Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Trí cảnh »»
(倶舍宗, Gusha-shū): tên gọi của một tông phái lớn trong 8 tông phái ở Trung Quốc và trong 6 tông lớn của Phật Giáo vùng Nam Đô, Nhật Bản. Tại Ấn Độ, người ta chia thành 18 bộ phái của Phật Giáo Thượng Tọa Bộ (xưa gọi là Tiểu Thừa). Lần đầu tiên sau khi đức Phật diệt độ được 400 năm, thể theo lời thỉnh cầu của vua Ca Nị Sắc Ca (s: Kaniṣka, p: Kanisika, 迦膩色迦王) của vương quốc Kiện Đà La (s, p: Gandhāra, 健駄羅), 500 vị A La Hán đã tiến hành kết tập bộ Đại Tỳ Bà Sa Luận (s: Abhidharma-mahāvibhāṣa-śāstra, 大毘婆沙論), 200 quyển; cho nên trong số 18 bộ phái ấy, tông nghĩa của Tát Bà Đa Bộ (薩婆多部, tức Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ [s: Sarvāstivādin, p: Sabbatthivādin, 說一切有部]) được thành lập. Bộ luận này theo nghĩa của Lục Túc Luận (s: Śaḍpadaśāstra, 六足論) để giải thích về Phát Trí Luận (s: Abhidharma-jñāna-prasthāna, 發智論), vì vậy giáo nghĩa của Tát Bà Đa Bộ đều tập trung vào bộ luận này. Trải qua 500 năm sau, Bồ Tát Thế Thân (s, p: Vasubandhu, 世親) xuất hiện, đầu tiên xuất gia tu tập theo Tát Bà Đa Bộ (薩婆多部), học tông nghĩa của bộ phái này, rồi sau đó học giáo lý của Kinh Lượng Bộ (s: Sautrāntika, 經量部), nhưng có điều không hài lòng về tông này, nên ông đã y cứ vào bộ Đại Tỳ Bà Sa Luận mà trước tác ra bộ Câu Xá Luận (s: Abhidharmakośa-bhāṣya, 倶舍論). Trong mỗi phần ông đều lấy ý của Kinh Lượng Bộ để đả phá giáo thuyết của Tát Bà Đa Bộ. Vì vậy, từ đó ông đã tách riêng ra khỏi 18 bộ phái trên. Tại Ấn Độ, bộ luận này được gọi là Thông Minh Luận (聰明論), tất cả mọi người trong và ngoài tông phái đều học cả. Kể từ khi Chơn Đế (s: Paramārtha, 眞諦, 499-569) nhà Tùy bên Trung Quốc dịch bộ này sang Hán ngữ vào năm thứ 4 (563) niên hiệu Thiên Gia (天嘉), người ta bắt đầu nghiên cứu về nó. Kế đến, Huyền Trang (玄奘, 602-664) nhà Đường lại dịch Câu Xá Luận lần thứ hai vào năm thứ 5 (654) niên hiệu Vĩnh Huy, rồi các môn nhân của ông như Thần Thái (神泰), Phổ Quang (普光), Pháp Bảo (法寳) đã chú sớ cho bộ này. Từ đó Câu Xá Tông bắt đầu hưng thạnh ở Trung Quốc. Tại Nhật Bản, tông này được Đạo Chiêu (道昭, Dōshō, 629-700) truyền vào cùng với Pháp Tướng Tông. Vị này sang nhà Đường cầu pháp vào năm thứ 4 (653) niên hiệu Bạch Trỉ (白雉), theo hầu Huyền Trang và trở về nước vào năm thứ 7 (661) đời Tề Minh Thiên Hoàng (齊明天皇, Saimei Tennō, tại vị 655-661). Ông được xem như là người đầu tiên truyền bá Câu Xá Tông vào Nhật. Tiếp theo, có Trí Thông (智通, Chitsū, ?-?), Trí Đạt (智達, Chitatsu, ?-?), hai người sang nhà Đường vào năm thứ 4 (658) đời Tề Minh Thiên Hoàng, cũng như Huyền Phưởng (玄昉, Gembō, ?-746), vị tăng sang cầu pháp vào năm đầu (717) niên hiệu Dưỡng Lão (養老), đều có truyền tông này vào Nhật. Trong bản Tả Kinh Sở Khải (冩經所啓) ghi ngày mồng 8 tháng 7 năm thứ 12 (740) niên hiệu Thiên Bình (天平) còn lưu lại trong Chánh Thương Viện Văn Khố (正倉院文庫), ta thấy có ghi “Câu Xá Tông 30 quyển”; như vậy sách mà Huyền Trang (玄奘, 602-664) dịch ra đã được bắt đầu nghiên cứu từ khoảng thời gian này. Tên gọi Câu Xá Tông cũng được tìm thấy lần đầu tiên trong bản Tăng Trí cảnh Chương Sớ Phụng Thỉnh Khải (僧智憬章疏奉請啓). Vì Câu Xá Tông được xem giống như Tát Bà Đa Tông vốn được tìm thấy trong bản Lục Tông Trù Tử Trương (六宗厨子張) ghi ngày 18 tháng 3 nhuận năm thứ 3 niên hiệu Thiên Bình Thắng Bảo (天平勝寳), có thể sự thành lập của học phái này là trong khoảng thời gian năm thứ 3 hay 4 của niên hiệu Thiên Bình Thắng Bảo. Kế đến, trong phần quy định về số người được xuất gia và tu học mỗi năm của các tông phái như trong bức công văn của quan Thái Chính ghi ngày 26 tháng giêng năm thứ 25 (806) niên hiệu Diên Lịch (延曆), ta thấy có quy định Pháp Tướng Tông là 3 người, 2 người đọc Duy Thức Luận (s: Vijñānamātrasiddhi-śāstra, 唯識論) và 1 người đọc về Câu Xá Luận (s: Abhidharmakośa-bhāṣya, 倶舍論); như vậy ta biết được rằng lúc bấy giờ Câu Xá Tông vẫn là tông phái phụ thuộc vào Pháp Tướng Tông. Giáo nghĩa của tông này phân tích các pháp thành 5 vị và 75 pháp, công nhận tính thực tại của các pháp ấy, chủ trương rằng thế giới được thành lập dựa trên các pháp đó và con người tồn tại trong vòng luân hồi đau khổ, vì vậy cần phải đoạn diệt phiền não căn bản và chứng đạt Vô Dư Y Niết Bàn. Cũng giống như Pháp Tướng Tông, tông này cũng chia thành 2 phái là Bắc Tự Truyền (北寺傳) và Nam Tự Truyền (南寺傳). Phái Nam Tự Truyền thì chủ trương thuyết Dụng Diệt (用滅), nghĩa là các pháp hoại diệt nhưng thật thể của chúng vẫn tồn tại và cái tiêu diệt chính là tác dụng. Phái Bắc Tự Truyền đứng trên lập trường của thuyết Thể Diệt (体滅), tức là các pháp sanh khởi nhờ duyên và thật thể của chúng tiêu diệt theo từng Sát Na.
(禪林): tên gọi khác của Thiền Viện (禪院), Thiền Tự (禪寺), Tùng Lâm (叢林); là đạo tràng chuyên tu tập Thiền pháp, là nơi học đồ, đồng đạo ở khắp nơi tập trung về, cùng nhau khích lệ, tinh tấn học đạo. Như trong bài Thiểm Châu Hoằng Nông Quận Ngũ Trương Tự Kinh Tạng Bi (陝州弘農郡五張寺經藏碑) của Dữu Tín (庾信, 513-581) nhà Bắc Chu có đoạn: “Xuân viên liễu lộ, biến nhập Thiền lâm, tàm nguyệt tang tân, hồi thành Định thủy (春園柳路、變入禪林、蠶月桑津、迴成定水, vườn xuân đường liễu, nhập vào rừng Thiền, trăng tơ bến dâu, trở thành nước Định).” Hay trong Tông Thống Biên Niên (宗統編年, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 86, No. 1600) quyển 12 lại có đoạn: “Bách Trượng Thanh Quy, thiên hạ Thiền lâm, tuân nhi hành chi (百丈清規、天下禪林、遵而行之, Bách Trượng Thanh Quy, các Thiền lâm trong thiên hạ, tuân theo mà thực hành).” Hoặc trong Cao Phong Long Tuyền Viện Nhân Sư Tập Hiền Ngữ Lục (高峰龍泉院因師集賢語錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 65, No. 1277) quyển 1, phần Thích Ca Sinh Nhật (釋迦生日), cũng có đoạn: “Thích Viêm Đế thanh hòa chi hầu, nãi Như Lai giáng đản chi thời, tường quang xán xán ái Thiền lâm, thụy ái thông thông lung Phạm vũ, kiền sư thành khổn, đặc triển hạ nghi (適炎帝清和之候、乃如來降誕之時、祥光燦燦靄禪林、瑞靄蔥蔥籠梵宇、虔攄誠悃、特展賀儀, đúng Viêm Đế thanh hòa gặp lúc, là Như Lai khánh đản thời kỳ, hào quang rực rỡ ngút Thiền lâm, điềm lành lung linh bao Phạm vũ, cúi thỏa tấc thành, kính bày nghi cúng).” Một số thư tịch liên quan đến Thiền lâm như Thiền Lâm Loại Tụ (禪林類聚, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 67, No. 1299), 20 quyển, do Đạo Thái (道泰), Trí cảnh (智境) nhà Nguyên biên tập; Thiền Lâm Bảo Huấn Bút Thuyết (禪林寶訓筆說, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 64, No. 1266), 3 quyển, do Trí Tường (智祥) nhà Thanh soạn; Thiền Lâm Bảo Huấn Âm Nghĩa (禪林寶訓音義, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 64, No. 1262), 1 quyển, do Tỳ Kheo Đại Kiến (大建) nhà Minh soạn; Thiền Lâm Tăng Bảo Truyện (禪林僧寶傳, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 79, No. 1560), 30 quyển, do Huệ Hồng Giác Phạm (慧洪覺範, 1071-1128) nhà Tống soạn; Thiền Lâm Sớ Ngữ Khảo Chứng (禪林疏語考證, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 63, No. 1252), 4 quyển, do Thạch Cổ Chủ Nhân Vĩnh Giác Nguyên Hiền (石鼓主人永覺元賢, 1578-1657) nhà Minh soạn; Thiền Lâm Bị Dụng Thanh Quy (禪林僃用清規, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 63, No. 1250), 10 quyển, do Tỳ Kheo Nhất Hàm (壹咸) nhà Nguyên biên soạn; Thiền Lâm Bảo Huấn Hợp Chú (禪林寶訓合註, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 64, No. 1263), 4 quyển, do Trương Văn Gia (張文嘉) hiệu đính, Trương Văn Hiến (張文憲) nhà Thanh tham duyệt; Nam Tống Nguyên Minh Thiền Lâm Tăng Bảo Truyện (南宋元明禪林僧寶傳, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 79, No. 1562), 15 quyển, do Sa Môn Tự Dung (自融) ở Tử Thác Sơn (紫籜山) nhà Thanh soạn; Thiền Lâm Tăng Bảo Thuận Chu (禪林寶訓順硃, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 64, No. 1265), 4 quyển, do Thánh Khả Đức Ngọc (聖可德玉) nhà Thanh soạn, v.v.
(幽關): cõi tối tăm, u ám, thường được dùng để chỉ cho cõi Âm Ty, Địa Ngục của người chết. Trong tác phẩm Kim Bình Mai (金瓶梅), chương 66 Lan Lăng Tiếu Tiếu Sanh (蘭陵笑笑生) nhà Minh có đoạn: “Thái Ất từ tôn giáng giá lai, dạ hác u quan thứ đệ khai, đồng tử song song tiền dẫn đạo, tử hồn thọ luyện bộ vân giai (太乙慈尊降駕來、夜壑幽關次第開、童子雙雙前引導、死魂受煉步雲階, Thái Ất đức từ hạ xuống đây, hang tối cõi u dần dần khai, đồng tử hai bên trước dẫn lối, hồn chết thọ luyện lên tầng mây).” Hay như trong bài Thiền Quan Sách Tấn (禪關策進) của Vân Thê Châu Hoằng (雲棲袾宏, 1535-1615) nhà Minh có câu: “Cảnh sách tại thủ, tật khu nhi trường trì, phá tối hậu chi u quan (警策在手、疾驅而長馳、破最後之幽關, cảnh tỉnh và sách tấn vốn ở nơi tay mình, thúc chạy mau mà đuổi theo lâu dài, để phá cửa tối tăm cuối cùng).” Trong Vi Lâm Đạo Bái Thiền Sư Xan Hương Lục (爲霖道霈禪師餐香錄CBETA No. 1439) cũng có câu: “U quan đốn phá, hiển thanh tịnh quang minh chi thân; Cực Lạc cao siêu, chứng A Bệ Bạt Trí chi địa (幽關頓破、顯清淨光明之身、極樂高超、證阿鞞跋致之地, nẻo u phá sạch, bày thanh tịnh sáng suốt ấy thân; Cực Lạc lên cao, chứng A Bệ Bạt Trí cảnh địa).” Cũng như trong Tục Truyền Đăng Lục (續傳燈錄, Taishō No. 2077) quyển 19 có đoạn: “Vụ khởi giao nguyên long ngâm thành tế, phong sanh hạm ngoại hổ khiếu đình tiền, mộc đồng chàng xuất u quan, thạch nữ phách khai kim tỏa (霧起郊源龍吟城際、風生檻外虎嘯亭前、木童撞出幽關、石女擘開金鎖, sương nổi đầu nguồn rồng gầm ngoài thành, gió sanh ngoài hiên cọp thét trước đình, người gỗ đánh ra cửa u, gái đá bữa tung khóa vàng).” Câu “mộng đoạn Nam Kha, vĩnh cách u quan chi lộ (夢斷南柯、永隔幽關之路)” có nghĩa là khi giấc mộng Nam Kha chấm dứt thì vĩnh viễn cách xa con đường dẫn đến cõi u tối của Địa Ngục, Âm Ty.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập