phúc Châu Hầu Quan nhân dã, xuất gia viên cụ, tham Đại Quy Tú Thiền Sư, khế ngộ Tổ ý, đạo hạnh cao khiết, lệ thực thô y (潭州大溈山祖瑑禪師、姓吳氏、福州候官人也、出家圓具、參大溈秀禪師、契悟祖意、道行高潔、糲食麤衣, Thiền Sư Tổ Triện ở Đại Quy Sơn, Đàm Châu, họ là Ngô, người vùng Hầu Quan, Phúc Châu; xuất gia và thọ giới Cụ Túc, rồi tham học với Thiền Sư Đại Quy Tú, lãnh ngộ ý của Tổ, đạo hạnh thanh cao, ăn gạo lức và mặc áo thô sơ).”
(s: pravrajyā, p: pabbajjā, j: shukke, 出家): âm dịch là Ba Phệ Nễ Da (波吠儞耶), tức ra khỏi sinh hoạt gia đình thế tục, chuyên tâm tu tập tịnh hạnh của bậc Sa Môn (s: śramaṇa, p: samaṇa, 沙門). Từ này còn chỉ chung cho những người xuất gia, đồng nghĩa với Sa Môn, Tỳ Kheo (s: bhikṣu, p: bhikkhu, 比丘); đối lập với từ tại gia (在家). Trong Quy Sơn Cảnh Sách Cú Thích Ký (溈山警策句釋記, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 63, No. 1240) quyển Hạ giải thích xuất gia có 2 nghĩa: “Xuất gia hữu nhị, nhất xuất thế tục gia, túc ly trần tục, viễn tham tri thức; nhị xuất phiền não gia, đoạn vọng chứng chơn, đốn siêu Tam Hữu (出家有二、一出世俗家、足離塵俗、遠參知識、二出煩惱家、斷妄證眞、頓超三有, xuất gia có hai, một là ra khỏi nhà thế tục, chân xa lìa trần tục, đi xa tham vấn tri thức; hai là ra khỏi nhà phiền não, đoạn sai lầm chứng chân thật, vượt ra khỏi Ba Cõi).” Hay trong Tứ Thập Nhị Chương Kinh Chú (四十二章經註, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 37, No. 669) lại giải thích xuất gia có 3 nghĩa: “Cát ái từ thân, thân xuất gia dã; thức tâm đạt bổn, tâm xuất gia dã. Xuất gia hữu tam, nhất từ thân, xuất thế tục gia; nhị ngộ đạo, xuất Ngũ Uẩn gia; tam chứng quả, xuất Tam Giới gia (割愛辭親、身出家也、識心達本、心出家也、出家有三、一辭親、出世俗家、二悟道、出五蘊家、三證果、出三界家, cắt yêu thương, từ cha mẹ là thân xuất gia; biết rõ tâm, đạt nguồn chơn là tâm xuất gia; xuất gia có ba, thứ nhất từ cha mẹ, ra khỏi nhà thế tục; thứ hai ngộ đạo, ra khỏi nhà Năm Uẩn; thứ ba chứng quả, ra khỏi nhà Ba Cõi).” Bên cạnh đó, Tục Đăng Chánh Thống (續燈正統, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 84, No. 1583) quyển 23 cho rằng xuất gia có 4 nghĩa: “Nhất xuất trần tục ân ái gia, nhị xuất Tam Giới hỏa trạch gia, tam xuất thô hoặc phiền não gia, tứ xuất tế hoặc Vô Minh gia, xuất đắc tứ chủng gia, thỉ xưng Nạp Tăng gia (一出塵俗恩愛家、二出三界火宅家、三出麤惑煩惱家、四出細惑無明家、出得四種家、始稱衲僧家, thứ nhất ra khỏi nhà ân ái trần tục, thứ hai ra khỏi nhà bốc lửa Ba Cõi, thứ ba ra khỏi nhà phiền não thô hoặc, thứ tư ra khỏi nhà Vô Minh tế hoặc, ra khỏi được bốn loại nhà ấy, mới gọi là nhà Nạp Tăng).” Ngoài ra, xuất gia còn có 3 loại khác là thân xuất gia mà tâm không xuất gia, tâm xuất gia mà thân không xuất gia, và cả thân và tâm đều xuất gia. Phàm người phát tâm xuất gia thì phải cạo bỏ râu tóc, xả đi áo quần thế tục mà mang vào áo hoại sắc; cho nên xuất gia còn được gọi là lạc sức (落飾), thế phát (剃髮), lạc phát nhiễm y (落髮染衣), thế phát nhiễm y (剃髮染衣), thế nhiễm (剃染), lạc nhiễm (落染), Trĩ nhiễm (薙染). Trong 7 chúng đệ tử của Phật, ngoại trừ 2 chúng tại gia là Ưu Bà Tắc (s, p: upāsaka, 優婆塞) và Ưu Bà Di (s, p: upāsikā, 優婆夷); 5 chúng còn lại thuộc hàng ngũ xuất gia là Tỳ Kheo (s: bhikṣu, p: bhikkhu, 比丘), Tỳ Kheo Ni (s: bhikṣuṇī, p: bhikkhunī, 比丘尼), Sa Di (s: śrāmaṇera, p: sāmaṇera, 沙彌), Sa Di Ni (s: śrāmaṇerikā, p: sāmaṇerā, sāmaṇerī, 沙彌尼), Thức Xoa Ma Na (s: śikṣamāṇa, p: sikkhamānā, 式叉摩那); được gọi là Ngũ Chúng Xuất Gia. Từ xưa, xuất gia vốn phát xuất từ Ấn Độ, từ thời đại Phệ Đà (s: Veda, 吠陀) đã có người từ bỏ thế tục, xa gia đình để cầu giải thoát. Về sau, giáo đồ Bà La Môn kế thừa phong tục này, phần nhiều vào trong rừng sâu thanh vắng, chuyên tâm tu đạo. Phật Giáo khởi đầu từ việc xuất gia học đạo của đức Thích Tôn, về sau mới tổ chức thành giáo đoàn. Tuy nhiên, một trong những nguyên tắc quan trọng phải tuân thủ khi xuất gia là phải được sự chấp thuận của cha mẹ. Cho nên, trong Căn Bổn Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Tỳ Nại Da Phá Tăng Sự (根本說一切有部毘奈耶破僧事, Taishō Vol. 24, No. 1450) quyển 17 có khẳng định rằng: “Phụ mẫu bất thính, bất đắc xuất gia thọ giới (父母不聽、不得出家受戒, cha mẹ không bằng lòng, không được xuất gia thọ giới).” Có khá nhiều tác phẩm tranh vẽ, điêu khắc về hình tượng xuất gia của đức Phật, tối cổ nhất là tác phẩm ở Đại Tháp Madras, Amarāvatī, Ấn Độ. Trên cửa phía Đông của Đại Tháp Sanchi ở miền Trung Ấn cũng có các phù điêu diễn tả cảnh tượng đức Phật xuất gia như thế nào. Về phía Trung Quốc, tại Thê Hà Tự (棲霞寺) ở Giang Tô (江蘇), Linh Nham Quật Tự (靈巖窟寺) ở Sơn Tây (山西), vẫn còn những bức phù điêu khắc cảnh đức Thích Tôn đến nơi thanh tĩnh, cỡi bỏ mũ báu trao cho Xa Nặc (s: Chandaka, p: Channa, 車匿), rồi tự lấy bảo kiếm cắt tóc xuất gia. Về công đức xuất gia, Phật Thuyết Xuất Gia Công Đức Kinh (佛說出家功德經, Taishō Vol. 16, No. 707) có thuật rõ như sau: “Bất xuất gia giả, mạng chung hoặc năng đọa ư Địa Ngục (不出家者、命終或能墮於地獄, người không xuất gia, sau khi mạng hết hoặc có thể bị đọa vào Địa Ngục)”; hay “dĩ nhất nhật nhất dạ xuất gia cố, mãn nhị thập kiếp, bất đọa Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh, thường sanh thiên nhân, thọ phước tự nhiên (以一日一夜出家故、滿二十劫、不墮地獄、餓鬼、畜生、常生天人、受福自然, vì lấy một ngày một đêm xuất gia, nên tròn hai mươi kiếp, không đọa Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh, thường sanh Trời người, hưởng phước tự nhiên).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập