Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Trần sát »»
(毛端): trong lỗ chân lông. Trong Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh (大佛頂如來密因修證了義諸菩薩萬行首楞嚴經, Taishō No. 945) quyển 2 có đoạn: “Ư nhất mao đoan, biến năng hàm thọ thập phương quốc độ (於一毛端、遍能含受十方國土, trong một lỗ chân lông, có thể chứa đựng khắp mười phương quốc độ).” Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh Chánh Mạch Sớ (大佛頂首楞嚴經正脈疏) quyển 11 giải thích rằng: “Mao đoan, tức thâm mao khổng trung, chánh báo chi tối tiểu giả dã; thập phương quốc độ, y báo chi tối đại giả dã; mao đoan hàm thập phương, tức tiểu nhiếp đại, thập phương tại mao đoan, tức đại nhập tiểu, mao trung khán quốc (毛端、卽身毛孔中、正報之最小者也、十方國土、依報之最大者也、毛端含十方、卽小攝大、十方在毛端、卽大入小、毛中看國, Mao đoan, tức là trong lỗ chân long của thân, là cái chánh báo nhỏ nhất; cõi nước trong mười phương, là cái y báo lớn nhất; trong lỗ chân lông chứa đựng mười phương là cái nhỏ thâu nhiếp cái lớn; mười phương ở trong lỗ chân lông, tức là cái lớn thâu vào trong cái nhỏ, trong lông có thể thấy cõi nước).” Như trong Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện (普賢行願品) của Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh (大方廣佛華嚴經) có câu: “Ư nhất mao đoan cực vi trung, xuất hiện tam thế trang nghiêm sát, thập phương Trần sát chư mao đoan, ngã giai thâm nhập nhi nghiêm tịnh (於一毛端極微中、出現三世莊嚴剎、十方塵剎諸毛端、我皆深入而嚴淨, trong một lỗ chân lông cực nhỏ, xuất hiện ba đời cõi trang nghiêm, mười phương các lỗ chân lông nhỏ như hạt bụi, ta đều vào sâu trong để làm cho trang nghiêm, trong sạch).” Trên cơ sở “tiểu nhiếp đại (小攝大, cái nhỏ dung nhiếp cái lớn)” hay “trong một pháp hiện hữu tất cả các pháp” của giáo lý Duyên Khởi, trong Nhân Thiên Nhãn Mục (人天眼目) quyển 1 có câu: “Mao thôn cự hải, giới nạp Tu Di (毛吞巨海。芥納須彌, sợi lông nuốt chửng biển lớn, hạt cải nạp Tu Di).” Thiền Sư Khánh Hỷ (慶喜, 1066-1142) của Việt Nam cũng có câu tương tợ như vậy: “Càn khôn tận thị mao đầu thượng, nhật nguyệt bao hàm giới tử trung (乾坤盡是毛頭上、日月包含芥子中, càn khôn thâu trọn trên đầu lông, trời trăng gộp thâu trong hạt cải).” Hay trong Thiền Lâm Cú Tập (禪林句集) cũng có câu: “Truy đại bàng ư ngẫu ty khiếu trung, nạp Tu Di ư tiêu minh nhãn lí (追大鵬於藕絲竅中、納須彌於蟭螟眼裏, đuổi đại bàng vào trong lỗ sợi lông ngó sen, nạp cả núi Tu Di vào trong tròng mắt con ruồi).” Câu “Mao đoan chi nội, bao hàm Trần sát chi dư (毛端之內、包含塵刹之餘)” có nghĩa là trong lỗ chân lông có thể chứa đựng nhiều cõi nước như hạt bụi.
(毗盧性海): biển tánh Tỳ Lô, nghĩa là thể tánh của đức Phật Tỳ Lô Giá Na (s: Vairocana, 毘盧遮那) rộng lớn vô hạn, giống như biển lớn; còn gọi là Tỳ Lô Tạng Hải (毘盧藏海). Tỳ Lô là pháp thân như lai, nên Tỳ Lô tánh hải cũng thông cả Pháp Tánh Giới (法性界), Phật Tánh Giới (佛性界). Như trong Cổ Tôn Túc Ngữ Lục (古尊宿語錄, CBETA No. 1315) quyển 30 có câu: “Tỳ Lô tánh hải, tự tha vô ngại, mê ngộ ngộ mê, tương vong tương tại, nhất trần bách ức, bách ức nhất trần, bôn tẩu Trần sát, bất động bản thân (毗盧性海、自他無礙、迷悟悟迷、相亡相在、一塵百億、百億一塵、奔走塵剎、不動本身, biển tánh Tỳ Lô, ta người không ngại, mê ngộ ngộ mê, cùng mất cùng còn, một trần trăm ức, trăm ức một trần, chạy khắp bụi trần, chẳng động bản thân).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập