Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery
Hãy đạt đến thành công bằng vào việc phụng sự người khác, không phải dựa vào phí tổn mà người khác phải trả. (Earn your success based on service to others, not at the expense of others.)H. Jackson Brown, Jr.
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tịnh Chúng Tự »»
(保唐寺, Hotō-ji): hiện tọa lạc tại Huyện Tư (資縣), Phủ Thành Đô (城都府), Ích Châu (益州, Tỉnh Tứ Xuyên), là cứ địa của Bảo Đường Tông (保唐宗). Vô Trú (無住), pháp từ của Vô Tướng (無相) ở Tịnh Chúng Tự (淨眾寺), đã từng sống ở đây và cử xướng tông phong.
(歷代法寳記, Rekidaihōbōki): 1 quyển, thư tịch thuộc loại Đăng Sử Thiền Tông của hệ Tịnh Chúng Tông (淨眾宗) và Bảo Đường Tông (保唐宗) đã từng hưng thạnh một thời tại trung tâm Tịnh Chúng Tự (淨眾寺) cũng như Bảo Đường Tự (保唐寺) ở vùng Kiếm Nam (劍南), Tứ Xuyên (四川). Chẳng bao lâu sau khi Vô Trú (無住, 714-774) ở Bảo Đường Tự qua đời, tác phẩm này được đệ tử ông biên tập nên. Đối lập với Lăng Già Sư Tư Ký (楞伽師資記), loại Đăng Sử của hệ Bắc Tông, nó là loại sử thư trường thiên của Thiền Tông, chủ trương tương thừa từ vị tổ thứ nhất Bồ Đề Đạt Ma Đa La (菩提達磨多羅), trải qua Lục Tổ Huệ Năng (慧能) cho đến Trí Tiển (智銑), Xử Tịch (處寂), Vô Tướng (無相), Vô Trú (無住). Bản Đôn Hoàng có ký số S516, S162, S1776, S5916, P2125, P3717, Thạch Tỉnh Quang Hùng Cựu Tàng Bản (石井光雄舊藏本).
(神會, Jinne, 720-794): vị Thiền tăng của Tịnh Chúng Tông (淨眾宗) Trung Quốc, sống dưới thời nhà Đường, người Phụng Tường (鳳翔), Thiểm Tây (陝西), nguyên gốc Tây Vức, họ Thạch (石). Năm 30 tuổi, ông đến làm môn hạ của Vô Tướng (無相) ở Tịnh Chúng Tự (淨眾寺) vùng Thành Đô (城都). Sau đó, ông được thầy ấn khả cho, tiếp nối quản lý Tịnh Chúng Tự, nỗ lực xiển dương tông phong của mình, chủ xướng thuyết “tức tâm thị Phật (卽心是佛, ngay nơi tâm này là Phật)”. Vào năm thứ 10 niên hiệu Trinh Nguyên (貞元) đời vua Đức Tông, ông thị tịch, hưởng thọ 75 tuổi đời và 36 hạ lạp. Đệ tử của ông là Ích Châu Nam Ấn (益州南印) truyền pháp cho Toại Châu Đạo Viên (遂州道圓) và Đạo Viên truyền lại cho Khuê Phong Tông Mật (圭峰宗密).
(無住, Mujū, 714-774): vị Thiền tăng sống dưới thời nhà Đường, người Huyện Phụng Tường Mi (鳳翔郿縣, Thiểm Tây), họ Quý (季), thường gọi là Quý Liễu Pháp (季了法). Ban đầu ông tu theo phép Nho Giáo, võ nghệ tuyệt luân. Năm 20 tuổi, gặp được Trần Sở Chương (陳楚璋), đệ tử của Thiền Sư Huệ An (慧安) trên Tung Sơn (嵩山), được mặc truyền tâm pháp, từ đó ông quy y theo Phật Giáo. Vào năm đầu (742) niên hiệu Thiên Bảo (天寳), ông đến Thái Nguyên (太原) tham yết Thiền Sư Tự Tại (自在), rồi xuống tóc xuất gia với vị này và 8 năm sau thọ Cụ Túc giới. Vào năm thứ 2 (759) niên hiệu Càn Nguyên (乾元), ông đến tham yết Thiền Sư Vô Tướng (無相) ở Tịnh Chúng Tự (淨眾寺), thuộc Thành Đô (城都), Tứ Xuyên (四川) và kế thừa dòng pháp của vị này. Sau khi thầy qua đời, vào năm thứ 2 (766) niên hiệu Vĩnh Thái (永泰), ông đến trú trì Không Huệ Tự (空慧寺), rồi tháng 10 năm này cùng với Đỗ Hồng Tiệm (杜鴻漸) tranh luận vấn đáp, khai diễn pháp đốn giáo. Sau ông đến trú tại Bảo Đường Tự (保唐寺) khai đàn thuyết pháp, giáo hóa cho rất nhiều người, cho nên người đời thường gọi ông là Bảo Đường Vô Trú (保唐無住). Vào ngày mồng 3 tháng 6 năm thứ 9 niên hiệu Đại Lịch (大曆), ông an nhiên thị tịch, hưởng thọ 61 tuổi. Đời sau gọi pháp hệ của ông là Bảo Đường Tông (保唐宗).
(無相, Musō, 684-762): vị Thiền tăng sống dưới thời nhà Đường, họ Kim (金), người đời thường gọi là Kim Hòa Thượng, Đông Hải Đại Sư (東海大師), nguyên gốc thuộc vương tộc Tân La (新羅, Triều Tiên). Sau khi xuất gia và thọ giới tại Quần Nam Tự (羣南寺) bên Tân La, ông theo thuyền sứ nhà Đường sang Trung Quốc, đến yết kiến vua Huyền Tông, trú tại Thiền Định Tự (禪定寺). Không bao lâu sau, ông vào đất Thục, đến Đức Thuần Tự (德純寺), muốn theo hầu Xử Tịch (處寂), nhưng lúc ấy Xử Tịch bị bệnh nên không tham kiến được, ông bèn đốt một ngón tay cúng dường, nhờ vậy mà được phép lưu trú tại chùa này 2 năm. Đến năm thứ 24 cùng niên hiệu trên, Xử Tịch cho môn nhân gọi Vô Tướng đến phó chúc y của Đạt Ma do Trí Tiển (智銑) truyền lại, từ đó ông ẩn cư trong núi và thường sống theo hạnh Đầu Đà (s: dhūta-guṇa, 頭陀行). Sau thể theo lời thỉnh cầu, ông khai mở Thiền pháp, đến sống tại Tịnh Chúng Tự (淨眾寺) ở Phủ Thành Đô (城都府), hóa đạo trong vòng 20 năm. Đến năm cuối niên hiệu Thiên Bảo (天寳), khi đến đất Thục, vua Huyền Tông mời ông đến yết kiến, lấy lễ mà trọng đãi. Vào tháng 5 năm đầu (762) niên hiệu Bảo Ứng (寳應), ông lấy y truyền lại cho Vô Trú (無住), rồi đến ngày 19 thì an nhiên tĩnh tọa mà thoát hóa, hưởng thọ 79 tuổi. Hằng năm vào tháng 12 và tháng giêng, ông thường khai đàn thuyết pháp, trước hướng dẫn theo tiếng niệm Phật, sau thuyết về 3 câu vô ức, vô niệm và mạc vong. Tịnh Chúng Tông (淨眾宗) sau này là thuộc pháp hệ của Vô Tướng. Sự truyền thừa và tông chỉ tông phái này được đề cập trong Trung Hoa Truyền Tâm Địa Thiền Môn Sư Tư Thừa Tập Đồ (中華傳心地禪門師資承襲圖) của Tông Mật (宗密).
(處寂, Shojaku, 648-734): vị tăng của Tịnh Chúng Tông (淨眾宗) Trung Quốc, sống dưới thời nhà Đường, người vùng Phù Thành (浮城), Tuyến Châu (線州), họ Đường (唐), nên được gọi là Đường Hòa Thượng, Đường Thiền Sư; tuy nhiên Tống Cao Tăng Truyện (宋高僧傳) lại ghi họ ông là Chu (周). Gia đình ông thuộc loại danh Nho, năm lên 10 tuổi đã để tang cha. Sau khi xuất gia, ông theo hầu Trí Tiển (智銑, 609-702), hay có thuyết cho là theo hầu Thiền Sư Bảo Tu (寳修). Truyền ký cho biết rằng ông từng lên miền Bắc tu khổ hạnh, được Tắc Thiên Võ Hậu triệu vào cung nội, ban cho Tử Y. Sau ông trở về Tứ Xuyên, sống ở Đức Thuần Tự (德純寺) vùng Tư Châu (資州), chuyên tâm giáo hóa chúng sanh. Đệ tử của ông có Vô Tướng (無相) ở Tịnh Chúng Tự (淨眾寺).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập