Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tịnh Tâm Tự »»
(嘉平): nguyên nghĩa là tên gọi của lễ hội vào tháng 12 Âm Lịch, từ đó nó có nghĩa là tháng 12 Âm Lịch. Sự việc này liên qua đến một câu chuyện thần tiên. Tương truyền vào cuối thời nhà Chu (周, 1134-250 ttl) có một người tên Mao Mông (茅濛), tự Sơ Thành (初成); xuất thân Nam Quan (南關), Hàm Dương (咸陽), Thiểm Tây (陝西), là Cao Tổ của Đông Khanh Mao Quân Doanh (東卿茅君盈). Mao Mông tánh tình rất từ bi, lương thiện, ngày thường hay tích đức, làm việc phước thiện, cần kiệm, thanh bần, học rộng nghe nhiều. Biết được vô thường của cuộc đời và kiếp người, ông bái Quỷ Cốc Tử (鬼谷子) làm thầy, học về thuật trường sanh bất tử và tiên đơn bí dược. Sau khi nhà Chu diệt vong, ông vào trong Hoa Sơn (華山), xa lìa trần thế, tĩnh tâm tu đạo luyện đơn; về sau ông cỡi rồng lướt mây bay lên trời thành tiên. Trong đô thành nơi ông thành tiên vẫn còn lưu truyền bài ca dao rằng: “Thần tiên đắc giả Mao Sơ Thành, giá long thượng thăng nhập đại thanh, thời hạ Huyền Châu hí Xích Thành, kế thế nhi vãng tại ngã doanh, đế nhược học chi lạp Gia Bình (神仙得者茅初成、駕龍上升入太清、時下玄洲戲赤城、繼世而徃在我盈、帝若學之臘嘉平, thần tiên đắc đạo Mao Sơ Thành, cỡi rồng bay lên tận trời xanh, bấy giờ Huyền Châu vui Xích Thành, kế nghiệp rồi đến tại chốn ta, vua nên biết tháng Chạp Gia Bình).” Sau này, Tần Thỉ Hoàng (秦始皇, tại vị 246-210 ttl) thích tu tiên cầu đạo, bèn đổi tên gọi tháng Chạp (臘月, lạp nguyệt) thành Gia Bình và lưu truyền cho đến hiện tại. Như trong Sử Ký (史記) quyển 6, phần Tần Thỉ Hoàng Bổn Kỷ (秦始皇本紀) có giải thích rằng: “Tam thập nhất niên thập nhị nguyệt, cánh danh Lạp viết Gia Bình (三十一年十二月、更名臘曰嘉平, vào tháng 12 năm thứ 31 [216 ttl], lại đổi tháng Chạp thành Gia Bình).” Trong Tu Dược Sư Nghi Quỹ Bố Đàn Pháp (修藥師儀軌布壇法, Taishō No. 928) có câu: “Đại Thanh Đạo Quang tuế thứ Giáp Thân Gia Bình nguyệt cát nhật Tịnh Trú Tự (大清道光歲次甲申嘉平月吉日淨住寺, Tịnh Trú Tự, ngày tốt tháng 12 năm Giáp Thân [1824] niên hiệu Đạo Quang nhà Thanh).”
(日念, Nichinen, 1634-1707): vị Tăng của Nhật Liên Tông, sống vào khoảng đầu thời đại Giang Hộ, húy là Nhật Niệm (日念), tự Hiếu Tồn (孝存), hiệu Giác Thành Viện (覺成院); xuất thân vùng Điểu Vũ (鳥羽), Sơn Thành (山城, Yamashiro). Ông xuất gia lúc còn nhỏ ở Đảnh Diệu Tự (頂妙寺), Kyoto; rồi sau trở thành môn hạ của Nhật Thẩm (日審). Sau đó, ông tham gia khóa học tại Trung Thôn Đàn Lâm (中村檀林) ở vùng Hạ Tổng (下總, Shimōsa, thuộc Chiba-ken [千葉縣]), và làm trú trì đời thứ 3 của Tịnh Tâm Tự (淨心寺) ở Giang Hộ.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.21 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập