Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Thiên Thai Tông »»
(安慧, Ane, 794-868): vị tăng của Thiên Thai Tông Nhật Bản, sống vào đầu thời Bình An, Thiên Thai Tọa Chủ đời thứ 4, xuất thân vùng Hà Nội (河內, Kawachi), con của dòng họ Đại Bạch (大狛). Ông theo xuất gia Quảng Trí (廣智, Kōchi) ở Tiểu Dã Tự (小野寺) vùng Hạ Dã (下野). Năm 13 tuổi, ông theo Tối Trừng (最澄, Saichō) học Mật Giáo và Thiên Thai Chỉ Quán; sau khi vị này qua đời thì theo hầu Viên Nhân (圓仁, Ennin). Vào năm 827, ông trúng tuyển kỳ thi Hoa Nghiêm Kinh (華嚴經) và được thọ giới. Đến năm 835, ông làm giảng sư cho tiểu quốc Xuất Vũ (出羽, Dewa) và sau đó được bổ nhiệm là một trong 10 Thiền sư của Định Tâm Viện (定心院). Năm 864, ông kế thừa chức Thiên Thai Tọa Chủ. Trước tác của ông có Hiển Pháp Hoa Nghĩa Sao (顯法華義鈔) 10 quyển, Tức Thân Thành Phật Nghĩa (卽身成佛義) 1 quyển.
(安然, Annen, 841-915?): học tăng của Thiên Thai Tông Nhật Bản, húy là An Nhiên (安然), thông xưng là Ngũ Đại Viện A Xà Lê (五大院阿闍梨), Bí Mật Đại Sư (秘密大師); hiệu là Phước Tập Kim Cang (福集金剛), Chơn Như Kim Cang (眞如金剛); thụy hiệu là A Giác Đại Sư (阿覺大師); xuất thân vùng Cận Giang (近江, Ōmi, thuộc Shiga-ken [滋賀縣]). Hồi còn nhỏ, ông theo hầu Viên Nhân (圓仁, Ennin), rồi đến năm 859 thì thọ Bồ Tát giới với vị này. Sau khi Viên Nhân qua đời, ông theo hầu Biến Chiếu (遍照, Henjō) và chuyên tâm nghiên cứu về Mật Giáo cũng như Hiển Giáo. Năm 877, ông nhận được điệp phù cho sang nhà Đường cầu pháp, nhưng việc ông có lên thuyền đi hay không thì có nhiều thuyết khác nhau. Cùng năm đó, ông được trao truyền cho các sở học về Tất Đàm, Kim Cang Giới của Viên Nhân từ Đạo Hải (道海, Dōkai) và Trường Ý (長意, Chōi). Vào năm 984, ông lại được Biến Chiếu trao truyền cho Thai Tạng (胎藏) cũng như Kim Cang Giới Thọ Vị Quán Đảnh (金剛界授位灌頂), và trở thành Tam Bộ Đô Pháp Truyền Pháp Đại A Xà Lê (三部都法傳法大阿闍梨). Ông dựng nên Ngũ Đại Viện (五大院) ở trên Tỷ Duệ Sơn và sống ở đây chuyên tâm nghiên cứu cũng như trước tác, nên ông được gọi là bậc tiên đức của Ngũ Đại Viện. Trước tác của ông có Bắc Lãnh Giáo Thời Vấn Đáp Sao (北嶺敎時問答抄), Bồ Đề Tâm Nghĩa Lược Vấn Đáp Sao (菩提心義略問答抄), Phổ Thông Thọ Bồ Tát Giới Nghi Quảng Thích (普通授菩薩戒儀廣釋), Bát Gia Bí Lục (八家秘錄), Thai Kim Tô Đối Thọ Ký (胎金蘇對受記), Giáo Thời Tránh Luận (敎時諍論), v.v., tổng cọng hơn 100 bộ. Trong khi đó, theo truyền thuyết về An Nhiên thì đương thời cũng có một nhân vật cùng tên với ông, nhưng người đó đến giữa đời bần cùng đói mà chết. An Nhiên kế thừa Viên Nhân và Viên Trân (圓珍, Enchin), tuyên dương giáo chỉ Viên Mật Nhất Trí của Thiên Thai Tông Nhật Bản, lập nên Giáo Tướng Phán Thích (敎相判釋) của Ngũ Thời Ngũ Giáo (五時五敎) và làm cho Mật Giáo hưng long tột đỉnh.
(本地垂迹, Honjisuijaku): thuyết cho rằng bản địa của Thần là Phật và để cứu độ nhân dân Nhật Bản, chư Phật đã thị hiện dưới thân của vị Thần. Đây cũng là sự phát triển của tư tưởng Thần Phật Tập Hợp. Buổi đầu, khi Phật Giáo mới truyền vào Nhật thì cũng giống như Ấn Độ, Thần cũng được xem như là một loại chúng sanh đang trong vòng mê muội; cho nên để cứu độ Thần và làm cho thăng hoa thành Phật thì cần phải chép kinh, độ tăng, hồi hướng công đức Phật pháp; nhờ vậy mới có thể làm cho thoát ly khỏi thân của Thần. Việc này được gọi là Thần Thác (神託). Tuy nhiên, đến thời ký Thiên Võ Thiên Hoàng (天武天皇, khoảng hậu bán thế kỷ thứ 7), cùng với việc chỉnh đốn quốc gia, lấy Thiên Hoàng làm trung tâm, chư vị Thần được trọng dụng để kiến tạo đất nước với tư cách là Thiên Chiếu Đại Thần (天照大神, Amaterasuōmikami)—vị thần dòng họ của Thiên Hoàng, đã trở thành vị Thần của dân tộc. Về phía Phật Giáo cũng thể hiện sự tôn kính đối với các vị Thần này và dần dần nâng cao vị trí của họ lên. Người ta đã nêu ra các giải thích tổng thể rằng chư vị Thần này thọ hưởng pháp vị của Phật pháp và trở thành Thiện Thần bảo vệ Phật pháp; cho nên từ cuối thời Nại Lương cho đến đầu thời Bình An, chư Thần được thêm vào hiệu Bồ Tát. Thí dụ điển hình cho thấy Bát Phan Thần (八幡神) là đại biểu cho thần dân tộc, sau này được gọi là Bát Phan Đại Bồ Tát (八幡神大菩薩). Vấn đề này nếu đạt đến triệt để, Thần có thể thăng tiến thành Phật, từ đó ra đời tư tưởng Bản Địa Thùy Tích của Thần Phật đồng nhất thể. Từ khoảng giữa thời Bình An, chư vị Thần xuất hiện với tư cách là hóa thân thùy tích có quyền năng của Phật bản địa (được gọi là Quyền Hóa [權化, gonge], Quyền Hiện [權現, gongen]); vì vậy Thần được thêm vào danh hiệu Quyền Hiện. Ví dụ như trường hợp Bát Phan Đại Quyền Hịên (八幡神大權現). Tuy nhiên, thuyết Bản Địa Thùy Tích này không thích dụng đối với các vị Thần như thần tự nhiên (vong linh người chết, linh hồn tự nhiên, v.v.), và tách riêng hẳn các vị này ra. Tỷ dụ có sự phân biệt về các vị Thần Quyền Hóa (權化神), Thần Thật Loại (實類神), Thần Quyền Xã (權社神), Thần Thật Xã (實社神), v.v. Những tín đồ Phật Giáo cũng có thể tôn kính các vị Thần Quyền Hóa; nhưng đối với Thần Thật Loại thì không được tôn thờ. Từ giữa thời Liêm Thương trở đi, khi cuộc vận động độc lập khỏi Phật Giáo của Thần Đạo xuất hiện, tín đồ Phật Giáo cảm thấy bất mãn đối với thuyết Bản Địa Thùy Tích vốn chủ trường rằng Phật Bản Thần Tích (佛本神迹, Phật là gốc và Thần là nương theo) hay Phật Chủ Thần Tùng (佛主神從, Phật là chủ và Thần là phụ thuộc); cho nên thuyết Bản Địa Thùy Tích chủ trương ngược lại rằng Thần Bản Phật Tích (神本佛迹, Thần là gốc và Phật là nương theo) hay Thần Chủ Phật Tùng (神主佛從, Thần là chủ và Phật phụ thuộc) ra đời. Tư tưởng Bản Giác của Thiên Thai Tông vốn lấy tư tưởng Nhật Bản khẳng định hiện thực, cũng đồng điệu với chủ trương này và Tân Phật Giáo Liêm Thương đã dừng lại ở giai đoạn thuyết Bản Địa Thùy Tích. Hơn nữa, với tư cách là sản vật phụ của thuyết này, mỹ thuật Thùy Tích như tạo lập tượng Quyền Hiện, tranh vẽ Thùy Tích, v.v., phát triển mạnh. Về mặt văn học, từ cuối thời Liêm Thương trở đi, các vật Bản Địa được chế tạo ra rất nhiều.
(寳林傳, Hōrinden): nguyên bản là Đại Đường Thiều Châu Song Phong Sơn Tào Hầu Khê Bảo Lâm Truyện (大唐韶州雙峰山曹候溪寳林傳, Daitōshōshūsōhōzansōkōkeihōrinden), tất cả gồm 10 quyển, nhưng bản hiện hành thì khuyết mất quyển 7, 9 và 10, còn quyển 2 thì có bổ sung thêm Thánh Trụ Tập (聖胄集), do Chu Lăng Sa Môn Trí Cự (朱陵沙門智炬, hay Huệ Cự [慧炬]) biên, được thành lập vào năm thứ 17 (801) niên hiệu Trinh Nguyên (貞元). Thư tịch này tương truyền từ xưa đã được Viên Nhân (圓仁, Ennin, 794-864, vị tăng của Thiên Thai Tông Nhật Bản) mang từ bên Trung Quốc về Nhật. Nó được lưu truyền rộng rãi dưới thời nhà Đường, nhưng khi Cảnh Đức Truyền Đăng Lục (景德傳燈錄) và Truyền Pháp Chánh Tông Ký (傳法正宗記) được thành lập và đưa vào Đại Tạng thì nó mất đi ý nghĩa lịch sử và về sau thì tán thất luôn. Bản hiện lưu hành là bản kết hợp của hai bản: bản sở thâu trong Đại Tạng Kinh mới được phát hiện gần đây (quyển 1~5) và Thanh Liên Viện Tàng Bản (quyển 6). Tác phẩm này nói về hệ phổ truyền pháp từ 28 vị tổ của Tây Thiên, qua 6 vị tổ ở Đông Độ cho đến Mã Tổ Đạo Nhất, Thạch Đầu Hy Thiên, và ghi lại đầy đủ lời nói cũng như việc làm của mỗi vị tổ sư. Đương nhiên, phần nhiều ký thuật ấy đều là hoang đường hư cấu, không phải là một sáng tác hoàn toàn, nhưng vì nó dựa trên cơ sở của các Đăng Sử đời sau như Thánh Trụ Tập (聖胄集), Tổ Đường Tập (祖堂集), Cảnh Đức Truyền Đăng Lục (景德傳燈錄), Truyền Pháp Chánh Tông Ký (傳法正宗記), v.v., cho nên các định thuyết về lịch sử Thiền Tông thì chiếm phần nhiều. Đặc biệt, Kệ Truyền Pháp để làm chứng phú pháp vốn bắt đầu trong Lục Tổ Đàn Kinh (六祖壇經), và điểm đáng chú ý nơi đây là tác phẩm này đã phóng lớn Kệ Truyền Pháp cho tất cả các tổ sư. Ảnh hưởng phản tác đối với thư tịch này rất lớn, và thông qua tác phẩm Tục Bảo Lâm Truyện (續寳林傳, đầu thế kỷ thứ 10), bản tục biên của Nam Nhạc Duy Kính (南嶽惟勁, ?-?), đệ tử của Tuyết Phong Nghĩa Tồn (雪峰義存), chúng ta có thể biết được điều đó.
(s: advaya, 不二): không hai. Trong thế giới hiện tượng này sanh khởi đủ loại sự vật, hiện tượng, giống như mình người, nam nữ, già trẻ, vật tâm, sống chết, thiện ác, khổ vui, đẹp xấu, v.v., chúng được chỉnh lý theo hai trục đối lập. Tuy nhiên, các cặp phạm trù này không phải có thực thể tồn tại độc lập, cố định, mà trên cơ sở của Không (s: śūnya, p: suñña, 空), Vô Ngã (s: nirātman, nairātmya, p: anattan, 無我), căn để của chúng là Bất Nhị, Nhất Thể (一体). Bất Nhị là cách nói khác của Không về mặt quan hệ. Một trong các kinh điển Bát Nhã giải thích về Không có Duy Ma Kinh (s: Vimalakīrti-nideśa, 維摩經); trong Phẩm Nhập Bất Nhị Pháp Môn (入不二法門品) của kinh này có giải thích rất rõ về pháp môn Bất Nhị như: “Đức Thủ Bồ Tát viết: 'Ngã, ngã sở vi nhị, nhân hữu ngã cố, tiện hữu ngã sở; nhược vô hữu ngã, tắc vô ngã sở, thị vi nhập Bất Nhị pháp môn' (德守菩薩曰、我、我所爲二、因有我故、便有我所、若無有我、則無我所、是爲入不二法門, Đức Thủ Bồ Tát nói rằng: 'Tôi và cái của tôi là hai; nhân vì có tôi mới có cái của tôi; nếu không có tôi, tất không có cái của tôi; đó là vào pháp môn Không Hai').” Từ đó, Bất Nhị cũng như Không là chơn tướng của sự vật; hiểu được điều này được gọi là ngộ. Ngay như trong triết học Vedanta của Bà La Môn Giáo cũng có nhấn mạnh Bất Nhị (advaita), nó được lập cước trên Phát Sinh Luận; hoàn toàn khác với tư tưởng Bất Nhị (advaya) của Phật Giáo. Phật Giáo không lấy Phát Sinh Luận, mà quán sát một cách như thật sự vật hiện thực và làm sáng tỏ sự hiện hữu của chúng. Bất Nhị theo quan điểm của Phật Giáo là nói về hình thức hiện hữu của sự vật hiện thực, là Bất Nhị với tư cách Quan Hệ Luận. Tại Nhật Bản, người nhấn mạnh pháp môn Bất Nhị là Đại Sư Không Hải (空海, Kūkai, 774-835), tổ sư khai sáng Chơn Ngôn Tông Nhật Bản. Đại Sư dùng Thích Ma Ha Diễn Luận (釋摩訶衍論) để ứng dụng giải thích bộ Đại Thừa Khởi Tín Luận (大乘起信論), tận lực hệ thống hóa Mật Giáo. Đây chính là tiên phong của tư tưởng Bản Giác ở Nhật Bản. Trong Thích Ma Ha Diễn Luận, ngoài tư tưởng Bản Giác, Bất Nhị Ma Ha Diễn Pháp (不二摩訶衍法) được khẳng định rõ ràng. Sau khi Không Hải qua đời, tư tưởng Bản Giác này di nhập vào Thiên Thai Tông của Tỷ Duệ Sơn (比叡山, Hieizan) và đến thời Trung Đại thì trở thành Bất Nhị Luận khẳng định hiện thực. Trong Pháp Hoa Văn Cú (法華文句) 6 có câu: “Nhị nhi Bất Nhị, Bất Nhị nhi nhị (二而不二、不二而二, hai mà Không Hai, Không Hai mà hai).” Hay như trong tác phẩm Gia Truyện (家傳, Kaden, tức Đằng Nguyên Gia Truyện [藤氏家傳, Tōshikaden]) quyển thượng do Huệ Mỹ Áp Thắng (惠美押勝, Emi-no-Oshikatsu, tức Đằng Nguyên Trọng Ma Lữ [藤原仲麻呂, Fujiwara-no-Nakamaro, 706-764]) soạn, có đoạn: “Mỗi năm và tháng 10, trang nghiêm pháp diên, kính ngưỡng di hạnh của Duy Ma, thuyết diệu lý Bất Nhị (毎年十月法筵を荘厳し、維摩の景行を仰ぎ、不二の妙理を説く).”
(本覺寺, Hongaku-ji): ngôi chùa của Nhật Liên Tông, hiệu là Thường Tại Sơn (常在山), hiện tọa lạc tại Mishima-shi (三島市), Shizuoka-ken (靜岡縣). Tương truyền rằng ngôi chùa này do Nhất Thừa Phòng Nhật Xuất (一乘房日出) khai sáng vào năm 1424 (Ứng Vĩnh [應永] 31). Ông vốn là vị Tăng của Thiên Thai Tông, sau được Nhật Học (日學) ở Cửu Viễn Tự (久遠寺) tại Thân Diên Sơn (身延山) giáo hóa, nên ông cải hóa theo Nhật Liên Tông, rồi đến bố giáo ở các vùng Giáp Phỉ (甲斐, Kai), Y Đậu (伊豆, Izu).
(s: bhūta-tathatā, tathatā, 眞如): chơn nghĩa là chơn thật, không hư vọng; như là như thường, bất biến. Chơn như là bản thể chân thật trùm khắp vũ trụ vạn vật, là chân lý vĩnh cửu bất biến, căn nguyên của hết thảy vạn hữu. Từ này còn được gọi là Như Như (如如), Như Thật (如實), Pháp Giới (法界), Pháp Tánh (法性), Thật Tế (實際), Thật Tướng (實相), Như Lai Tạng (如來藏), Pháp Thân (法身), Phật Tánh (佛性), Tự Tánh Thanh Tịnh Thân (自性清淨身), Nhất Tâm (一心), Bất Tư Nghì Giới (不思議界). Trong các Phật điển Hán dịch thời kỳ đầu, Chơn Như được dịch là Bản Vô (本無). Nếu nghiên cứu kỹ, các tông phái dùng từ này với nghĩa khác nhau. Theo A Hàm Kinh (阿含經), lý pháp của Duyên Khởi là chân lý vĩnh viễn bất biến, nên gọi đó là Chơn Như. Lại nữa, căn cứ vào thuyết Cửu Vô Vi (九無爲, 9 loại Vô Vi) do Hóa Địa Bộ (s: Mahīśāsaka, 化地部) trong Dị Bộ Tông Luân Luận (異部宗輪論), có Thiện Pháp Chơn Như (善法眞如), Bất Thiện Pháp Chơn Như (不善法眞如), Vô Ký Pháp Chơn Như (無記法眞如), Đạo Chi Chơn Như (道支眞如), Duyên Khởi Chơn Như (緣起眞如), v.v. Theo chủ trương của Phật Giáo Đại Thừa, bản tánh của tất cả tồn tại như người và pháp đều vô ngã, vượt qua các tướng sai biệt vốn có; nên gọi là Chơn Như. Tỷ dụ sự tự tại của Pháp Thân Như Lai là Chơn Như. Theo Phật Địa Kinh Luận (佛地經論) quyển 7, Chơn Như là thật tánh của tất cả vạn tượng; tướng của nó tuy có nhiều loại khác nhau, nhưng thể của nó cùng một vị, cùng với các pháp không một cũng không khác, vượt ra ngoài những phạm trù của ngôn ngữ, tư duy. Từ quan điểm xa lìa những sai khác, hư ngụy, Chơn Như, nó được gọi là Giả Danh Chơn Như (假名眞如). Hay nếu là nơi nương tựa của tất cả các điều thiện, nó có tên là Pháp Giới. Nếu là chỗ sở ngộ của trí vô phân biệt, nó có tên là Thắng Nghĩa (勝義). Về các tên gọi khác nhau của Chơn Như, Đại Bát Niết Bàn Kinh (大般涅槃經) quyển 360, có nêu 12 từ như Chơn Như, Pháp Tánh, Bất Hư Vọng Tánh (不虛妄性), Bình Đẳng Tánh (平等性), Ly Sanh Tánh (離生性), Pháp Định (法定), Pháp Trú (法住), Thật Tế, Hư Không Giới (虛空界) và Bất Tư Nghì Giới. Đại Thừa A Tỳ Đạt Ma Tạp Tập Luận (阿毘達磨雜集論) quyển 2 có liệt ra 6 từ như Chơn Như, Không Tánh (空性), Vô Tướng (無相), Thật Tế, Thắng Nghĩa, Pháp Giới. Pháp Hoa Huyền Nghĩa (法華玄義) quyển 8 cũng nêu lên 14 từ khác nhau như Thật Tướng, Diệu Hữu (妙有), Chơn Thiện Diệu Sắc (眞善妙色), Thật Tế, Tất Cánh Không (畢竟空), Như Như, Niết Bàn (涅槃), Hư Không (虛空), Phật Tánh, Như Lai Tạng (如來藏), Trung Thật Lý Tâm (中實理心), Phi Hữu Phi Vô Trung Đạo (非有非無中道), Đệ Nhất Nghĩa Đế (第一義諦), Vi Diệu Tịch Diệt (微妙寂滅). Theo Thành Duy Thức Luận (成唯識論) quyển 10, Pháp Tướng Tông lập ra 10 loại Chơn Như khác nhau, tùy theo cấp độ giác ngộ sâu cạn của vị Bồ Tát, gồm: Biến Hành Chơn Như (變行眞如), Tối Thắng Chơn Như (最勝眞如), Thắng Lưu Chơn Như (勝流眞如), Vô Nhiếp Thọ Chơn Như (無攝受眞如), Loại Vô Biệt Chơn Như (類無別眞如), Vô Nhiễm Tịnh Chơn Như (無染淨眞如), Pháp Vô Biệt Chơn Như (法無別眞如), Bất Tăng Giảm Chơn Như (不增減眞如), Trí Tự Tại Sở Y Chơn Như (智自在所依眞如) và Nghiệp Tự Tại Đẳng Sở Y Chơn Như (業自在等所依眞如). Còn Địa Luân Tông thì chủ trương tự thể của A Lại Da Thức (s: ālaya-vijñāna, 阿賴耶識) thứ 8 là Tự Tánh Thanh Tịnh Tâm (自性清淨心) và đó là Chơn Như. Thức này do bị Vô Minh huân tập, nên xuất hiện các hiện tượng ô nhiễm, thanh tịnh, v.v. Hoa Nghiêm Tông lại chủ trương “bản thể là hiện tượng”, có nghĩa rằng Chơn Như vốn là vạn pháp và vạn pháp cũng là Chơn Như. Cho nên, tông này nêu ra 2 loại Chơn Như: Nhất Thừa Chơn Như (一乘眞如, gồm Biệt Giáo Chơn Như [別敎眞如] và Đồng Giáo Chơn Như [同敎眞如]) và Tam Thừa Chơn Như (三乘眞如, gồm Đốn Giáo Chơn Như [頓敎眞如] và Tiệm Giáo Chơn Như [漸敎眞如]). Trong khi đó, Thiên Thai Tông thì dựa trên thuyết Tánh Cụ (性具, tánh có đầy đủ các pháp) mà cho rằng bản thân Chơn Như xưa nay vốn đầy đủ các pháp ô nhiễm, thanh tịnh, thiện ác, v.v. Từ đó, tự tánh thanh tịnh của chư Phật được gọi là Vô Cấu Chơn Như (無垢眞如), hay Xuất Triền Chơn Như (出纒眞如); còn thể tánh của chúng sanh bị phiền não làm cho cấu nhiễm, nên gọi là Hữu Cấu Chơn Như (有垢眞如), hoặc Tại Triền Chơn Như (在纒眞如); cả có tên là Lưỡng Cấu Chơn Như (兩垢眞如). Tổ Giác Tiên (覺先, 1880-1936), người khai sáng An Nam Phật Học Hội (安南佛學會) ở miền Trung và cũng là vị tổ khai sơn Chùa Trúc Lâm tại Huế, có làm bài thơ rằng: “Phù sanh ký thác chơn như mộng, đáo xứ năng an tiện thị gia (浮生寄托眞如夢、到處能安便是家, phù sanh tạm gởi chơn như mộng, đến chốn khéo an ấy là nhà).”
(眞盛, Shinzei, Shinsei, 1443-1495): vị tăng của Thiên Thai Tông Nhật Bản, sống dưới thời đại Thất Đinh, tổ khai sáng Thiên Thai Chơn Thạnh Tông (天台眞盛宗), húy là Châu Năng (周能), Chơn Thạnh (眞盛), tên lúc nhỏ là Bảo Châu Hoàn (寳珠丸), thụy hiệu là Viên Giới Quốc Sư (圓戒國師), Từ Nhiếp Đại Sư (慈攝大師), xuất thân vùng Đại Ngưỡng (大仰), Y Thế (伊勢, Ise, thuộc Mie-ken [三重縣]), con của Tả Cận Úy Đằng Năng (左近尉藤能) ở Tiểu Tuyền (小泉). Năm 7 tuổi, ông đã vào tu ở Quang Minh Tự (光明寺) vùng Y Thế; đến năm 14 tuổi thì xuất gia với Thạnh Nguyên (盛源) ở chùa này và được đặt tên là Chơn Thạnh. Vào năm 1461, ông đến nhập môn tu học với Khánh Tú (慶秀) ở Tây Tháp của Tỷ Duệ Sơn (比叡山, Hieizan), rồi cấm túc trong núi suốt 20 năm để nghiên cứu về Chỉ Quán. Đến năm 1483, ông ẩn tu ở Thanh Long Tự (青龍寺) vùng Hắc Cốc (黑谷, Kurodani). Ông là người xác lập tông phong Giới Xưng Nhất Trí (戒稱一致) vốn xem trọng giới pháp và pháp môn Xưng Danh Niệm Phật trên cơ sở bộ Vãng Sanh Yếu Tập (徃生要集) của Nguyên Tín (源信, Genshin). Vào năm 1486, ông tái hưng Tây Giáo Tự (西敎寺)—cựu tích của Nguyên Tín—ở vùng Phản Bổn (坂本, Sakamoto), Cận Giang (近江, Ōmi). Sau đó, ông khai sáng đa số đạo tràng Niệm Phật Bất Đoạn ở các địa phương Cận Giang, Sơn Thành (山城, Yamashiro), Y Hạ (伊賀, Iga), Y Thế (伊勢, Ise), Việt Tiền (越前, Echizen), v.v. Năm 1492, ông truyền giới cho Hậu Thổ Ngự Môn Thiên Hoàng (後土御門天皇), giảng thuyết về áo nghĩa niệm Phật và tận lực giáo hóa cho những nhà làm chính trị. Trước tác của ông để lại có Tấu Tấn Pháp Ngữ (奏進法語) 1 quyển, Niệm Phật Tam Muội Ngự Pháp Ngữ (念佛三昧御法語) 1 quyển, v.v.
(証眞, Shōshin, ?-?): học tăng của Thiên Thai Tông thuộc Phái Chánh Thống, sống vào khoảng cuối thời Bình An và đầu thời Liêm Thương, húy là Chứng Chơn (証眞), con của vị Trưởng Quan Kami vùng Tuấn Hà (駿河, Suruga) là Đằng Nguyên Thuyết Định (藤原說定). Ông là người đầu tiên phê phán tư tưởng Bản Giác của Thiên Thai Tông Nhật Bản. Ban đầu ông theo Long Huệ (隆慧), Vĩnh Biện (永辨) học giáo lý Thiên Thai; rồi chuyên tâm đọc Đại Tạng Kinh ở Bảo Xứ Viện (寳處院), cho nên tương truyền ông chẳng hề hay biết gì về cuộc loạn tranh giữa hai dòng họ Nguyên (源, Minamoto) và Bình (平, Taira). Sau đó, ông thiết lập hội thuyết giảng ở Hoa Vương Viện (華王院) và cống hiến tất cả cho trước thuật ở Bảo Địa Phòng (寳地房). Đến năm 1186, ông đến nghe giảng về giáo nghĩa Tịnh Độ của Nguyên Không (源空, Genkū, tức Pháp Nhiên [法然, Hōnen]) ở Thắng Lâm Viện (勝林院) vùng Đại Nguyên (大原, Ōhara), Sơn Thành (山城, Yamashiro) và tương truyền ông có thọ Viên Đốn Giới tại đây. Cho nên, ông đã từng giao du với Pháp Nhiên, người có khuynh hướng phê phán tư tưởng Bản Giác từ lập trường của Tịnh Độ Niệm Phật. Năm 1204, ông khuyến thỉnh Từ Viên (慈圓, Jien), vị Thiên Thai Tọa Chủ lúc bấy giờ, phục hưng lại truyền thống An Cư. Trước tác của ông để lại rất nhiều như Pháp Hoa Tam Đại Bộ Tư Ký (法華三大部私記) 30 quyển, Niết Bàn Luận Sớ Nghĩa Sao (涅槃論私記) 4 quyển, Trí Độ Luận Tư Ký (智度論私記) 2 quyển, Kim Phê Luận Tư Ký (金錍論私記) 1 quyển, v.v.
(証空, Shōkū, 1177-1247): vị Tăng của Tịnh Độ Tông sống vào khoảng đầu và giữa thời Liêm Thương, Tổ của Dòng Tây Sơn (西山流), húy là Chứng Không (証空), thường được gọi là Tây Sơn Thượng Nhân (西山上人), Tây Sơn Quốc Sư (西山國師), hiệu là Giải Thoát Phòng (解脫房), Thiện Huệ Phòng (善慧房), thụy hiệu là Giám Trí Quốc Sư (鑑智國師); xuất thân vùng Kyoto, con trai trưởng của vị Quyền Trưởng Quan Kami vùng Gia Hạ (加賀, Kaga) là Nguyên Thân Quý (源親季). Lúc nhỏ, ông được vị Nội Đại Thần Cửu Ngã Thông Thân (久我通親) nuôi dưỡng, rồi đến năm 1190 thì theo hầu Nguyên Không (源空, Genkū, tức Pháp Nhiên) mà học Tịnh Độ Giáo. Năm 1204 ông ký tên vào bản Bảy Điều Răn Dạy để đối phó với sự đàn áp của đồ chúng Thiên Thai Tông. Ông đã từng theo hầu hạ Nguyên Không trong suốt 23 năm trường, và kế thừa Viên Đốn Giới. Sau khi thầy qua đời, ông đến sống ở Vãng Sanh Viện (徃生院), tức Tam Cô Tự (三鈷寺), ngôi chùa do Từ Viên (慈圓) phó chúc lại, và giảng thuyết về giáo lý của Thiện Đạo (善導). Những người thuộc tầng lớp quý tộc quy y theo ông rất nhiều, nên trong vụ đàn áp mãnh liệt của Tỷ Duệ Sơn vào năm 1227, ông được miễn tội. Đến năm 1229, ông đến tham bái Đương Ma Tự (當麻寺) ở vùng Đại Hòa (大和, Yamato), từ đó về sau, ông chuyên tâm làm cho phổ cập hóa pháp tu Đương Ma Mạn Trà La (當麻曼荼羅). Dòng phái của ông được gọi là Dòng Tây Sơn. Trước tác của ông để lại có Quán Môn Yếu Nghĩa Sao (觀門要義鈔) 41 quyển, Quán Kinh Sớ Tha Bút Sao (觀經疏他筆鈔) 14 quyển, Quán Kinh Bí Quyết Tập (觀經秘決集) 20 quyển, Đương Ma Mạn Trà La Chú Ký (當麻曼荼羅註記) 10 quyển, v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập