Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Trần lao »»
(寶珠): viên ngọc báu; còn gọi là minh châu (明珠, viên ngọc sáng) Như Ý, là vật do đức Bồ Tát Địa Tạng (s: Kṣitigarbha, 地藏) cầm trên tay trái. Như tại Thánh Phước Tự (聖福寺, Shōfuku-ji) ở Trường Khi (長崎, Nagasaki), Nhật Bản có câu đối rằng: “Chưởng thượng minh châu phá si vân ư Minh Phủ, thủ trung kim tích yết huệ nhật ư u đô (掌上明珠破癡雲於冥府、手中金錫揭慧日於幽都, ngọc sáng trên tay phá mây mê chốn Minh Phủ, tay cầm tích trượng rọi trời tuệ cõi tối tăm).” Hay trong Bạch Vân Thủ Đoan Thiền Sư Ngữ Lục (白雲守端禪師語錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 69, No. 1351) quyển Thượng có đoạn: “Ngã hữu minh châu nhất khỏa, cửu bị Trần lao quan tỏa, kim triêu trần tận quang sanh, chiếu phá sơn hà vạn đóa (我有明珠一顆、久被塵勞關鎖、今朝塵盡光生、照破山河萬朵, ta có ngọc sáng một viên, lâu bị bụi trần che lấp, sáng nay bụi sạch tỏa sáng, chiếu khắp núi sông vạn cảnh).”
(寶珠): viên ngọc báu; còn gọi là minh châu (明珠, viên ngọc sáng) Như Ý, là vật do đức Địa Tạng Bồ Tát cầm trên tay trái. Như tại Thánh Phước Tự (聖福寺, Shōfuku-ji) ở Trường Khi (長崎, Nagasaki), Nhật Bản có câu đối rằng: “Chưởng thượng minh châu phá si vân ư Minh Phủ, thủ trung kim tích yết huệ nhật ư u đô (掌上明珠破癡雲於冥府、手中金錫揭慧日於幽都, ngọc sáng trên tay phá mây mê chốn Minh Phủ, tay cầm tích trượng rọi trời tuệ cõi tối tăm).” Hay trong Bạch Vân Thủ Đoan Thiền Sư Ngữ Lục (白雲守端禪師語錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 69, No. 1351) quyển Thượng có đoạn: “Ngã hữu minh châu nhất khỏa, cửu bị Trần lao quan tỏa, kim triêu trần tận quang sanh, chiếu phá sơn hà vạn đóa (我有明珠一顆、久被塵勞關鎖、今朝塵盡光生、照破山河萬朵, ta có ngọc sáng một viên, lâu bị bụi trần che lấp, sáng nay bụi sạch tỏa sáng, chiếu khắp núi sông vạn cảnh).”
(覺岸): bờ bên kia của giác ngộ, tức cảnh giới của Phật. Như trong Pháp Hoa Kinh Huyền Tán Quyết Trạch Ký (法華經玄贊決擇記, CBETA No. 637) có giải thích rằng: “Giác ngạn giả, Phật quả dã; nhiên Phật thuyết pháp, vọng linh chúng sanh tất cánh ly thử sanh tử khổ tân, chung cứu đăng vu Phật quả bỉ ngạn (覺岸者、佛果也、然佛說法、望令眾生畢竟離此生死苦津、終究登于佛果彼岸, bờ giác là quả Phật; vì vậy đức Phật thuyết pháp, khiến cho chúng sanh rốt cuộc xa lìa bến bờ khổ sanh tử, cuối cùng lên quả Phật bờ bên kia).” Trong Luật Yếu Hậu Tập (律要後集, CBETA No. 1124) có đoạn: “Mạng chung chi hậu, sanh chư Phật tiền, chứng bất tư nghì, giải thoát cảnh giới, phổ năng du hý, xuất nhập Trần lao, tận độ mê lưu, đồng đăng giác ngạn, hư không hữu tận, ngã nguyện vô cùng, quy mạng đảnh lễ, nhất thiết Tam Bảo (命終之後、生諸佛前、證不思議、解脫境界、普能遊戲、出入塵勞、盡度迷流、同登覺岸、虛空有盡、我願無窮、歸命頂禮、一切三寶, sau khi mạng hết, sanh trước chư Phật, chứng không nghĩ bàn, giải thoát cảnh giới, vui chơi cùng khắp, ra vào Trần lao, độ khắp dòng mê, cùng lên bờ giác, hư không có tận, nguyện con không cùng, quy mạng đảnh lễ, hết thảy Tam Bảo).”
(s: pañca-skandha, p: pañca-khandha, 五蘊): còn gọi là Ngũ Ấm (五陰), Ngũ Chúng (五眾), Ngũ Tụ (五聚). Uẩn (s: skandha, p: khandha, ) âm dịch là Tắc Kiện Đà (塞健陀), ý là tích tụ, loại biệt, tức là 5 loại khác nhau về các pháp hữu vi; về mặt khách quan, là chỉ cho toàn thể thế giới vật chất cũng như tinh thần. Ngũ Uẩn gồm:
(1) Sắc Uẩn (s: rūpa-skandha, p: rūpa-khandha, 色蘊), tức chỉ cho nhục thể hữu tình, thế giới vật chất, các yếu tố Đất, Nước, Gió, Lửa, cũng như những loại được hình thành từ các yếu tố ấy. Trong 75 pháp của Câu Xá Luận (具舍論), 11 pháp Nhãn (眼, mắt), Nhĩ (耳, tai), Tỷ (鼻, mũi), Thiệt (舌, lưỡi), Thân (身, thân thể), Sắc (色, sắc màu), Thanh (聲, âm thanh), Hương (香, mùi hương), Vị (味, mùi vị), Xúc (觸, xúc chạm), Vô Biểu (無表, không thể hiện) là chỉ cho Sắc Uẩn.
(2) Thọ Uẩn (s: vedanā-skandha, p: vedanā-khandha, 受蘊), chỉ cho tác dụng cảm thọ của khổ, vui, v.v., mang tính tinh thần (tri giác), mang tính nhục thể (cảm giác); được phân loại thành 3 loại Thọ là Khổ, Vui, Không Khổ Không Vui; hay 5 loại Thọ là Ưu (憂, buồn), Hỷ (喜, mừng), Khổ (苦, khổ), Lạc (樂, vui), Xả (捨, xả bỏ).
(3) Tưởng Uẩn (s: sañjā-skandha, p: saññā-khandha, 想蘊), tương đương với khái niệm, biểu tượng.
(4) Hành Uẩn (s: saṁkhāra-skandha, p: saṅkhāra-khandha, 行蘊), nghĩa hẹp là chỉ cho tư duy (ý chí); nghĩa rộng là chỉ cho các pháp tâm bất tương ứng với tính cách là sức mạnh để vận động hết thảy tác dụng tinh thần, tác dụng vật chất, trừ ba uẩn Thọ, Tưởng và Thức. Tỷ dụ như Đắc (得, đạt được), Phi Đắc (非得, không đạt được), Sanh (生, sanh), Trụ (住, tồn tại), Dị (易, thay đổi), Diệt (滅, hoại diệt), Danh (名), Cú (句), Văn (文), v.v.
(5) Thức Uẩn (s: vijñāna-skandha, p: viññāṇa-khandha, 識蘊), với tính cách là chủ thể của tâm, nó chỉ cho Nhãn Thức (眼識) cho đến 6 thức kia; hơn nữa thức thứ 7 Mạt Na (末那) cũng như thức thứ 8 A Lại Da (s, p: ālaya, 阿賴耶) của Duy Thức Học, cũng thuộc về Thức Uẩn này.
Trong Đại Huệ Phổ Giác Thiền Sư Thư (大慧普覺禪師書, Taishō No. 1998A) quyển 28 có đoạn rằng: “Phật vi nhất thiết mê nhân nhận Ngũ Uẩn hòa hợp vi tự thể tướng, phân biệt nhất thiết pháp vi ngoại trần tướng, háo sanh ố tử niệm niệm thiên lưu, bất tri mộng huyễn hư giả, uổng thọ luân hồi (佛爲一切迷人認五蘊和合爲自體相、分別一切法爲外塵相、好生惡死念念遷流、不知夢幻虛假、枉受輪回, Phật vì hết thảy người mê nhận Năm Uẩn hòa hợp là tướng tự thể, phân biệt tất cả pháp là tướng ngoại trần, thích sống sợ chết mỗi niệm trôi nỗi, chẳng biết mộng huyễn giả dối, uổng thọ luân hồi).” Hay như trong Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du Tập (憨山老人夢遊集, CBETA No. 1456) quyển 38 cũng có câu: “Ngũ Uẩn sơn trung tịch diệt trường, lục song hư sưởng dạ sanh quang, chỉ tu hoán tỉnh yểm trung chủ, mạc sử hôn trầm tự cái tàng (五蘊山中寂滅塲、六窗虛敞夜生光、只須喚醒弇中主、莫使昏沉自蓋藏, Năm Uẩn trong rừng vắng lặng trường, sáu cửa toang mở đêm phát quang, chỉ nên tỉnh thức làm chủ cả, chớ để hôn trầm che kín màng).” Hoặc trong phần Bát Nhã (般若) của Lục Tổ Đại Sư Pháp Bảo Đàn Kinh (六祖大師法寶壇經, Taishō No. 2008) có đoạn: “Đương dụng đại trí tuệ, đả phá Ngũ Uẩn phiền não Trần lao, như thử tu hành, định thành Phật đạo, biến Tam Độc vi Giới Định Tuệ (當用大智慧、打破五蘊煩惱塵勞、如此修行、定成佛道、變三毒為戒定慧, nên dùng trí tuệ lớn, đả phá Năm Uẩn phiền não Trần lao; tu hành như vậy, nhất định thành Phật đạo, biến Ba Độc thành Giới Định Tuệ).” Trong Kinh Bát Nhã có câu rất nổi tiếng là: “Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời, chiếu kiến Ngũ Uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách (觀自在菩薩行深般若波羅蜜多時、照見五蘊皆空、度一切苦厄, khi Bồ Tát Quán Tự Tại thực hành sâu trí tuệ Bát Nhã Ba La Mật Đa, thấy rõ Năm Uẩn đều không, thoát khỏi hết thảy khổ ách).” Từ đó, Ngũ Uẩn Giai Không (五蘊皆空, Năm Uẩn Đều Không) hay Nhất Thiết Giai Không (一切皆空, Tất Cả Đều Không) được xem như là tư tưởng căn bản của Phật Giáo. Như trong Thiền Gia Quy Giám (禪家龜鑑, CBETA No. 1255) có đoạn: “Phàm nhân lâm mạng chung thời, đản quán Ngũ Uẩn giai không, Tứ Đại vô ngã, chân tâm vô tướng, bất khứ bát lai, sanh thời tánh diệc bất sanh, tử thời tánh diệc bất khứ, trạm nhiên viên tịch, tâm cảnh nhất như (凡人臨命終時、但觀五蘊皆空、四大無我、眞心無相、不去不來、生時性亦不生、死時性亦不去、湛然圓寂、心境一如, phàm người khi đến lúc lâm chung, nên quán Năm Uẩn vô thường, Bốn Đại vô ngã, chân tâm vô tướng, không đến không đi, khi sanh tánh cũng không sanh, khi chết tánh cũng không mất, vắng lặng tròn đầy, tâm cảnh như một).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập