Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Trí Nham »»
(慧方, Ehō, 629-695): vị tổ thứ 3 của Ngưu Đầu Tông Trung Quốc, sống dưới thời nhà Đường, người vùng Diên Lăng (延陵), Nhuận Châu (潤州, Giang Tô), họ Bộc (濮). Ông xuất gia ở Khai Thiện Tự (開善寺), rồi sau khi thọ Cụ Túc giới thì tập trung nghiên cứu sâu kinh luận. Sau đó, ông lên Ngưu Đầu Sơn (牛頭山), tham yết Thiền Sư Trí Nham (智巖), học các bí pháp. Trí Nham thấy căn cơ của ông có thể gánh vác chánh pháp, bèn trao truyền tâm ấn cho. Trong suốt hơn 10 năm tham học tại Ngưu Đầu Sơn, ông chưa hề hạ sơn lần nào, học chúng đến tham học rất đông. Sau ông phó chúc hậu sự cho Pháp Trì (法持), rồi tự vào trong núi ẩn tu. Vào năm đầu (695) niên hiệu Vạn Tuế (萬歳) đời Võ Hậu, ông thị tịch, hưởng thọ 67 tuổi đời và 40 hạ lạp.
(子月): tên gọi khác của tháng 11 Âm Lịch. Trong chương Thích Thiên (釋天) của Nhĩ Nhã (爾雅) có giải thích rằng: “Thập nhất nguyệt vi Cô (十一月爲辜, tháng Mười Một là Cô).” Học giả Hác Ý Hành (郝懿行, 1757-1825) nhà Thanh chú giải rằng: “Cổ giả, cố dã. Thập nhất nguyệt dương sanh, dục cách cố thủ tân dã; thập nguyệt kiến Hợi, Hợi giả căn cai dã; chí kiến Tý chi nguyệt, nhi tư tư nhiên sanh hỉ (辜者、故也、十一月陽生、欲革故取新也、十月建亥、亥者根荄也、至建子之月、而孳孳然生矣, Cô nghĩa là cố [cũ], tháng Mười Một sinh dương, muốn thay đổi thì phải giữ cái mới; tháng Mười là kiến Hợi [thuộc chi Hợi]; Hợi là rễ cây; đến tháng kiến Tý thì sinh nở nhiều ra).” Âm Lịch lấy tháng 11 thuộc về tháng Tý, tháng 12 là tháng Sửu, tháng Giêng là tháng Dần, tháng 2 là tháng Mão, tháng 3 là tháng Thìn, tháng 4 là tháng Tỵ, tháng 5 là tháng Ngọ, tháng 6 là tháng Mùi, tháng 7 là tháng Thân, tháng 8 là tháng Dậu, tháng 9 là tháng Tuất, tháng 10 là tháng Hợi. Mỗi năm, từ ngày Lập Xuân (立春) đến ngày Kinh Trập (驚蟄) là tháng Giêng, tức tháng Dần; từ Kinh Trập đến Thanh Minh (清明) là tháng 2, tức tháng Mão; từ Thanh Minh đến Lập Hạ (立夏) là tháng 3, tức tháng Thìn; từ Lập Hạ đến Mang Chủng (芒種) là tháng 4, tức tháng Tỵ; từ Mang Chủng đến Tiểu Thử (小暑) là tháng 5, tức tháng Ngọ; từ Tiểu Thử đến Lập Thu (立秋) là tháng 6, tức tháng Mùi; từ Lập Thu đến Bạch Lộ (白露) là tháng 7, tức tháng Thân; từ Bạch Lộ đến Hàn Lộ (寒露) là tháng 8, tức tháng Dậu; từ Hàn Lộ đến Lập Đông (立冬) là tháng 9, tức tháng Tuất; từ Lập Đông đến Đại Tuyết (大雪) là tháng 10, tức tháng Hợi; từ Đại Tuyết đến Tiểu Hàn (小寒) là tháng 11, tức tháng Tý; từ Tiểu Hàn đến Lập Xuân (立春) là tháng Chạp, tức tháng Sửu. Trong bài thơ Hàn Viên Tức Mục (寒園卽目) của Dữu Tín (庾信, 513-581) nhà Bắc Chu có câu: “Tý nguyệt tuyền tâm động, Dương hào địa khí thư (子月泉心動、陽爻地氣舒, tháng Tý lòng suối động, hào Dương đất trời mở).” Hay trong Tục Đăng Chánh Thống (續燈正統, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 84, No. 1583) quyển 29 có đoạn: “Hồ Châu Phủ Thiên Trí Nguyệt Tuyền Ngọc Chi Pháp Tụ Thiền Sư, Gia Hòa Phú thị tử, mẫu Phùng, sanh Hoằng Trị Nhâm Tý Tý nguyệt hối nhật (湖州府天池月泉玉芝法聚禪師、嘉禾富氏子、母馮、生弘治壬子子月晦日, Thiền Sư Ngọc Chi Pháp Tụ ở Nguyệt Tuyền, Thiên Trì, Phủ Hồ Châu, con nhà họ Phú ở Gia Hòa, mẹ họ Phùng; ông sanh vào ngày cuối tháng 11 năm Nhâm Tý [1492] niên hiệu Hoằng Trị nhà Minh).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập