Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Khi tự tin vào chính mình, chúng ta có được bí quyết đầu tiên của sự thành công. (When we believe in ourselves we have the first secret of success. )Norman Vincent Peale
Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Cho dù không ai có thể quay lại quá khứ để khởi sự khác hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ hôm nay để tạo ra một kết cuộc hoàn toàn mới. (Though no one can go back and make a brand new start, anyone can start from now and make a brand new ending. )Carl Bard
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Trân Hải »»
(覺海, Kakukai, 1142-1223): vị tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào khoảng cuối thời Bình An và đầu thời Liêm Thương, Kiểm Hiệu đời thứ 37 của Cao Dã Sơn, húy là Giác Hải (覺海), thông xưng là Hòa Tuyền Pháp Kiều (和泉法橋), tự là Nam Thắng Phòng (南勝房), xuất thân vùng Đản Mã (但馬, Tajima, thuộc Hyōgo-ken [兵庫縣]), con của vị Trưởng Quan Kami vùng Hòa Tuyền (和泉, Izumi) là Nguyên Nhã Long (源雅隆). Ông thọ hai bộ Quán Đảnh với Định Hải (定海) ở Đề Hồ Tự (醍醐寺, Daigo-ji), sau đó lên Cao Dã Sơn học Sự Tướng với Khoan Tú (寛秀) và cũng được truyền trao phép Quán Đảnh. Tiếp theo, ông đến thọ pháp với Thân Nghiêm (親嚴) ở Tùy Tâm Viện (隨心院), rồi Lãng Trừng (浪澄) ở Thạch Sơn Tự (石山寺), kiến lập thảo am (tức Hoa Vương Viện [華王院]) trên Cao Dã Sơn, tận lực dốc chí nghiên tầm giáo pháp. Năm 1217, ông được bổ nhiệm làm Kiểm Hiệu của Cao Dã Sơn. Chính trong thời gian tại nhiệm, do vì nảy sinh cuộc tranh chấp về lãnh thổ chùa và Kim Phong Sơn (金峰山) vùng Cát Dã (吉野, Yoshino), ông phải bôn tẩu để tránh kiện tụng. Ông đã nuôi dưỡng khá nhiều đệ tử như Pháp Tánh (法性), Đạo Phạm (道範), Thượng Tộ (尚祚), Chơn Biện (眞辯), Trân Hải (珍海), Thạnh Hải (盛海), v.v., và tận lực làm phát triển giáo học của Cao Dã Sơn. Trước tác của ông có Giác Hải Pháp Kiều Pháp Ngữ (覺海法橋法語) 1 quyển, Giác Nguyên Sao (覺源抄), Thính Hải Sao (聽海抄).
(決定徃生集, Kejjōōjōshū): 2 quyển, do vị Tăng Tam Luận Tông Trân Hải (珍海, Chinkai, 1091-1152) soạn; là thư tịch trích dẫn những đoạn văn xưng tán các kinh điển Tịnh Độ như Quán Vô Lượng Thọ Kinh (觀無量壽經) cũng như Khởi Tín Luận (起信論), v.v., tất quyết định vãng sanh.
(心覺, Shingaku, 1117-1180/1182): vị học tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào cuối thời Bình An, vị Tổ của Dòng Thường Hỷ Viện (常喜院流), húy là Tâm Giác (心覺), tự là Phật Chủng Phòng (佛種房), thông xưng là Tể Tướng A Xà Lê (宰相阿闍梨), Thường Hỷ Viện A Xà Lê (常喜院阿闍梨), xuất thân vùng Kyoto, con trai của Tham Nghị Bình Thật Thân (參議平實親). Ông xuất gia ở Viên Thành Tự (園城寺, Onjō-ji) vùng Cận Giang (近江, Ōmi), rồi đến trú tại Thường Hỷ Viện (常喜院) của Hưng Phước Tự (興福寺, Kōfuku-ji). Sau khi bị bại trong cuộc luận nghị với Trân Hải (珍海) trong cung nội, ông chuyển sang Chơn Ngôn Tông, rồi thọ pháp của Dòng Tiểu Dã (小野流) từ Hiền Giác (賢覺) cũng như Thật Vận (實運) của Đề Hồ Tự (醍醐寺, Daigo-ji), và thọ phép Quán Đảnh từ Kiêm Ý (兼意) ở Thành Liên Viện (成蓮院) của Cao Dã Sơn. Ông lại kiến lập Thường Hỷ Viện trên Cao Dã Sơn, sau đó đến trú tại Vãng Sanh Viện (徃生院, tức Biến Chiếu Quang Viện [遍照光院]). Ông chuyên tu về Đông Mật lẫn Thai Mật, nghiên cứu về sự tướng và viết tập đồ tượng Biệt Tôn Tạp Ký (別尊雜記). Trước tác của ông có Biệt Tôn Tạp Ký 57 quyển, Chư Tôn Đồ Tượng (諸尊圖像) 2 quyển, Đa La Diệp Ký (多羅葉記) 3 quyển, Bối Diệp Tập (貝葉集) 50 quyển, Tâm Mật Sao (心密抄) 16 quyển, v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập