Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tô Ngã Đạo Mục »»
(推古天皇, Suiko Tennō, tại vị 592-628): vị Thiên Hoàng sống vào khoảng cuối thế kỷ thứ 6 và đầu thế kỷ thứ 7, vị nữ đế đầu tiên của Nhật, người con gái thứ 3 của Khâm Minh Thiên Hoàng (欽明天皇, Kimmei Tennō, tại vị 539-571), mẹ là Kiên Diêm Viện (堅塩媛, Kitashihime, con gái của Tô Ngã Đạo Mục [曽我稻目, Soga-no-iname]), Hoàng Hậu của Mẫn Đạt Thiên Hoàng (敏達天皇, Bidatsu Tennō, tại vị 572-585), tên là Phong Ngự Thực Xuy Ốc Cự (豐御食炊屋姫, Toyomikeka Shikiyahime), hay còn gọi là Hoàng nữ Ngạch Điền Bộ (額田部, Nukatabe). Sau khi Sùng Tuấn Thiên Hoàng (崇峻天皇, Sushun Tennō, tại vị 587-592) bị ám sát, bà lên ngôi kế vị ở Phong Phố Cung (豐浦宮) của nước Đại Hòa (大和, Yamato), về sau dời về Tiểu Khẩn Điền Cung (小墾田宮). Bà giao cho Thánh Đức Thái Tử (聖德太子, Shōtoku Taishi, 574-622) làm Nhiếp Chính và cho thi hành chính sách quan vị 12 cấp và hiến pháp 17 điều.
(鎭護國家, chingokokka): cầu nguyện Thần, Phật để tiêu diệt các tại hại và đuổi lui ngoại xâm. Vào khoảng giữa thế kỷ thứ 6, Thánh Minh Vương (聖明王) của triều Bách Tế (百濟, Kudara) đem dâng hiến tượng Phật cũng như kinh luận; Khâm Minh Thiên Hoàng (欽明天皇, Kimmei Tennō) lấy thái độ trung lập, khi ấy Tô Ngã Đạo Mục (蘇我稻目, Soga-no-iname) bèn thọ nhận các tượng Phật, v.v (Thị Tộc Phật Giáo). Vào tháng 5 năm thứ 6 (660) đời vua Tề Minh Thiên Hoàng (齊明天皇, Saimei Tennō), để đối phó với tình thế quân sự ở bán đảo Triều Tiên, nhà vua đã tiến hành cầu nguyện cho quân ngoại xâm (quân Tân La Triều Tiên và nhà Đường Trung Quốc) rút lui; cho nên Phật Giáo đóng vai trò trấn hộ quốc gia (Quốc Gia Phật Giáo). Người ta tin rằng nếu đọc tụng Nhân Vương Bát Nhã Ba La Mật Kinh (仁王般若波羅蜜經) thì các quỷ thần sẽ bảo vệ đất nước và đuổi lui ngoại địch. Vào năm thứ 5 (676) đời vua Thiên Võ Thiên Hoàng (天武天皇, Temmu Tennō), để cầu nguyện cho hạn hán tiêu trừ, tại các tiểu quốc tiến hành dâng lụa cho thần, thuyết giảng Kim Quang Minh Kinh (金光明經, thuyết rằng Tứ Thiên Vương ủng hộ quốc gia khỏi bị tại hại và ngoại xâm) cũng như Nhân Vương Bát Nhã Kinh (仁王般若經); cho nên Thiên Hoàng nắm quyền chủ đạo làm cho Phật pháp hưng long và quyền thống chế giới Phật Giáo. Tại 4 ngôi chùa lớn (Đại Quan Đại Tự [大官大寺], Dược Sư Tự [藥師寺], Pháp Hưng Tự [法興寺] và Xuyên Nguyên Tự [川原寺]) dưới thời đại kinh đô Đằng Nguyên, các pháp hội cầu nguyện cho Thiên Hoàng hay tai hại tiêu diệt, v.v., được tiến hành thường xuyên. Vào năm thứ 9 (737) niên hiệu Thiên Bình (天平), làn sóng dao động bệnh ghẻ lở và nạn đói cũng như nỗi sợ hãi quân Tân La sang xâm chiếm tràn lan khắp nơi; tại các tiểu quốc lệnh vẽ tượng Thích Ca Tam Tôn và chép Đại Bát Nhã Kinh (大般若經, có lợi ích trừ tai nạn và được phước đức) được ban bố. Y Thế Thần Cung (伊勢神宮, Ise Jingu) cũng như những đền thờ thần xã ở vùng Trú Cát (住吉) và Vũ Tá (宇佐) lệnh cho các sứ tiết cầu nguyện trấn phục quân Tân La. Trong khi đó, Đạo Từ (道慈) thì giảng Tối Thắng Vương Kinh (最勝王經) ở Đại Cực Điện (大極殿) trong hoàng cung. Vào năm thứ 12 (740) niên hiệu Thiên Bình, Đằng Nguyên Quảng Từ (藤原廣嗣, ) bắt đầu cử binh ở Đại Tể Phủ (大宰府, Dazaifu) và cuộc nỗi loạn ở Cửu Châu (九州, Kyūshū) có khả năng kết hợp với thế lực của quân Tân La. Thấy vậy, Thánh Võ Thiên Hoàng (聖武天皇, Shōmu Tennō) bị sốc nặng, bèn bỏ Bình Thành Kinh (平城京), dời đô về Cung Nhân Kinh (恭仁京); năm sau Thiên Hoàng cho xây dựng tại các tiểu quốc những ngôi Kim Quang Minh Tứ Thiên Vương Hộ Quốc Chi Tự (金光明四天王護國之寺, tức Quốc Phận Tăng Tự) cũng như Pháp Hoa Diệt Tội Chi Tự (法華滅罪之寺, tức Quốc Phận Ni Tự) và cho an trí Kinh Thắng Man (勝鬘經) bằng giấy tím viết chữ vàng vào trong tháp của những ngôi Quốc Phận Tăng Tự. Đến năm đầu (767) niên hiệu Thần Hộ Cảnh Vân (神護景雲), tại các Quốc Phận Tăng Tự có tu pháp sám hối Cát Tường Thiên (吉祥天) để cầu nguyện cho thóc lúa được mùa, triệu dân an lạc và việc này đã được thông lệ hóa, hình thành nên Cát Tường Hội (吉祥會). Như ta đã thấy ở trên, Phật Giáo đóng vai trò cầu nguyện trấn hộ quốc gia đã phát triển tột đỉnh dưới thời đại Nại Lương (奈良, Nara). Trong quá trình các kinh đô như Trường Cương Kinh (長岡京), Bình An Kinh (平安京) được dời chuyển đến nơi khác, những ngôi chùa ở kinh đô cũ cũng di chuyển về kinh đô mới; tuy nhiên, chỉ có trường hợp dời đô của Bình Thành Kinh thì ngoại lệ. Điều này cho thấy rằng từ thời Bình An (平安, Heian) trở về sau, mối quan hệ giữa Phật Giáo và quốc gia càng lạt lẽo dần. Tối Trừng (最澄, Saichō) lấy việc an trí 100 bộ Hiển Giới Luận (顯戒論) và 100 vị tăng Bồ Tát trên Tỷ Duệ Sơn (比叡山, Hieizan) để khẳng định rằng ngôi chùa là thành quách của quốc gia và tuyên xướng tư tưởng Trấn Hộ Quốc Gia, nhưng quy mô của nó không thể sánh với Phật Giáo Trấn Hộ Quốc Gia dưới thời đại Nại Lương. Tuy nhiên, Nhân Vương Hội (仁王會) là một lễ hội rất thịnh hành trong triều đình thời Bình An, cũng thể hiện rõ nét bóng dáng của Phật Giáo Trấn Hộ Quốc Gia.
(物部尾輿, Mononobe-no-Okoshi, ?-?): vị đại Muraji của vương triều Khâm Minh Thiên Hoàng (欽明天皇, Kimmei Tennō, tại vị 539-571). Truyền thuyết cho rằng chính ông đã làm cho người đồng cấp với ông, Ōmuraji Đại Bạn Kim Thôn (大伴金村), phải mất chức, rồi phản đối Tô Ngã Đạo Mục (蘇我稻目, Soga-no-Iname, ?-570) trong việc chấp nhận đưa Phật Giáo vào Nhật Bản. Ông đã đem tượng Phật ném xuống sông Khuất Giang (堀江) và thiêu hủy chùa chiền.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập