Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Cho dù không ai có thể quay lại quá khứ để khởi sự khác hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ hôm nay để tạo ra một kết cuộc hoàn toàn mới. (Though no one can go back and make a brand new start, anyone can start from now and make a brand new ending. )Carl Bard
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Thiện Thông Tự »»
(眞言宗, Shingon-shū): tông phái của Nhật Bản, do Không Hải Đại Sư (空海大師, Kūkai Daishi) sáng lập nên với tư cách là vị khai tổ. Đối tượng lễ bái của tông này là Đại Nhật Như Lai (s: Vairocana, 大日如來), do vì pháp thân của đức Đại Nhật Như Lai biến mãn khắp hết thảy pháp giới, nên vớiý nghĩa đó thì đối tượng lễ bái của tông này trở thành hết thảy tồn tại. Chơn Ngôn Tông hay còn gọi là Chơn Ngôn Mật Giáo, là đối với Hiển Giáo, tức đối ứng với vị giáo chủ của Hiển Giáo là Ứng Hóa Thân (應化身), và thay vào đó giáo chủ của Mật Giáo là Pháp Thân (法身), vì thế giáo thuyết của tông này là tự nội chứng của Pháp Thân để đối xứng với giáo thuyết của Hiển Giáo là tùy cơ. Đối ứng với Hiển Giáo cho rằng thời gian thành Phật là rất lâu dài, Mật Giáo chủ trương rằng trong hiện đời này có thể thành Phật. Đây chính là Tức Thân Thành Phật. Phương pháp đó là quán niệm chư tôn Mạn Đà La, xướng tụng chơn ngôn của chư tôn bằng miệng, và tay thì kết ấn của chư tôn. Đây được gọi là Tam Mật Du Già Hành (三密瑜伽行). Đối với Mật Tông thì vị giáo chủ là Đại Nhật Như Lai, rồi kế đến là Long Mãnh (龍猛, tức Long Thọ), Long Trí (龍智), Kim Cang Trí (金剛智), Bất Không (不 空), Huệ Quả (惠果), và Không Hải (空海). Theo tổng kết của Bộ Văn Hóa (bản năm 1997), hiện tại trên toàn quốc Chơn Ngôn Tông có rất nhiều chùa và nhiều phân phái khác nhau như sau: (1) Cao Dã Sơn Chơn Ngôn Tông (高野山眞言宗) có 3615 ngôi, (2) Chơn Ngôn Tông Đề Hồ Phái (眞言宗醍醐派) có 1094 ngôi, (3) Chơn Ngôn Tông Đông Tự Phái (眞言宗東寺派) có 85 ngôi, (4) Chơn Ngôn Tông Tuyền Dũng Tự Phái (眞言宗泉涌寺派) có 63 ngôi, (5) Chơn Ngôn Tông Sơn Giai Phái (眞言宗山階派) có 134 ngôi, (6) Chơn Ngôn Tông Ngự Thất Phái (眞言宗御室派) có 798 ngôi, (7) Chơn Ngôn Tông Đại Giác Tự Phái (眞言宗大覺寺派) có 353 ngôi, (8) Chơn Ngôn Tông Thiện Thông Tự Phái (眞言宗善通寺派) có 262 ngôi, (9) Chơn Ngôn Tông Trí Sơn Phái (眞言宗智山派) có 2893 ngôi, (10) Chơn Ngôn Tông Phong Sơn Phái (眞言宗豐山派) có 2656 ngôi, (11) Tân Nghĩa Chơn Ngôn Tông (新義眞言宗) có 208 ngôi, (12) Chơn Ngôn Tông Thất Sanh Tự Phái (眞言宗室生寺派) có 54 ngôi, (13) Tín Quý Sơn Chơn Ngôn Tông (信貴山眞言宗) có 191 ngôi. Một số ngôi chùa trung tâm nổi tiếng của tông phái này là Kim Cang Phong Tự (金剛峯寺, Kongōbu-ji, Wakayama-ken) Tổng Bản Sơn của Cao Dã Sơn Chơn Ngôn Tông (高野山眞言宗); Đông Tự (東寺, Tō-ji, tức Giáo Vương Hộ Quốc Tự [敎王護國寺], Kyōto-shi), Tổng Bản Sơn của Đông Tự Chơn Ngôn Tông (東寺眞言宗); Thiện Thông Tự (善通寺, Zentsū-ji, Kagawa-ken), Tổng Bản Sơn của Chơn Ngôn Tông Thiện Thông Tự Phái (眞言宗善通寺派); Tùy Tâm Viện (隨心院, Zuishin-in, Kyōto-shi), Đại Bản Sơn của Chơn Ngôn Tông Thiện Thông Tự Phái; Đề Hồ Tự (醍醐寺, Daigo-ji, Kyōto-shi), Tổng Bản Sơn của Chơn Ngôn Tông Đề Hồ Phái (眞言宗醍醐派); Nhân Hòa Tự (仁和寺, Ninna-ji, Kyōto-shi), Tổng Bản Sơn của Chơn Ngôn Tông Ngự Thất Phái (真言宗御室派); Đại Giác Tự (大覺寺, Daikaku-ji, Kyōto-shi), Đại Bản Sơn của Chơn Ngôn Tông Đại Giác Tự Phái (眞言宗大覺寺派); Tuyền Dũng Tự (泉涌寺, Sennyū-ji, Kyōto-shi), Tổng Bản Sơn của Chơn Ngôn Tông Tuyền Dũng Tự Phái (眞言宗泉涌寺派); Khuyến Tu Tự (勸修寺, Kanjū-ji, Kyōto-shi), Đại Bản Sơn của Chơn Ngôn Tông Sơn Giai Phái (眞言宗山階派); Triều Hộ Tôn Tử Tự (朝護孫子寺, Chōgosonshi-ji, Nara-ken), Tổng Bản Sơn của Tín Quý Sơn Chơn Ngôn Tông (信貴山眞言宗); Trung Sơn Tự (中山寺, Nakayama-dera, Hyōgo-ken), Đại Bản Sơn của Chơn Ngôn Tông Trung Sơn Tự Phái (眞言宗中山寺派); Thanh Trừng Tự (清澄寺, Seichō-ji, Hyōgo-ken), Đại Bản Sơn của Chơn Ngôn Tam Bảo Tông (眞言三寶宗); Tu Ma Tự (須磨寺, Suma-dera, Hyōgo-ken), Đại Bản Sơn của Chơn Ngôn Tông Tu Ma Tự Phái (眞言宗須磨寺派); Trí Tích Viện (智積院, Chishaku-in, Kyōto-shi), Tổng Bản Sơn của Chơn Ngôn Tông Trí Sơn Phái (眞言宗智山派); Trường Cốc Tự (長谷寺, Hase-dera, Nara-ken), Tổng Bản Sơn của Chơn Ngôn Tông Phong Sơn Phái (眞言宗豐山派); Căn Lai Tự (根來寺, Negoro-ji, Wakayama-ken), Tổng Bản Sơn của Tân Nghĩa Chơn Ngôn Tông (新義眞言宗); Tây Đại Tự (西大寺, Saidai-ji, Nara-ken), Tổng Bản Sơn của Chơn Ngôn Luật Tông (眞言律宗); Bảo Sơn Tự (寶山寺, Hōzan-ji, Nara-ken), Đại Bản Sơn của Chơn Ngôn Luật Tông, v.v.
(曼荼羅寺, Mandara-ji): còn gọi là Tùy Tâm Viện (隨心院), Ngưu Bì Sơn Mạn Trà La Tự (牛皮山曼荼羅寺), Tùy Tâm Viện Môn Tích (隨心院門跡), Tiểu Dã Môn Tích (小野門跡); ngôi chùa trung tâm của Phái Thiện Thông Tự (通善寺派) thuộc Chơn Ngôn Tông; hiện tọa lạc tại Onogorei-chō (小野御靈町), Yamashina-ku (山科區), Kyoto-shi (京都市), nơi hành hương thứ 72 trong số 88 ngôi danh lam ở vùng Tứ Quốc (四國, Shikoku). Chùa do Không Hải Đại Sư sáng lập, xuất phát từ nhân duyên Đại Sư nằm mộng thấy mẹ mình sành làm thân con trâu, bèn đến thăm và đem con trâu ấy về nuôi. Khi trâu chết, Đại Sư lấy da trâu vẽ đồ hình Mạn Trà La dâng cúng. Đây là nơi xuất phát của Dòng Tiểu Dã (小野流). Sau này Tăng Tuấn (僧俊) lại phân phái thành Dòng Tùy Tâm Viện (隨心院流). Trong vụ loạn Ứng Nhân (應仁), chùa bị hoang phế, rồi Tăng Hiếu (僧孝) tiến hành phục hưng chùa, và nhóm Thiên Chơn Viện (天眞院) tạo dựng các ngôi đường tháp. Bảo vật của chùa có đồ hình Mạn Trà La thêu bằng chỉ ngũ sắc, tượng gỗ A Di Đà Như Lai ngồi, v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập